Hôm nay,  

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 42

11/01/202109:36:00(Xem: 2774)

 


Thứ hai 28 tháng 12


Cô giáo Janet Throgmorton là Hiệu trưởng của Fancy Farm Elementary, thuộc Graves County School District  ở phía Tây của tiểu bang Kentucky. Trường có 184 học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 6. Trước khi cúm Tàu đến Mỹ (tháng 3 năm 2020), cô Janet chỉ làm công việc của Hiệu trưởng, thỉnh thoảng một vài lần trong cả một niên khóa, Cô phải đến lớp dạy thay cho các thầy cô giáo có việc bất ngờ phải vắng mặt.


Thời đại dịch, mọi chuyện đều khác thường, Cô Janet phải làm rất nhiều việc, không những chỉ dạy thế, mà cô còn làm trong cafeteria trong giờ ăn trưa học sinh vì thiếu nhân viên.


Đại dịch tấn công nhân loại đã gần 10 tháng. Nhiều người vẫn mạnh khỏe sống thời đại dịch, nhiều khi quên đi kẻ thù vô hình có thể tấn công mình bất cứ lúc nào, xao lãng ba yếu tố quan trọng trong việc đề phòng: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, và giữ khoảng cách xã hội hai mét(6 feet). Nên một số nhân viên hoặc người thân của trường Fancy Farm trở thành nạn nhân mới của Coronavirus.


Từ lúc bắt đầu niên học mới, tháng 9 năm nay, trường luôn thiếu nhân viên. Có hôm thì thầy cô giáo vắng mặt; có hôm thì nhân viên vệ sinh bệnh; có hôm thì cả 3 người lái yellow bus chở học sinh đều không thể đi làm. Tệ hơn nữa, có hôm, thiếu người ở mọi vị trí. Không hề ồn ào với những biểu ngữ "một người làm việc bằng hai" như chuyện thường ngày ở các nước cộng sản, hiệu trưởng và nhân viên trường Fancy Farm Elementary đã cùng nhau gánh vác công việc cho nhau, không phàn nàn, không than thở. Vì ai cũng hiểu trong tình hình đại dịch, mình đang khỏe mạnh đã là một diễm phúc. Chia xẻ công việc với đồng nghiệp đang phải chiến đấu với đại dịch cúm Vũ Hán cũng là một cách bày tỏ sự cảm thông, giúp họ nhiều nghị lực chiến đấu với Coronavirus.


Ở mỗi phòng học, các thầy cô tự đem rác ra trash bin ở một góc bãi đậu xe sau khi tan học.

Có hôm, lớp có thầy cô giáo đang ở nhà trong hai tuần self- quarantine, nhiều thầy cô giáo phải luân phiên mỗi người một giờ vào lớp đó. Họ ra bài tập cho học sinh lớp mình, và phụ trách lớp vắng thầy cô đúng như thời khóa biểu được chia.


blank

Principal  Janet Throgmorton drives Yellow Bus - Courtesy of GMA


Riêng Cô Hiệu trưởng Janet thì kiêm nhiệm luôn việc lái chiếc xe bus màu vàng chuyên đưa, đón học sinh của trường khi người tài xế thường xuyên đang phải chiến đấu trong trận chiến không cân sức với Coronavirus trong bệnh viện.


Lần đầu tiên thấy Cô Hiệu trưởng lái xe, các em học sinh rất ngạc nhiên.  Các em đã nhao nhao đặt nhiều câu hỏi:


- Tại sao Cô lái xe bus?

- Cô có biết lái xe bus không thưa Cô?


Cô Janet vui vẻ trả lời:

- Cô có bằng lái xe bus, các em yên tâm.


Là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Fancy Farm từ 11 năm qua. Hai năm trước, cô Janet đã lấy commercial driver's license để có thể lái các phương tiện chuyên chở công cộng, để có thể chở các em học sinh đi field trip: thăm viện bảo tàng, sở thú, các pumpkin field..., tiết kiệm tiền cho học khu. Không ngờ có lúc , cô hiệu trưởng trở thành tài xế “yellow bus” đưa đón các học sinh của mình.


Từ Hiệu trưởng đến các thầy cô, các nhân viên của trường Fancy Farm Elementary đều làm hết sức để 184 học sinh của mình có được một cuộc sống học đường bình thường trong sóng gió của đại dịch COVID-19.


