Hôm nay,  

Viết Lách, Làm PPS Hay Youtube Và Học Nhạc Hàm Thụ Có Thể Là Vài Cách Để Giải Trí Cho Tuổi Già Và Sau Khi Nghỉ Hưu

27/12/202014:08:00(Xem: 3752)

Dẫn nhập: Liên quan đến câu hỏi "Anh làm gì sau khi nghỉ hưu?", tôi đã giới thiệu ba bài tạp ghi:


1) Viết lách là một phương thức để giết thời gian sau khi nghỉ hưu. 

2) thực hiện PPS & Youtube cũng là phương pháp. 

3) Và bài viết về Nhạc" Học NHẠC (hàm thụ) cũng có thể là thú tiêu khiển sau khi nghỉ hưu", là đề nghị thứ 3 và cũng là bài cuối cùng cho chủ đề nghỉ hưu !. 

 

Trước Giáng Sinh 2020 có người bạn sắp về hưu phôn hỏi theo năm sinh khi nào về hưu ở Đức và riêng tôi sau khi nghỉ hưu anh làm gì vì đã có nghe vài người bạn thân than "nghỉ ở nhà chán thật", điển hình ví dụ như trong mùa "đại dịch Corona" phải nằm nhà, cảm thấy tù túng, khó chịu". Vì quen thân còn cho biết là đôi khi đi ra khỏi nhà rồi lại đi vào, không biết làm gì nên đâm ra bực mình, cau có… Tôi đã nói, ngoài những gì bạn thích và đã biết còn đề nghị thêm một số phương thức thông thường và khá đơn giản cũng như nhắc đến vài cách mà tôi đã viết giới thiệu năm 2017. Xin được giới thiệu (lại) vài phương thức mà chính tôi đã thực hiện trong thời gian qua như là một đề nghị nhỏ. 

 

Điều tôi có thể nói là youtube giới thiệu ở dưới trong bài tạp ghi này được hoàn thành với các "hobbys" mà tôi đã tự học hàm thụ được và đề cập đến trước đây như là một đề nghị. Vì tôi vốn tự học mò hàm thụ, không phải là chuyên gia nên mong các bậc thức giả hoan hỷ cho mọi sự. Đa tạ. (LNC).

 

* * *

Trước hết tôi xin khẳng định rằng tôi không phải là nhà văn, chuyên gia về pps & youtube và lại càng chẳng phải là ca-nhạc sĩ gì cả. Như viết lách, làm pps thì nhạc cũng chỉ là thú tiêu khiển riêng để cho riêng tôi để "giết chết bớt thời gian rảnh rỗi" hiện có, sau khi về hưu.

 

Mặc dầu tất cả đều tự học mò hàm thụ nhưng tôi mạo muội đi xa hơn tí, giới thiệu cùng độc giả vài phương pháp khác cho tuổi già sau khi về hưu là cũng có thể tự học nhạc (nếu không có cơ hội trả tiền học thầy đàng hoàng như tôi), tự học chơi đàn Guitar (Gitarre) hoặc chọn nhạc cụ nào ưa thích và nếu có thể soạn luôn nhạc khi nào rảnh, có hứng để vừa gõ đàn vừa hát giải trí.

 

