Trường đại học Oklahoma State University (OSU) có mở một Học Viện điều hành Chương Trình Hậu Giáo Dục (Institute of Post Education Program) hàng năm, mang tên là The Osher Lifelong Learning Institute (OLLI), tổ chức những khóa học giảng dạy những đề tài xã hội khác biệt nhau, qua những vị giảng viên (Instructors) có những kinh nghiệm cá biệt, làm việc nhiều năm ngoài xã hội, được mời đến giảng huấn cho những khóa học này.
Tất cả những cựu sinh viên bậc đại học hay những sinh viên đã tốt nghiệp bậc đại học, tuổi từ 50 trở lên đều có thể ghi danh theo học chương trình này. Vì Ban Điều Hành Học Viện OSU biết rõ tôi đã trên 32 năm phục vụ trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ (US Judicial Branch) tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ (The US Western District Court of Oklahoma), đồng thời còn là một Công Chứng Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang (Certified Federal Prison Chaplain), đã hơn 21 năm phục vụ cho anh chị em tù nhân trong các trại tù, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Ngoài ra đã 5 năm liên tục từ tháng 6, 1975 đến tháng 6, 1980 tôi là một Phối Trí Viên đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Tị Nạn Đông Nam Á (The Coordinator of the Southeast Refugees Resettlement Program) cho Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo Hoa Kỳ USCC (The Voluntary Agency of The United States Catholic Conference) tại Oklahoma City, Oklahoma. Nhờ vào những kinh nghiệm làm việc tại 3 cơ quan này, Ban Điều Hành Chương Trình Hậu Giáo Dục (Executive Board of Post Education Program) của Đại học Oklahoma State University đã mời tôi đến giảng huấn cho các quý vị học viên, trong 2 lớp học về 2 đề tài khác biệt nhau như sau:
Đề Tài Thứ Nhất Về Mục Vụ Tù Nhân (Prison Ministry):
Trong hơn 21 năm liên tục, với nhiệm vụ là một Tuyên Úy Trại Tù tình nguyện (Volunteer Prison Chaplain) không lãnh lương, nên vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi vào thăm nom và rao giảng Tin Mừng cho các nam nữ tù nhân trong các trại tù tiểu bang và liên bang, được phép tiếp xúc trực tiếp với từng cá nhân trong căn phòng dành riêng cho các tuyên úy và tôi được anh chị em tù nhân tâm sự cho tôi nghe những lý do uẩn khúc bên trong cuộc đời họ làm cho họ phải bị tù tội, mà bên ngoài xã hội công chúng không thể hiểu được những lý do uẩn khúc nào đã làm cho họ phải lãnh án ở tù. Để tránh không làm mất nhiều thì giờ của độc giả khi đọc bài viết này, nên tôi chỉ xin thuật lại ngắn gọn một vài yếu tố chính khác biệt nhau về tù nhân và đáng được độc giả tìm hiểu trong đề tài thứ nhất này, mà tôi đã thuyết giảng trong 2 lớp học cho Chương Trình Hậu Giáo Dục của trường đại học OSU tổ chức.
Nếu đem so sánh giữa tù nhân Mỹ với tù nhân Việt Nam, tôi nhận thấy có sự khác biệt về yếu tố tâm lý và về cách xử thế của người thân trong gia đình như Cha Mẹ, vợ chồng, con cái đối với tù nhân, mà người Mỹ đối xử với thân nhân tù nhân khác biệt với người Việt Nam đối xử với thân nhân đang ở trong tù. Sự khác biệt này mỗi bên đều có những lý do hợp tình hợp lý, bênh vực cho thái độ và hành động chính đáng của mình đối với thân nhân đang ở trong tù. Chẳng hạn như người VN nói riêng, nếu con cái hay anh chị em bị ngồi tù vì bất cứ hành động phạm tội nặng hay nhẹ hay bị liên lụy đến tội phạm, thì chính là lúc Cha Mẹ thương con nhất hay anh chị em thương nhau nhất, tìm đủ mọi cách xin được vào thăm nuôi con hay thăm anh chị em nhiều lần trong tù và nếu gia đình không có đủ tiền bạc để đóng tiền thế chân cho người thân được tại ngoại chờ ngày trình diện phiên tòa xử án, thì cố gắng đi vay nợ tiền để đóng tiền thế chân và thuê luật sư tư bênh vực cho thân nhân của mình trước phiên tòa xử.
Ngược lại, đa số thân nhân của tù nhân Mỹ không có hành động giống như người Việt Nam có thân nhân ở tù vừa kể trên đây. Họ ít vào thăm nom thân nhân ở trong tù như người Việt Nam vào thăm nom thân nhân thường xuyên ở trong tù. Vì người Mỹ lấy lý do là nếu làm như người Việt sẽ tạo cho tù nhân sống ỷ vào sự giúp đỡ của thân nhân bên ngoài, sẽ không cần hối cải tội lỗi của mình đã phạm và sau khi được thả ra tù, chứng nào tật ấy lại tiếp tục phạm tội và nếu có tái phạm tội bị bắt ngồi tù thì đã có thân nhân ở bên ngoài giúp đỡ như trước kia.