Thứ ba 29 tháng 12


Cụ ông Martin Kenyon, 91 tuổi là một trong những người Anh (và cả ở Châu Âu) được chủng ngừa Coronavirus lần đầu ngày 8 tháng 12 năm 2020. Cụ được phát một thẻ "vaccination card" có lần hẹn thứ hai ngày 29 tháng 12 (hôm nay), cũng tại bệnh viện Guy's Hospital ở Luân Đôn.


Cụ vẫn khỏe mạnh, và không bị ảnh hưởng gì từ sau lần chích thuốc của Pfizer lần đầu.

Với nụ cười rất tươi, và rất minh mẫn ở tuổi 91 "Tôi không muốn bị nhiễm Coronavirus vì tôi có nhiều cháu. Tôi muốn sống lâu với các cháu. Tôi đã sống đến tuổi này. Tôi không thể chết vì đại dịch khi tôi đã sống khỏe mạnh hơn 90 năm"


blank

Courtesy of CNN


Hình ảnh khỏe mạnh và tinh thần lạc quan của cụ Martin Kenyon đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khắp thế giới.


Ngày hôm qua, Anh là nước đầu tiên chuẩn thuận thuốc chủng ngừa Oxford/AstraZeneca. Và ngay lập tức cụ ông Brian Pinker, 82 tuổi đã được chủng ngừa liều thứ nhất ngày 28 tháng 12 năm 2020. Rất khỏe mạnh cả thể xác lẫn tinh thần, cụ Brian đã trả lời phỏng vấn 


- Thuốc chủng ngừa (COVID) rất có ý nghĩa với tôi. Tôi nghĩ đây là cách duy nhất để chúng ta có thể trở lại với đời sống bình thường.


Thứ tư 30 tháng 12


Đại dịch gần nhất là cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918, tất cả những người có kinh nghiệm đối phó với đại dịch đều đã không còn. Nên vào năm 2019, đại dịch cúm Tàu tung hoành khắp thế giới vì không ai có kinh nghiệm. Ngay cả ở Mỹ, thuốc chủng ngừa từ liên bang được phân bổ đến các tiểu bang theo nhiều yếu tố: dân số, tỷ lệ người nhiễm cúm Tàu, tỷ lệ các bệnh viện, các nursing homes, người lớn tuổi...


Khi thuốc đến 51 Tiểu bang, mỗi tiểu bang lại phân phối đến các bệnh viện, các quận hạt (Counties) theo các tiêu chuẩn tương tự.

Chính quyền quận hạt lại phân phối theo tiêu chuẩn của riêng mình. Không ai biết con đường nào ngắn, và có hiệu quả nhất để sớm hoàn thành việc chích ngừa. Nên việc chủng ngừa đợt đầu (phase 1A) bị phê bình là hết sức luộm thuộm(messy), chậm như... rùa. 


Chẳng hạn, trên toàn Hoa kỳ có 17.3 triệu liều vaccine đã được phân phối nhưng đến hôm nay chỉ mới có 5.3 triệu người Mỹ được chích ngừa lần đầu.

Chẳng hạn , đến hôm nay trên lý thuyết có 1.7 triệu doses chích ngừa được phân phối cho California, nhưng tiểu bang đông dân nhất Hoa kỳ chỉ mới nhận được 1.2 triệu.


Một trong những cách làm cho tiến trình chích ngừa COVID nhanh hơn là để cho hai hệ thống pharmacy lớn của Mỹ là CVS, và Walgreens (có rất nhiều nhân viên là y tá, và Dược sĩ có thể chích ngừa) trực tiếp chích ngừa cho người Mỹ theo các tiêu chuẩn ưu tiên mà Tiểu bang và Quận hạt quy định.


Cả hai hệ thống CVS và Walgreens đều ước tính họ sẽ chích xong cho toàn bộ người đang ở trong hơn mười lăm ngàn (15,000) nhà dưỡng lão (nursing home) ở khắp nước Mỹ chậm lắm là ngày 25 tháng giêng năm 2021.


Cụ thể , CVS chịu trách nhiệm chích ngừa cho 7,822 nhà dưỡng lão, họ đã chích xong lần đầu cho những người ở trong  gần bốn ngàn nursing homes, đã đi hơn nửa đường của họ trong phase 1A. 