Đừng ngại gì cả, tôi nghĩ nếu cố gắng sẽ đạt được vì nhờ ông thầy Google mà tôi đã có thêm vài sở thích riêng (hobbys) như đề cập ở trên. Riêng về nhạc, điều tôi phải thú thật là tôi thiếu căn bản nhạc lý, không chơi được một nhạc cụ cho ra hồn (đơn giản ôm cây đàn Guitar gõ tình tang!) và như đã nói, thú giải trí riêng để giết bớt thời gian. Qua bài viết giới thiệu thì như tôi đã đề cập nhờ làm PPS, Youtube phải nghe nhạc nên với thời gian thì thích nhạc. Tôi đến với nhạc là nhờ HH (một thuyền nhân tỵ nạn đang định cư ở Ý) khi tôi phôn nói chuyện thăm hỏi qua điện thoại vì quen biết nên HH gợi ý thấy anh có khiếu văn nghệ văn gừng thì anh thử học nhạc đi. Lúc đó tôi trả lời đi làm cả tuần, thì giờ đâu mà nhạc với nhọt ... rồi nói chuyện vài phút với H, ông xã của HH. Sau vài câu trao đổi với H., đã từng soạn nhạc, có điều giống tôi (sau khi tôi biết soạn nhạc) nói H không phải là nhạc sĩ và nói qua phôn: "Anh Châu ơi, soạn nhạc như Toán vậy, cứ thế mà làm cho R4-4, 3/4 hay 2/4...". Nghe xong tôi trả lời, vậy thì tôi có thể học được, dân ban B mà !", sau khi suy nghĩ lại nếu chọn âm nhạc làm thú tiêu khiển riêng (hobby) cũng đâu hại gì. 

 

Nói là làm và sau đó vào ngay Google dạo phố tìm hiểu về nhạc lý, tìm hiểu thêm về các thể điệu (Rhythmus) và học lóm cách soạn nhạc của các bậc tiền bối, đàn anh văn nghệ.... Nhờ trời thương, kiểu thánh nhân đãi kẻ khù khờ nên sau 13 cuối tuần tôi lựu đạn tìm dòng nhạc để kết thành một ca khúc. Bản nhạc đầu tay tôi chọn điệu Valse (R_3/4) phổ nhạc bài thơ của cô em Thi Sĩ MiênThụy mà tôi quen qua diễn đàn mang tên Đôi Bờ Thương Nhớ Quê mở đầu cho hoài bão của mình. Lý do tôi chọn bài thơ vì MiênThụy - một thuyền nhân tỵ nạn - ít nhiều đã thay riêng tôi diễn tả tâm trạng của mình, tâm trạng nhớ quê hương từ xứ tạm dung của một người tỵ nạn chính trị vì cộng sản chấp nhận kiếp sống lưu vong từ sau 30.04.1975 !. Từ đó tôi xem HH như là bậc thầy vì đã khích lệ, giúp tôi có hứng thú tự sưu tầm nhạc lý trên Internet để học cuối tuần khi nghỉ lấy sức để tuần sau kéo cày tiếp. Vì vậy tôi thường hay đùa gọi HH là "sư phụ" theo kiểu cổ nhân dạy " nhất tự vi sư, bán tự vi sư ". 

 

Tôi gởi bản nhạc viết bằng tay cho ca nhạc sĩ HH thì HH ngạc nhiên không ngờ tôi học nhanh như vậy và vui hơn nữa đã không chê mà H. còn viết lại ký âm bằng Computer dùm cho nữa. Thật là một hân hạnh. 


Nói đến đây tôi cũng mạn phép gợi ý cùng quý độc giả rằng đừng ngại gì cả, muốn gì cứ thử, cần thì tự học mò. Tôi nghĩ nếu tự tin và chịu khó tìm hiểu thì mình sẽ đạt được ý muốn. Ai nghỉ hưu thiếu gì thời gian rảnh và Google có tất cả tài liệu để tham khảo, tự học. Tóm lại, tôi đến với nhạc nhờ quen vài cô em như ca sĩ XT; ca-thi sĩ MT, ca-nhạc sĩ HH và xa hơn nữa phải thú thật rằng tôi xưa nay chẳng biết soạn hợp âm (dù tài tử cho chính mình !) một bản nhạc đâu nhưng nhờ Internet nên học lóm cách soạn hợp âm của nhạc sĩ Phan văn Hưng, rồi méo mó nghề nghiệp thêm mắm thêm muối vào soạn thành hợp âm theo ý của mình, tà tà cũng qua cầu được vậy. Hát hò thì già rồi, xưa nay chỉ ngồi vỗ tay hát theo trong các sinh hoạt cộng đồng nhưng bây giờ hoàn cảnh bắt buộc nên "chơi luôn", lựu đạn cũng hét (chứ không phải hát !). 