Nghe lý luận như thế có vẻ hợp lý hợp tình thật đấy nhưng trên thực thế không hẳn trường hợp nào cũng đúng như thế đâu. Như tôi đã đề cập ở phần đầu trên đây, vì không muốn làm mất nhiều thì giờ quý báu của quý độc giả phải đọc hết bài viết, nên tôi không dám thuật lại những điều tôi đã giải thích trong lớp học, đối với lý lẽ nghe có vẻ vừa hợp lý hợp tình, mà bên phía người Mỹ có thân nhân ở tù vừa mới nêu ra trên đây.
Ngoài ra những vị Cai Tù (Jailors) cho tôi biết họ thích coi tù nhân người Á Châu hoặc người Việt Nam nói riêng hơn là coi tù nhân Mỹ. Vì tù nhân gốc Á Châu hầu hết là hiền lành, không hung dữ (violent), dễ vâng lời (obedient) chỉ bảo của người Cai Tù hơn là tù nhân Mỹ. Điều này đối với tôi không lấy gì làm lạ. Vì qua kinh nghiệm hơn 21 năm liên tục được tiếp xúc trực tiếp với anh chị em tù nhân trong các trại tù tiểu bang và liên bang, nhất là đối với các tù nhân Á Châu nói chung, cho tôi nhận thấy các tù nhân VN nói riêng, ở ngoài hung dữ bao nhiêu, nhưng khi vào tù rồi thì hiền lành bấy nhiêu, vì muốn được Cai Tù ghi điểm hạnh kiểm tốt, để hy vọng trong tương lai sẽ được hưởng lệnh ân xá sớm ra khỏi tù. Trái lại tù nhân Mỹ ở ngoài rất hung dữ, nhưng vào tù rồi, bỗng trở nên hung dữ gấp đôi, vì không còn được sự tự do hành động muốn làm gì thì làm như trước kia ở ngoài nữa, giờ đây giống như con cọp bị nhốt trong chuồng mất tự do đi lại, nên tù nhân Mỹ không cần để ý tới hạnh kiểm của mình, mà nếu hạnh kiểm tốt sẽ được cứu xét mau chóng ra khỏi tù như tù nhân VN mong đợi.
Đề Tài Thứ Nhì Về Chương Trình Tái Định Cư Tị Nạn Đông Nam Á (The Southeast Refugees Resettlement Program):
Trong 5 năm liên tục từ tháng 6, 1975 cho đến tháng 6, 1980, tôi được Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo Hoa Kỳ USCC (The United States Catholic Conference) tuyển dụng tôi vào làm việc với nhiệm vụ là đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Tị Nạn Đông Nam Á cho cơ quan tại Oklahoma City. Khởi đầu tôi gặp nhiều sự khó khăn để tìm kiếm người bảo trợ (Sponsor) cho những người tị nạn đang sống trong các trại tam cư tị nạn ở Hoa Kỳ và trong các trại tạm cư tị nạn ở quốc ngoại như Phi Luật Tân, Thailand, Nam Dương, Hồng Kông, Mã Lai Á. Vì nếu những người tị nạn này không có người bảo trợ họ ra khỏi trại, thì họ sẽ phải ở lại trong trại tị nạn vô thời hạn. Nhưng cũng rất may nhờ vào những người tị nạn đã có người bảo trợ họ ra khỏi trại trước tiên và những người tị nạn này đã tạo được nhiều uy tín tốt đối với những người bảo trợ họ, nhờ vậy mà cộng đồng địa phương người Hoa Kỳ ở Oklahoma City đã nhận thấy rõ, là người Việt Nam với bản chất hiền hòa, siêng năng làm việc chăm chỉ, chấp nhận mọi công việc lao động vất vả không ca thán, nên chỉ vài tháng sau trong 5 năm liên tiếp khi tôi còn đang làm việc cho cơ quan USCC, văn phòng chúng tôi đã lập thủ tục hành chánh để đưa hơn 7 ngàn gia đình ra khỏi các trại tạm cư tị nạn, đến tái định cư tại Oklahoma City và những vùng phụ cận, mà trong thời gian 5 năm đó, 99% người bảo trợ hoàn toàn là các Hội Đoàn người Hoa Kỳ, các Nhà Thờ Hoa Kỳ hay các cá nhân người Hoa Kỳ đứng ra bảo trợ, rồi nhiều năm sau này mới có thêm Chương Trình Đoàn Tụ Gia Đình ODP (Orderly Departure Program) cũng như Chương Trình Bảo Trợ các Cựu Tù Nhân Chính Trị theo diện HO (Human Operation) đến Hoa Kỳ, thì đa số người bảo trợ trong những chương trình này, đều là bà con họ hàng thân nhân hay bạn bè của các cựu tù nhân chính trị, mà họ đang sinh sống ổn định về tài chánh cũng như công ăn việc làm tại Hoa Kỳ từ nhiều năm qua. Một điểm đặc biệt nhất là người dân Hoa Kỳ đã tỏ lòng thán phục sự hy sinh vô bờ bến của các bậc phụ huynh học sinh người Việt, đã phải làm việc cực nhọc ngày đêm, hy sinh tiền bạc để săn sóc và khuyến khích cho con cái của họ học hành đến nơi đến chốn, tốt nghiệp ra trường đại học, thành đạt trong nhiều lãnh vực chuyên môn như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, luật sư v.v..