Những người có trách nhiệm còn nghĩ đến chuyện ngoài các bác sĩ, y tá, tất cả các dược sĩ, nha sĩ, sinh viên y khoa năm thứ ba trở lên cũng có thể được trưng dụng để đẩy mạnh việc chích thuốc ngừa COVID cho người Mỹ.

Xin cùng kiên nhẫn chờ đợi bằng cách đeo khẩu trang, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết, và tuyệt đối tránh các nơi đông người. Nếu bạn đã chịu đựng được gần 10 tháng, có nghĩa là bạn đã đi hơn nửa đường, xin đừng bỏ cuộc nửa chừng...


Thứ năm 31 tháng 12 , ngày cuối cùng năm 2020


Ông bà Jack and Grace Sample đang sống trong những ngày "golden time" của cuộc đời. Họ đã về hưu từ nhiều năm nay, không còn phải chạy đua với kim đồng hồ mỗi ngày để kiếm sống hoặc... làm giàu. Nghĩa vụ một người công dân với đất nước đã xong, với gia đình thì người con trai duy nhất của ông bà cũng đã nên người, có sự nghiệp và gia đình riêng.


Nên ông Jack thường dậy sau 8 giờ sáng. Sáng hôm đó, ông kỹ sư về hưu bị đánh thức bởi tiếng khóc tức tưởi của bà vợ. Ông càng hỏi lý do, bà Grace càng chảy nước mắt..

Cuối cùng, ông cũng hiểu ra, bà Grace vừa đọc một bài báo về tin bác sĩ Carlos Araujo-Preza làm trong khu vực ICU điều trị các bệnh nhân nhiễm Coronavirus từ tháng 3. Mới đây, bác sĩ cũng bị nhiễm COVID, và không may loại vi khuẩn này tấn công thẳng vào óc nên BS Preza qua đời ở tuổi 51, để lại partner  là một y tá chuyên môn (a practitioner nurse) cùng bệnh viện.


Hiểu lý do tại sao vợ khóc, ông Jack cũng cố giấu nỗi lo của mình. Người con trai duy nhất của ông bà năm nay vừa đúng 50, cũng trạc tuổi bác sĩ Carlos. Không chỉ có thế,có rất nhiều điều trùng hợp giữa con của họ và ông bác sĩ ở Houston vừa "sinh nghề tử nghiệp".


Con trai duy nhất của ông bà, Jason Sample, là bác sĩ giải phẫu ở bệnh viện New York-Presbyterian thuộc thành phố Queens, New York. Con dâu của ông bà cũng là một practitioner nurse. Nên khi biết chuyện của bác sĩ Preza, bà và cả ông đều chạnh lòng nghĩ đến những rủi ro mà con trai và con dâu của họ phải đối diện hàng ngày. Khi đại dịch bùng phát, các cuộc giải phẫu không khẩn cấp được hoãn lại vô thời hạn để dành giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19, bác sĩ Sample chuyển vào làm ở ICU. 

Từ đó, mỗi ngày bà Grace đều cầu nguyện cho sự an lành của con trai. Và ông luôn luôn nhắc nhở con trai và con dâu rất thận trọng khi làm việc.


blankblank

   Dr. Carlos Araujo-Preza (1968-2020)          Dr. Jason Sample - Courtesy of Twitter


Cả hai bác sĩ Carlos Araujo-Preza, va  Jason Sample  không những chỉ chỉ trạc tuổi nhau, tương đồng hoàn cảnh, mà còn có cùng sở thích. Họ cùng yêu thích loạt phim khoa học giả tưởng “Star Wars”. Họ cùng làm việc không nghỉ, nhiều khi đến 12 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, vì nước Mỹ (cũng như nhân loại, đặc biệt là Châu Mỹ, và Châu Âu) đang bị đại dịch cúm Tàu hoành hành. Bệnh nhân đầy kín bệnh viện. Nhiều lúc mệt mỏi quá, họ đều "ngủ ngồi" trong văn phòng. Ngày làm việc của họ trong thời đại dịch bắt đầu bằng việc khoác một bộ áo PPE (Personal Protective Equipment), đối diện với nguy cơ bị nhiễm Coronavirus từ bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Khi được hỏi họ có sợ bị lây bệnh không. Câu trả lời cũng tương tự nhau "Tôi sinh ra để làm việc này" (I was born for this).