 

Tưởng cũng sẽ dừng lại ở đó nhưng khi bước vào thế giới âm nhạc, tự soạn nhạc để thực hành những gì đã học mò tự nhiên bắt buộc phải đụng tới một nhạc cụ. Rất muốn học chơi Keyboard để dễ dàng hòa âm hơn nhưng có tuổi, ngón tay cứng cáp nên chọn "Guitar cho đơn giản và với cây đàn Guitar cũ, rất cũ gõ tình tang để tìm nốt (note) nhạc cho phù hợp theo ý riêng khi biên soạn một nhạc phẩm. Từ đó tôi thường tự mò mẫm đánh đàn Guitar và tìm học thêm "accords" (thầy Google có hết, tha hồ tham khảo) và rồi nghêu ngao "hét" theo ...


Chưa hết, tò mò tìm cách thu âm kiểu dã chiến không micro để nghe thử "giọng ca sởi vượt thời gian" của mình, - thuộc loại chưa lên mà đã xuống - hát, à quên hét thế nào". Điếc chẳng sợ súng tìm hình ảnh thực hiện luôn Youtube gửi bạn bè để ai thích thì xem/nghe. Chuyện bị cười đã đoán biết trước rồi, sẵn sàng chấp nhận nên chẳng buồn gì hết vì mình 111% vốn không phải là ca nhạc sĩ mà, nếu ai khen vì tế nhị thì vui chút xíu như là khích lệ nhỏ để cứ thế mà tiếp tục, còn bị chê thì cũng cười trừ bởi lẽ thiên hạ ưu tiên nghe hát những bản nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng, thành danh. Chuyện rất thường tình mà thôi !.


Tôi có dịp quen biết ít nhất vài nhạc sĩ tên tuổi. Viết điện thư hỏi về lãnh vực sáng tác, có vị nói rằng không đơn giản, nhất là phổ thơ thành nhạc. Thì cũng đúng thôi vì cá nhân tôi đâu có thông suốt nhạc lý, dồi dào từ ngữ để tự đặt lời. Cuối cùng tôi chọn cho bước đi đầu tiên tương đối khó là mượn thơ của người khác để "biến thơ thành nhạc" với cố gắng không thay đổi lời thơ của thi sĩ tác giả, có chăng chỉ thay đổi 1-2 chữ cho hợp với hoàn cảnh và thời gian tính.


Tâm lý con người là vậy, có thể thi sĩ tác giả một bài thơ muốn người nhạc sĩ nổi tiếng nào đó phổ thơ của mình, ai mà muốn vô danh thị nào đó phổ thơ của họ thành nhạc vì sợ hư sự, mất tiếng (nếu là thi sĩ được nhiều người biết đến !) nhưng tôi quan niệm khác, một khi bài thơ đưa lên Internet, công khai ai thích vẫn có thể phổ thành nhạc. Cũng nói luôn, nếu có điều kiện tài chánh mướn hòa âm và ca sĩ hát, trong hàng chục bài biết đâu cũng có bản nhạc nào đó thính giả ưa thích, nào ai học được chữ ngờ phải không ?. Còn nếu quan niệm chỉ là thú tiêu khiển riêng cho tuổi già thì công tâm mà nói, "hy sinh vài trăm US-Dollars" cho 01 bản nhạc (mướn hoà âm + ca sĩ hát) là cả một vấn đề. Ngoài ra, khó tìm được ca sĩ hát nhạc đấu tranh hàm chứa màu sắc chính trị, nếu nhờ hát nhạc tình thì có lẽ dễ hơn nhưng vô danh thì cũng chỉ là mơ ước.