Nói tóm lại, mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa đặc thù của quốc gia đó, bao hàm ý nghĩa tốt đẹp cả về tinh thần lẫn thể xác, qua các phong tục tập quán cổ truyền cho thế hệ con cháu đời sau noi theo, mà mọi quốc gia khác nên tìm hiểu và để biết tôn trọng sự khác biệt nền văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia. Chẳng hạn như ở Việt Nam không bao giờ thấy người đàn ông cầm bình sữa cho em bé bú ngoài công cộng hay hành động mở cửa xe hơi cho vợ bước lên xe hay bước xuống xe, mà những hành động như thế ở Hoa Kỳ được coi là chuyện bình thường, biểu hiệu cho cử chỉ thương yêu em bé của người Cha đối với con và của người chồng đối với vợ. Nhưng nếu hành động này mà diễn ra ở Việt Nam thì sẽ bị thiên hạ coi là cử chỉ quái dị, bất bình thường, không còn biểu hiệu cho hành động anh dũng quả cảm của một người đàn ông VN nữa. Do đó, nền văn hóa mang ý nghĩa tốt đẹp của quốc gia này có thể bị coi là ý nghĩa không mấy tốt đẹp đối với nền văn hoá của một quốc gia khác hoặc ngược lại, nền văn hóa bị coi là không mang ý nghĩa tốt đẹp đối với quốc gia khác lại được coi là mang ý nghĩa tốt đẹp đối với nền văn hóa của quốc gia này. Vậy để thể hiện ý tưởng xét đoán hoàn toàn mang tính chất khách quan, đối với một nền văn hóa của một quốc gia khác, là không nên mang thành kiến chủ quan, cho rằng nền văn hóa quốc gia của mình hay hơn và tốt đẹp hơn nền văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới.
PT. Nguyễn Mạnh San
*****
SHOULD UNDERSTAND and RESPECT THE CULTURAL TRADITION OF EACH and EVERY COUNTRY
Deacon San Manh Nguyen’s Memoir
Oklahoma State University (OSU) conducted an annual Post Education Program named the Osher Lifelong Learning Institute (OLLI), which offered courses related to different topics in social studies. The Institute invited instructors with special expertise and years of experiences in the fields to teach these courses. All OSU alumni undergraduate or graduated from university, aged 50 and over can enroll in this program. As the OSU Executive Board of the Post Education Program knows that I had served for more than 32 years in the US Judicial Branch at the US Western District Court of Oklahoma, while as a Public Certified Federal Prison Chaplain, I also served for more than 21 years all inmates in Federal and State prisons across Oklahoma regardless of their race or creed on weekends. Besides those duties, I had been the Coordinator of the Southeast Asia Refugees Resettlement Program of the United States Catholic Conference (USCC) in Oklahoma City for 5 years, from June 1975 to June 1980. Based on the above experiences the OSU Executive Board invited me to teach the following two sessions in two different subjects:
The First Subject: Prison Ministry
For over 21 years, serving as an unpaid volunteer Prison Chaplain on weekends, I visited and preached the Gospel to male and female prisoners in State and Federal prisons; I was allowed to have personal contacts with inmates in private rooms reserved for chaplains, and they had confided to me the sensitive and complicated reasons why they were incarcerated; those reasons that the public would never heard of. To make it short, I will briefly present to you a few key elements regarding prisoners, which are valuable to the readers, that I taught in 2 sessions in OSU Post-Education Program.
