Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

"Dẫu Lìa Ngó Ý Còn Vương Tơ Lòng"

09/02/202111:15:00(Xem: 3837)
Nguyen Le

Tôi không cần phải tìm kiếm một câu chuyện tình yêu hay nhất cho ngày Valentine ở nơi xa xôi nào cả. Câu chuyện ấy ở thật gần bên tôi và tôi đã được nhìn thấy mỗi ngày: ngay cả cái chết đã không bao giờ có thể chia cách mối thâm tình giữa Ông Nội và Bà Nội tôi. Kể từ sau khi ông mất, Bà vẫn thương nhớ Ông và đến bên bàn thờ tâm sự với Ông mỗi ngày.

Nội tôi không bao giờ biết Valentine là gì và cũng không hiểu tại sao đám trẻ ngày nay lại ăn mừng ngày này.

Chưa từng hoa, chưa từng quà, cũng không có những buổi hẹn hò, không quen những lời nói ngọt ngào, Ông Bà Nội tôi sống với nhau theo như đạo lý truyền thống của người Việt là “nghĩa keo sơn,”  “tình tấm mẳn” với lời nguyện ước quen thuộc “răng long đầu bạc.”

Nội tôi đến với nhau qua sự mai mối, sắp đặt, tức là không trải qua sự yêu đương lãng mạn của hầu hết giới trẻ bây giờ. Thế mà cuộc hôn nhân đó bền vững suốt hơn 60 năm. Một thuỷ, hai chung, Ông Bà Nội đã đồng hành với nhau suốt đoạn đường đời, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng nhau gánh trọng trách nuôi lớn những 7 người con. 

Trong khi Ông Nội tôi bôn ba với những chuyến xe hàng khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm bom rơi đạn lạc hoặc sau này dầm mưa dãi nắng ngoài đồng ruộng thì Bà Nội tôi một mình ở nhà vừa sớm tối chăm lo cho đàn con - chưa dứt đứa con này đã phải chăm bẵm đứa khác - lại vừa phải tảo tần hôm sớm ruộng vườn, đồng áng, lại còn buôn bán ngoài chợ đỡ dần Ông Nội tôi những năm tháng khó khăn. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ Bà Nội tôi thường dậy lúc trời còn tĩnh mịch đổ trấu, nhúm lò, đổ bánh để sáng sớm mai kịp đem ra chợ bán.

Rồi cả hai đều già yếu cũng là lúc con cháu tung cánh bay xa khỏi ngôi nhà cũ. Cả ngôi nhà chỉ còn lại Ông Bà Nội tôi hủ hỉ với nhau sớm tối. 
Gần hai năm trước, Ông Nội tôi sau một cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh xuất viện về nhà, tròn một năm trời chính Bà tôi lại một tay chăm lo cho Ông Nội cho đến ngày ông mất. Nhìn Bà Nội tôi tóc bạc, lưng còng gần như gập xuống vì sinh nở nhiều, chân đi không vững phải lần mò từng bước mà phải lo cho Ông tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh, tắm giặt không nề hà chi cực nhọc, dơ bẩn tôi thấy thương cả Ông và Bà Nội tôi nhiều lắm và hết sức ngưỡng mộ tình nghĩa thủy chung của Ông Bà tôi dù cũng có những lúc hờn mát kiểu người già.

Giờ đây, Ông Nội tôi đã mất được quá 100 ngày, một mình Bà Nội tôi trong căn nhà hiu quạnh nhưng dứt khoát không chịu về ở với con cháu vì còn bàn thờ Ông Nội ở đó. Bà tôi không thể để lại bàn thờ Ông tôi lạnh lẽo không người coi sóc. Rồi mỗi bữa khi Nội ăn cơm Nội đều xới riêng ra một chén để đôi đũa lên trên để mời Ông về ăn cơm với Nội. Rồi hàng ngày Nội đều lên nhà trên lo hương khói và đốt giấy tiền cho Ông. Nhìn dáng Nội cặm cụi bên bàn thờ Ông lòng tôi không khỏi xót xa.

Nhìn thấy Ông Bà Nội tôi như vậy, tôi thường ví Ông Bà như đôi chim uyên ương mà Tây phương gọi là ‘‘lovebirds” vốn lúc nào cũng bay có nhau và khi một con ra đi con còn lại sẽ âu sầu ủ rũ cho đến chết. Tôi ráng chăm sóc cho Nội tôi sống vui vẻ những ngày Bà không còn Ông nữa nhưng trong lòng tự nhủ rằng sẽ có ngày Bà về đoàn tụ với Ông để nối tiếp tình nghĩa keo sơn giữa hai người vốn “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.” Con cháu sau này sẽ nhìn vào đó mà ngưỡng vọng và tưởng nhớ công ơn Ông Bà.

Tình nghĩa vợ chồng của Ông Bà chúng ta ngày xưa như thế thì liệu giới trẻ ngày nay dù có chăm chút cho ngày Valentine thế nào đi nữa có bao giờ sánh kịp?