Riêng đối với tôi, tuy thuần túy chẳng phải là nhạc sĩ nhưng khi quyết định chọn âm nhạc làm "hobby" tôi đã muốn mượn nhạc cùng với phương tiện khác tôi biết là PPS + Youtube, cũng như mượn lời ca, tiếng hát để quảng bá các thi phẩm mang đấu tranh tính tình cờ thấy trên Internet hầu góp chút ít lửa vào công cuộc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. 

 

Thú thật thêm một điều khác mà tôi hằng ao ước là nếu có ai hoà âm hay ca sĩ nào hát giúp để biết dòng nhạc tài tử của mình như thế nào nhưng chắc chỉ là ước mơ mà thôi, khó thành. 

 

Tóm lại, để giải trí sau khi về hưu thì Viết lách, làm Youtube và PPS hay soạn Nhạc cũng là vài phương thức vậy!. Xa hơn nữa nếu muốn hãy thử tìm cách học chơi một nhạc cụ, tập hát và nếu có thể tự học soạn, viết hợp âm và thử làm hòa âm và tự hát, tự thu xong gửi mời bạn bè thân hữu hoặc (kiểu điếc chẳng sợ súng như tôi) đưa lên Youtube thì NHẠC nói chung sẽ là một môn giải trí tao nhả dành cho những ai đã hay sắp về hưu sau thời gian dài làm việc. 

 

Thưa Quý vị, Giáng Sinh 2020 vừa đi qua, bây giờ mọi người đang chờ đón Năm Mới 2021. Các quốc gia Âu, Mỹ thì mừng đón Tết Dương Lịch. Riêng người Á Châu, trong đó có Việt Nam thì có cơ hội ăn mừng hài cái Tết, Tết Dương Lịch theo Âu Mỹ và Tết Âm Lịch sau đó vài tuần lễ theo truyền thống Á Châu. Có điều Tết năm nay vì đại dịch Corona do Wuhan Virus từ China gây ra nên tại Đức nói riêng các buổi Lễ Tết như trong quá khứ (theo tình hình hiện tại) không được phép tổ chức. Người Việt Nam tị nạn chúng ta nói chung chắc chắn nhớ lại những cái Tết đượm tình quê hương đã qua nơi xứ người cũng như "mất đi cơ hội" để được nhìn và chiêm ngưỡng những tà Áo Dài Việt Nam đẹp, đủ màu sắc trong dịp Tết. Tất cả cũng do con Wuhan virus độc hại gây ra!. 

 

Để nhớ lại chút "Dư Âm của Xuân & Tết" tôi mạo muội giới thiệu bản nhạc do tôi phổ thơ của Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May (USA) tình cờ thấy trên facebook, như sau:

 

MÙA XUÂN và EM


Nắng thơm nở rộ cành đào 

Bướm vờn trong gió, lụa nào xe duyên 

Lặng nhìn Xuân đến bên hiên 

Mùi hương thoang thoảng dịu hiền khoan thai 


Đêm về mơ mãi dáng ai 

Nàng Xuân qua vội nhạt phai gót hài 

Ngại ngùng ngắt một cành mai 

Mang về ươm mộng rẽ hai lối về....


Cành mai, cánh bướm, lời thề 

Em mang đi mất để tình bơ vơ 

Em đi để lại vần thơ 

Để vầng trăng nhớ ... cả đời vấn vương 


Hôm nay gió lộng muôn phương

Em và Xuân có khoe hương cùng người ? 

Mộng lành trong gió buông lơi 

Thương con bướm nhỏ chơi vơi giữa đời ... 


PHI LOAN HOÀNG THỊ CỎ MAY 

(Xuân 2018) 

 

 

Nội dung bài thơ ở trên, theo tôi là người không biết làm thơ (có chăng chỉ biết thưởng thức thơ chút xíu) tự nó đã diễn tả rõ nét nhưng gì mà thi sĩ tác giả muốn diễn đạt. Từ tả cảnh Tết, cách chuyên chở tình yêu tuy nhẹ nhàng nhưng âu yếm, ngay cả cái tâm trạng "riêng tư, thầm kín" cũng ẩn chứa trong lời thơ tuy giản dị nhưng súc tích.