Nên bà Grace đã lo lắng đến độ khóc tức tưởi khi nghe tin BS Carlos Araujo-Preza qua đời vì nhiễm COVID-19 từ một trong các bệnh nhân đã được ông điều trị.


Vào trung tuần tháng 12, khi bác sĩ Jason Sample text về cho cha mẹ "Hôm nay con đã được chích ngừa lần nhất". Bà đã khóc vì mừng, và mắt ông long lanh.


Có cậu con duy nhất là bác sĩ trong thời đại dịch, ông bà có cảm giác như con của mình đang là một người lính xông pha giữa trận mạc  trong một cuộc chiến tranh khốc liệt mà kẻ thù biến hóa khôn lường. Dù có già đến đâu, dù có ở địa vị nào, con cái vẫn mãi mãi nhỏ bé, cần được lo lắng trong mắt của cha mẹ.


Thứ sáu 1 tháng 1 năm 2021, ngày đầu tiên của năm thứ hai đại dịch


Hôm nay là Tết dương lịch. Nhân loại lần lượt từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu đón một năm mới buồn thiu. Vẫn có pháo bông trên bầu trời, dù ít hơn thường lệ, người ta vẫn cố gắng lạc quan mặc dù đang vẫn còn ở trong đường hầm tối tăm của đại dịch.


Cuối năm 2019, bước vào năm 2020, người ta hào hứng, tràn đầy hy vọng vì con số đôi 2020. Lúc đó chỉ có mỗi Vũ Hán, và nước Tàu hiểu rõ tầm nguy hiểm đại dịch. Phần còn lại cả thế giới không biết gì về Coronavirus vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.


Năm nay, sau nhiều tháng ròng rã chịu đựng đại dịch, không có ai là không bị đại dịch gây tác hại vật chất, tinh thần, hoặc cả hai. Có những gia đình mất nhiều người thân trong một thời gian rất ngắn.


Đến lúc này, khi gần 3 triệu người Mỹ và cả trăm ngàn người khắp thế giới  được chích những mũi chích ngừa COVID-19 đầu tiên , người ta chỉ dám hy vọng một "bình thường mới"(a new normalcy) của đời sống. Kể cả con nít cũng không dám nghĩ đến lối sống quen thuộc trước đại dịch.


Có thể người ta sẽ chẳng còn bao giờ shake hands như lối chào hỏi giao tế thường thấy, đặc biệt là các nước Tây phương. Có thể người Pháp sẽ không bao giờ trở lại chào nhau kiểu hôn trên má, trên trán mà chính những người Việt ở Mỹ gần 40 năm cũng chưa quen.

Và đã có nhiều Thầy, Cô hay các cựu học sinh các trường Trung học ở miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975 đã chẳng bao giờ còn có cơ hội họp mặt với đồng nghiệp, với bạn bè.

Có thể là cả thế giới không những bị lây cúm Tàu, mà cũng bị lây luôn kiểu "ăn to nói lớn" của người ở một đất nước đông dân nhất thế giới. Hy vọng chuyện này sẽ không còn tồn tại sau đại dịch.

 

Vào những ngày cuối năm, khi đi chợ, sau khi trả tiền, theo phép lịch sự, chúng tôi "hét lớn" qua lần khẩu trang, và một tấm kính dày ngăn đôi:


- Happy and better New Year.


Cô thu ngân cũng đáp trả rất lớn:


- Same to you. Tôi tin năm 2021 sẽ tốt đẹp hơn, chưa có năm nào tệ hại như năm 2020. Mà cũng vì chúng ta kỳ vọng quá nhiều ở những con số tròn trĩnh của năm 2020. Kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng càng cao.


blank

   Courtesy of quotefancy.com


Tôi thầm cảm ơn cô nhân viên thu ngân, có lẽ chỉ vào khoảng ngoài 20. Biết đâu đó là một sinh viên cử nhân, hay cao học vừa ra trường,chưa xin được việc làm đúng khả năng. Lời nói của cô không chỉ áp dụng cho năm 2021, mà còn nhắc chúng ta nhớ nên hy vọng để sống, nhưng nên hy vọng thấp một chút, rồi nâng cấp từ từ. Như thế nếu không đạt được kỳ vọng thì cũng không bị "trèo cao té đau".