Nguyễn Lễ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần cuối, nghĩa là lần mới nhất, không phải là lần cuối cùng, tôi gặp Trương Vũ tại nhà của Trần Vũ, khi Trương Vũ ghé Quận Cam, trước khi anh bay lên Bắc California để thăm chị ruột của anh, họa sĩ Trương Thị Thịnh. Lúc đó là, có lẽ năm ngoái. Lúc đó, mối giao tình của Trương Vũ và tôi đã trải rộng từ hơn ba thập niên, từ những ngày tôi còn ở Miền Đông Hoa Kỳ. Thời xa xưa, tôi gọi anh bằng tên là anh Sơn, anh Trương Hồng Sơn, khi nhìn anh như một nhà khoa học. Và nhiều năm sau, khi đọc nhiều bài viết của anh trên Văn Học và Hợp Lưu, tôi gọi anh qua bút hiệu là Trương Vũ. Rồi vài năm gần đây là nhìn anh như họa sĩ. Thời gian đã cho anh hiển lộ qua nhiều tài năng, và với rất nhiều tóc bạc. Nhưng nụ cười của Trương Vũ vẫn hiền lành, đôi mắt vẫn tinh anh, cử chỉ và thái độ vẫn luôn là từ tốn, cẩn trọng, dịu dàng.
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
Ông Tri vung tay hất đổ chén canh, vỡ nhiều mảnh trên nền nhà, tung toé mùng tơi và tôm khô. Ông đưa tay lên lần thứ hai, muốn tát vào mặt con rể. Anh nắm tay ông lại. Lòng tung tóe giận dữ. Ánh mắt giết người làm ông sợ hãi. Rụt tay lại. Quay mặt vào vách. Anh hít một hơi đầy, thở mạnh ra. Xả cơn giận. Đứng lên đi dọn dẹp. Những mảnh chén vỡ làm anh nhớ lại lần đầu tiên khi anh đến nhà thăm Lài, ông Tri đã giận dữ đập vỡ tách trà vì không muốn con gái ông quen biết với người nhìn bề ngoài trông giống du đảng, tóc dài và ăn mặc không tiêu chuẩn.
Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau.
Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông. Ông là con út trong gia đình gồm sáu anh chị em: anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị Đinh Thục Oanh lập gia đình với nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1915-1976). Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường trường Bưởi, Hà Nội. Và sau khi đậu bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) thường gọi là bằng Thành Chung. Ông được học bổng tiếp tục đèn sách để thi Tú Tài bản xứ thì “Thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (theo lời kể của ông anh rể Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để đi viết văn, làm thơ. Năm 1943, ông xuất bản tập văn xuôi Đám Ma Tôi nhưng sau đó nổi tiếng với bài thơ Kỳ Nữ. Năm 1944, nhà thơ Vũ Hoàng Chương cưới bà Thục Oanh đưa về Nam Định sinh sống, ông ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, và năm này, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học.
Cha anh, ông Thụ, là một người trung bình về mọi phương diện. Ưa thích quyền lực nhưng không thỏa mãn. Quyền lực mà ông có nhiều nhất là đối với vợ con. Đứa con trai duy nhất, “Em à, số vợ chồng mình thật xui. Có một đứa con mà nó lại sống ở trên mây.” _”Còn hơn nó chết à?” Thú vui lựa chọn của ông Thụ là tập bắn súng. Súng trường, súng lục, súng nào ông bắn cũng giỏi. Đã đoạt một số giải thưởng bắn thi. Và dĩ nhiên, ông muốn truyền tài năng này cho con trai. Năm 17 tuổi anh đã đoạt giải quán quân về tầm bắn xa 200 mét. Khi anh đeo dây huy chương trên cổ, tay cầm cái cúp giải thưởng, cha anh đã ôm anh thật chặt, Hơi nóng ấm áp chuyền qua làn áo vải. Ông đã tìm thấy ông và anh đã tìm thấy cha. Tính tình cha con anh có nhiều chuyện khác nhau, từ sở thích đến suy nghĩ. Khi còn nhỏ, anh không thích ăn thịt. Ông ăn thịt bò bíp-tết hai ngày mỗi tuần. Mỗi lần ăn, ông cắt thịt ra từng mảnh nhỏ, bắt anh hả miệng và đút vào. _”Nhai đi.” Cùng một cách ra lệnh, _”Nghĩ đi”, _”Làm đi”, _”Thở đi” _Số
Mẹ tôi, sinh nhật nào cũng bốn cây bạch lạp thắp sáng, năm nào bà cũng bốn mươi tuổi, không già hơn. Sinh nhật năm nay cũng vậy. Đàn cháu hát hăm hở Happy Birthday mừng bà nội. Mừng điều gì, tôi không biết. Sống lâu? Bà gần như không bao giờ chết. Xinh đẹp? Bà có bao giờ thay đổi đâu. Khỏe mạnh? Bà sẽ không bao giờ bệnh. Có lẽ con gái tôi biết được điều gì tôi không biết. “Chúc bà nội năm nay có tình yêu.” Cả đám con cháu cười vang kèm theo tiếng vỗ tay. Mẹ cười âu yếm. Trong căn phòng khách này, tôi là người già nhất và là người lạc hậu nhất.
LTS: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua đời lúc 21 giờ 35 phút tối, giờ VN, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (nhằm ngày 30 tháng 6 năm Bính Thân) tại Sài Gòn, hưởng thọ 81 tuổi. Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Lập gia đình năm 1971, với Hồ Thị Ngọc Trang, giảng viên Anh ngữ. Sau 30/4/1975 bị bắt giam. 1977 đươc tạm tha. Từ 1977, học nghề sơn mài và sống bằng nghề này tại Sài Gòn. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn. Từ 1957 trở đi Ông viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Nhân ngày giỗ thứ tám, Việt Báo xin trích đăng lại nhà văn Dương Nghiễm Mậu từ tập “Tự Truyện Nguyễn Du”.
Tôi không khỏi bâng khuâng được tin Chị Võ Phiến, tên thật là Viễn Phố, phu nhân nhà văn Võ Phiến (1925-2015), đã qua đời ngày 24 tháng 7, 2024, hưởng thọ 94 tuổi. Trong số các bạn đời của các bạn văn của tôi, chị là người phối ngẫu tôi có dịp gần gũi hơn cả, từ khi anh còn sống và cả sau khi anh đã qua đời...