 

Tác giả (và có lẽ nhiều ngưòi khác): Lặng nhìn Xuân đến bên hiên 


Ai là người trong cuộc đều biết là khi yêu thì người ta thường thương thầm, nhớ trộm, giống như đang nhớ đến Xuân. Tác giả khéo léo diễn tả nỗi niềm giản dị, cứ cho là vậy đi, như sau:


Đêm về mơ mãi dáng ai 

Nàng Xuân qua vội nhạt phai gót hài 

Ngại ngùng ngắt một cành mai 

Mang về ươm mộng ....


Để diễn tả nỗi niềm riêng, lời thơ sau đây chuyên chở rõ nét nỗi nhớ thương khi xa "người yêu", không "hoa mỹ" nhưng (theo tôi) rất trữ tình, dễ hiểu:

 

Em đi để lại vần thơ 

Để vầng trăng nhớ ... cả đời vấn vương 


Tự nhiên tôi thích bài thơ tình cờ nhặt được trên facebook và vì cái tội "xí xọn" khó chừa nên đã  phổ thành nhạc. Xin đính kèm sau đây bản nhạc có nốt và lời, youtube tự biên tự diễn để dẫn chứng rằng nếu kiên nhẫn tìm hiểu dù tự học thì sớm muộn cũng có thể đạt được kết quả!. 

 

 E:\MUSIC\2_Music of LNChâu\7_PhiLoan_HTCM\PL_Mùa Xuân và Em (Chachacha + Lente)\Mùa Xuân và Em_1a.jpg

 

Sau đó đã xí xọn thêm tí nữa, "tự biên tự diễn" làm thành youtube tài tử đính kèm. Cũng chẳng giấu gì, tôi 111% không phải ca-nhạc-đàn sĩcho nên mạn phép mượn hình ảnh đẹp của Thi Sĩ tác giả Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May sưu tầm từ Facebook / nhóm CLBTNS để cứu vớt !.


Củng xin được nói thêm, chúng ta nói chung ai cũng rõ, khi muốn thực hiện điều gì, ít nhiều cũng gặp trở ngại lúc ban đầu. Muốn có một môn giải trí không ngoại lệ. Xin đừng vội nản chí nếu gặp khó khăn vì "Thất bại là mẹ thành công" !. Chúc vị nào tình cờ chọn một trong các phương thức mà tôi đã giới thiệu làm thú tiêu khiển sau khi nghỉ hưu đạt được kết quả mong muốn. 


Và để kết thúc bài tạp ghi cũng như chứng minh cho những đề nghị ở trên tôi trân trọng xin mời ghé xem… để … giữ lại 1 chút Hương XUÂN, 01 chút Tình và chút "xí xọn" với điệu CHACHACHA 

MÙA XUÂN và EM, 

Thơ: Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May, 

Chachacha, Châu hát nhanh - Xem: 5344.


https://www.youtube.com/watch?v=2a3-ttwpB_k&feature=youtu.be


Nhạc + Trìnhbày + Video: Châu6168 

(Hát hay không bằng hay hát, tự thu âm rất dã chiến no micro, không lọc giọng, no mixed)

* Cám ơn tác giả của những tấm hình sử dụng trong video clip.


  • ©  Lê-Ngọc Châu 

(Nam Đức, Mùa Giáng Sinh 2020 & sắp bước sang năm mới 2021, Chiều tối ngày 27.12.2020) 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
Phim "Mai"của đạo diễn Trấn Thành, vừa là nhà sản xuất phim vừa là diễn viên, cùng với dàn diên viên: Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Hồng Đào, Ngọc Giàu, Việt Anh... Bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được đầu tư lên tới 50 tỉ đồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.