-
Comparing American prisoners and Vietnamese prisoners, there are differences in psychological and behavioral factors of prisoners’ family members such as parents, spouses, and children. The way that American relatives treat prisoners differently from that of Vietnamese relatives. Each side has reasonable reasons to defend their legitimate attitudes and actions towards relatives in prison. For example, Vietnamese people in particular, if their children or siblings are imprisoned for any serious or minor crime or being involved in a crime, the parents and other relatives will love their children or siblings the most during this time. They will find every way to apply for permit(s) for frequent visitation of the inmates; and if the families do not have enough money to bail them out while waiting for the hearing dates, they would borrow money to pay the bond for bailing them out and hire a lawyer to defend them in the trial. In contrast, most of the US prisoners' relatives do not act like those of Vietnamese relatives. They are less likely to pay frequent visitations to relatives in prisons like the Vietnamese do. The reasons are being that if they act the Vietnamese way it would make prisoners depending on the help of their relatives, they will not repent of their sins committed, and after being released from prison, they may get back on to the old path; they would think that once committing crimes, and serving time in prison, their relatives will support them again. It sounds like a good reason, but in reality, not all cases are so true. As I mentioned in the paragraph above; in order to save your valuable time, I dare not recount what I have explained in the sessions. The reasons may sound psychologically and logically acceptable, the Americans whose relatives were in prison sincerely told me about it.
-
Besides, the Jailers told me that they prefer to deal with Asians in general or Vietnamese prisoners in particular rather than with American prisoners; as Asian prisoners are mostly gentle, non-violent, and obedient to the orders/requests of the jailers compared to American prisoners. This is not surprising to me. Over 21 years of continuous contact with the inmates in state and federal prisons, especially with Asian prisoners in general, I noticed that Vietnamese prisoners in particular, how fierce they were outside, but once in prisons they were very gentle, as they wanted to be highly rated regarding their conduct by jailers, in hope that they would receive a pardon to get out of prison in the future. On the contrary, the American prisoners were very aggressive in the society, when being incarcerated they became much fiercer, because they could not act freely as they did in society outside. They were just like tigers being locked in cages without freedom of movement, so American prisoners do not care much about their conduct; however, if they have good behaviors, they will be considered for early release from prisons as expected by Vietnamese prisoners.
The Second Subject on the Southeast Asia Refugee Resettlement Program:
For five consecutive years from June 1975 to June 1980, I had been employed by the United States Catholic Conference (USCC) as a Program Officer for the Refugee Settlement for Southeast Asia Refugee Resettlement Program. Initially I had difficulties finding sponsors for refugees living in refugee camps in the United States and overseas refugee camps such as those in the Philippines, Thailand, Indonesia, Hong Kong, and Malaysia. The fact was: If these refugees did not have sponsors to take them out of the camps, they would have to stay in the camps indefinitely. It was fortunate that the refugees who were first out of the camp have built up lots of good impression among their sponsors. Thanks to that prestige, the local American communities in Oklahoma City recognized that Vietnamese refugees were kind, laborious, willing to accept any types of work without complaining. Thus, after five years and a few months during my tenure at the USCC, our office set up administrative procedures to take more than 7,000 families out of refugee camps and resettle them in Oklahoma City and its vicinities. During that time period, most of the sponsors, about 99%, were Americans, either American associations, churches, or American individuals. Later on, there were more resettlement programs: The Orderly Departure Program (ODP), as well as the HO (Human Operation); the latter allowing former Vietnamese political prisoners to resettle in the US. Under these programs, most of the sponsors were Vietnamese Americans, who had stable jobs and were fairly well established in the US; they were either relatives or friends of the immigrants. One striking point is that most Americans expressed their admiration for the boundless sacrifices made by the Vietnamese parents, who worked day and night, sacrificing time and money to care for and encourage their children to successfully graduate from schools and colleges, and to achieve higher education in professional fields such as medicine, pharmacy, engineering, law etc.….
In short, each country has its unique culture, implying good meaning both mentally and physically, reflecting through the traditional customs for generations to come. Accordingly, people in one country should learn about and respect the unique culture of another country. For instance, in Vietnam it is never seen a man holding a bottle to feed his baby in public or opening a car door for his wife to get into or get out of a car, but such actions are normal in the United States. It is considered a normal occurrence, a symbol of the father's love for the child and the husband's gesture towards the wife. But if those happen in Vietnam, it will be considered by public as bizarre, unusual gestures that do not represent bold acts of bravery of a Vietnamese man. Therefore, the culture of good meaning in one country may be seen as abnormal in another country's culture or vice versa; a cultural trait considered as insignificant or bad in a country would be considered as good to another country. Thus, in order to objectively judge the appearance or meaning of a cultural trait of a country, one should not keep a subjective prejudice in his/her mind, one should not consider the culture of his/her country is better and more beautiful than the cultures of other countries in the world.
To conclude this presentation, I would like to include herewith a comment by Mr. Merle Pulver, a student participated in this session:
“It was my honor to be present in San’s lecture at Stillwater, OK. He took the Questioning and Answer portion with skill and ease. His years of servicing those in need has been a unique ministry very few are blessed with. We see how few people through the Old Testament were touched and blessed so as to bless others…. San is such a modern-day blessing.
I am proud to know San.”
Deacon San Manh Nguyen