Chúng tôi chỉ dám hy vọng tháng 3 mùa Xuân, đại dịch cúm Tàu sẽ yếu đi, và sẽ bị vô hiệu hóa như cúm Tây Ban Nha một thế kỷ trước. Đời sống rồi sẽ phải có một “bình thường mới” trong năm 2021, trước khi trở về hoàn toàn bình thường.


Thứ bảy 2 tháng 1 


Là một gia đình trung lưu, khá giả, có học, và hiểu biết ở tiểu bang New Jersey, Gia đình bà Stephanie Ruhle theo đúng mọi hướng dẫn của Trung tâm Phòng Ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Centers for Disease Control and Prevention CDC) từ tháng 3. Mọi chuyện êm xuôi, tốt đẹp trong suốt 8 tháng.


Vào ngày trước lễ Thanksgiving, chồng của Stephanie ngủ dậy với cơn nhức đầu khác thường, và cổ họng bị đau rát. Lập tức, cả hai vợ chồng và ba đứa con(14, 11, và 17  tuổi) đều đeo khẩu trang (mask-up immediately)


Stephanie vội vã lái xe đưa chồng tới một clinic ở gần nhà sau một cuộc hẹn qua phone, với một số câu hỏi mà cả hai vợ chồng đều cho rằng là rất phức tạp, khó hiểu (a complicated and confusing tele-doc appointment). COVID test của ông có kết quả dương tính, nghĩa là ông đã bị nhiễm cúm Tàu. 


Ngay lập tức, kế hoạch quarantine, tự cô lập và cách ly được thi hành. Ông thu xếp mọi thứ cần dùng chuyển về sống tạm ở căn apartment ở New York của ông bà đang để trống trong thời đại dịch. Ở nhà, Stephanie dọn lên sống ở căn phòng dành cho khách ngay trên garage. Còn lại ba đứa con, dưới sự chỉ huy tạm thời của em lớn nhất 17 tuổi. 


May mắn cho ông bà, họ có đủ phương tiện vật chất để tự cách ly trong hai tuần. Các con lớn đủ để tự lo cho nhau. Lúc nào cần sữa hay nước cam, bánh mì..., có nhà hàng xóm tốt bụng mua giùm, để trước hàng hiên. Họ có đủ điều kiện tài chính để xin nghỉ việc không lương vì với họ, sức khỏe là trên hết, và vì trách nhiệm với xã hội, không muốn truyền Coronavirus qua "nạn nhân mới".


Khi phải chờ ở các trung tâm thử nghiệm COVID-19 quá lâu, hai ông bà bỏ tiền túi $250.00 mỗi người thử nghiệm ở các clinic tư, điều kiện an toàn hơn, kết quả nhanh và chính xác hơn. 


Ông có dấu hiệu của COVID-19: sốt, đau cổ, nhưng bà thì vẫn bình thường, hoàn toàn không có một  triệu chứng nào của COVID-19 dù cũng có  test dương tính.


blank

MSNBC anchor Stephanie Ruhle - Courtesy of www.nj.com


Hoàn toàn bình phục, trải qua "kinh nghiệm thật của bệnh nhân cúm Tàu", Stephanie Ruhle (xướng ngôn viên của NBC News và là Senior Business correspondent của MSNBC) đưa ra những nhận xét cá nhân cho thấy tại sao Hoa kỳ là một nước giàu có mà không may vẫn đứng đầu thế giới cả về bệnh nhân COVID lẫn số người thiệt mạng về đại dịch:


1). Chính phủ kêu gọi cách ly 14 ngày nhưng không theo dõi để có hình phạt nếu người nhiễm COVID vẫn đi làm (vì nếu ở nhà thì sẽ không có lương). Ở điểm này, vì quá đông dân, Mỹ chưa bắt buộc người có COVID dương tính vào khách sạn cách ly với cả chi phí khách sạn lẫn ăn uống trong 14 ngày đều do Chính phủ đài thọ như ở South Korea và Hồng Kông. Ở hai nước này, nếu có COVID dương tính là được xe của bệnh viện chở thẳng đến nơi cách ly.


2). Ở Mỹ, việc hạn chế lây lan tùy thuộc vào trách nhiệm của từng cá nhân. Buồn thay, trách nhiệm cá nhân lại tùy thuộc vào cả trình độ, lẫn khả năng tài chính của mỗi người. Có nhiều người không đủ trình độ để hiểu sự lây lan dễ dàng của virus trong đại dịch COVID-19. Lại có nhiều người không có điều kiện để xin nghỉ việc không lương trong thời gian cách ly vì không có khả năng tài chính để sống trong thời gian đó. 


3). Nguy hiểm nhất là tùy vào tình hình sức khỏe, lẫn khả năng miễn nhiễm của từng người. Có những người bị nhiễm Coronavirus nhưng không hề có bất kỳ triệu chứng nào nên vẫn "hồn nhiên" đi làm, hay đến nơi công cộng góp phần đưa Coronavirus tìm được nạn nhân mới nhanh với cấp độ số nhân.


Hy vọng là những người có thẩm quyền đọc thấy ý kiến của Stephanie Ruhle  để đại dịch sớm được kiểm soát. 


Chúng tôi thì hoàn toàn đồng ý với Stephanie nên xin ghi lại kinh nghiệm thật và ý kiến của một gia đình trung lưu, có học để thấy trình độ văn hóa đôi khi giúp giữ được mạng sống của gia đình mình và rất nhiều người khác trong thời đại dịch.


Chủ Nhật 3 tháng 1


Rất đáng quan ngại khi nghe các con số thống kê vừa phổ biến đầu tháng một từ Johns Hopkins University : "Trong năm 2020, mất 90 ngày để Hoa kỳ có hai triệu bệnh nhân nhiễm cúm Vũ Hán; nhưng chỉ cần có 10 ngày đầu tiên trong năm 2021, đã có 2.2 triệu người Mỹ nhiễm Coronavirus"


blank

 Dr. Ashish Jha - Courtesy of browndailyherald.com


Bác sĩ Ashish Jha, Khoa trưởng Y khoa của Brown University School of Public Health cũng đã lên tiếng cảnh báo:


- Chúng ta đang ở trong tình trạng hết sức nghiêm trọng. Chúng ta biết cách làm giảm sự lây lan của Coronavirus. Chúng ta cần bắt buộc việc đeo khẩu trang. Chúng ta cần tất cả mọi người thật sự ở nhà, và tránh xa việc tụ họp trong nhà.


(We're in a dire situation.We know how to slow the spread of the virus. We need mask mandates. We need people to really stay at home and avoid any indoor gatherings.)


Nhưng buồn thay, những người có trách nhiệm cho biết trong thời gian lễ hội ở Mỹ, từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12, rất nhiều người Mỹ đã làm ngược lại điều này, bất chấp lời khuyến cáo của các chuyên gia y tế , vẫn hội họp gia đình, hay bạn bè. Và hậu quả là tất cả các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân COVID. 


Tháng một đầu năm, mùa đông ở Bắc bán cầu, nhiệt độ thấp là "viện binh” của Coronavirus, lại là mùa lễ hội của các nước phương Tây, nên không chỉ ở Mỹ, mà ở Anh, Ý,Pháp, Tây Ban Nha.... con số bệnh nhân cúm Vũ Hán đều tăng cao đến chóng mặt.

Ngay cả Đức, một quốc gia giàu có và phát triển nhất nhì Châu Âu, có dân số hơn 83 triệu người, vốn được khen tặng về cách đối phó với hiểm họa COVID đợt đầu, cũng đã điêu đứng gần đây, với hơn 40 ngàn người Đức đã  bị thiệt mạng vì đại dịch.


Lòng yêu thích môn Toán ngày còn đi học, và "bệnh nghề nghiệp" làm chúng tôi đặc biệt gắn bó với những con số. Những con số thống kê thời đại dịch thường khá bi quan. Nhưng chúng tôi luôn nhớ "trận đánh cuối cùng trước lúc kết thúc chiến tranh thường là trận đánh tổn thất nhân mạng nặng nề nhất" để kiên nhẫn đi hết phần cuối của đường hầm đại dịch đen tối, dài thăm thẳm. Cùng nhau, nhân loại sẽ thoát khỏi đại dịch của thế kỷ 21.  



Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu năm 2021



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.