Hôm nay,  

600 Hay 2000, Tuồng Diễn Quay Lưng Cuối Năm

26/12/202015:07:00(Xem: 3821)
Từ giữa tháng Năm, Hạ Viện Dân Chủ đã đưa ra dự luật HEROS Act với ngân sách 3,000 tỉ đô la, nhằm giúp đỡ người dân cùng các doanh nghiệp, cũng như kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dự luật bao gồm nhiều điều khoản nhưng vài điều liên quan trực tiếp đến người dân và người lao động bao gồm việc cung cấp $1,200 đến mỗi người dân bất kể lớn nhỏ, trợ cấp thêm $600 mỗi tuần cho người thất nghiệp và giúp đỡ cho người thuê hay có nhà bị quá hạn tiền nhà. Một số dân biểu đảng Dân Chủ còn vận động thay đổi dự luật để tăng trợ giúp $2,000 đến mỗi người dân.

Lãnh đạo khối đa số Thượng Viện của đảng Cộng Hòa là Mitch McConnell lập tức bảo đó là chuyện  "khôi hài" và Tổng Thống Donald Trump tuyên bố về dự luật sẽ bị "DOA" (Death on Arrival), trình lên là chết, là bị dẹp bỏ ngay. Tháng Sáu, Thượng Viện Cộng Hoà đưa ra dự luật HEALS Act với ngân sách và điều khoản của riêng mình, nhưng trong đó cũng đề nghị cung cấp mỗi người dân $1,200 và người phụ thuộc là $500.

Nhân đây nhắc lại rằng, nhằm kiểm soát và cân bằng quyền lực trong nhánh lập pháp theo điều lệ hiến pháp Hoa Kỳ, một dự luật muốn trở thành đạo luật thì dự luật tương tự phải được thông qua tại cả lưỡng viện lập pháp. Đó là lý do có sự giằng co giữa hai viện bởi không phía nào sẽ đạt được điều mình đưa ra nếu chưa được bên kia chấp nhận.

Vậy thì vai trò Tổng Thống và Bạch Ốc ở đâu trong các dự luật hay gói cứu trợ nói riêng như vậy?

Không chỉ là người sẽ ký các dự luật để hiệu lưc hóa và chính thức áp dụng, nội các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, thương lượng và thỏa thuận các điều khoản trong các dự luật đưa ra. Tổng thống và nội các biết rõ từng điều khoản và ngân sách đề nghị, ủng hộ hay phản đối nếu không có sự đồng ý trước từ phía chính phủ.

Từ đầu Hè, Bộ trưởng Ngân Khố  Steven Mnuchin, Chánh Văn Phòng Bạch Ốc Mark Meadows cùng cố vấn kinh tế Larry Kudlow đã thay mặt tổng thống để vận động và thương lượng về gói cứu trợ. Cuộc thương lượng diễn ra như sự mặc cả một món hàng hơn là một chính sách kinh tế và biện pháp giúp đỡ người dân cùng các doanh nghiệp từ chính phủ, khi Bạch Ốc tăng dần từ vài chục đến trăm tỉ trong mỗi lần đề nghị về gói cứu trợ. Các đề nghị này được bàn thảo, cân nhắc giữa Donald Trump cùng các lãnh đạo đảng Cộng Hòa là McConnell, lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ Viện Kevin McCarthy cùng một số lãnh đạo cấp cao khác phía Cộng Hòa.

Hơn nửa năm trôi qua, dù phía Dân Chủ đã nhiều lần thay đổi nhằm cố gắng tìm sự thỏa thuận với Bạch Ốc và Thượng Viện, đợt cứu trợ kinh tế thứ nhì vẫn không tìm được tiếng nói chung và chưa được thông qua cho đến cuối năm. Bởi gói cứu trợ kinh tế làm sao quan trọng bằng cuộc vận động tái tranh cử, là mục tiêu hàng đầu của nội các Trump cùng đảng Cộng Hòa trong nửa cuối năm qua. Nên không ngạc nhiên gì khi nó bị trì hoãn, kéo dài.


Và như người dân đã biết, thỏa thuận gói cứu trợ 900 tỉ đô la giữa lưỡng viện cuối cùng đã được thoả thuận và công bố hồi tuần trước. Điều bất ngờ  lớn nhất là số tiền trợ giúp cho mỗi người dân chỉ còn $600, dù trước đó phía Cộng Hòa cũng bày tỏ sự đồng ý ở mức $1,200. Con số này ở đâu ra?

Điều có thể làm một số người ngạc nhiên hơn nữa là dù dự phần và được tường trình chi tiết trong suốt cuộc thương thảo gói cứu trợ, Donald Trump làm như không biết gì về thỏa thuận này cho đến khi nó được công bố. Trump phủ quyết dự luật và cho rằng số tiền trợ giúp đến mỗi người dân cần là $2,000, nhằm lái chỉ trích về phía lập pháp. Trump phủ quyết cả dự luật ngân sách quốc phòng đã được đa số nhà lập pháp lưỡng đảng thông qua.

Điều gì diễn ra đàng sau vở tuồng này?

Khá rõ ràng là $1,200 hay $2,000 là điều Hạ Viện Dân Chủ đề nghị và luôn sẵn sàng thông qua để giúp đỡ người dân ngay thời điểm khó khăn. Trên thực tế, phía Dân Chủ đã lập tức soạn dự luật bổ sung về mức trợ giúp mới là $2,000 như Trump đưa ra nhưng tất nhiên lại bị Thượng Viện Cộng Hòa gạt bỏ.

Đề nghị $2,000 mà Donald Trump biết rằng sẽ không bao giờ trở thành sự thật chỉ là tiểu tiết ma mị trong tuồng kịch dở cuối năm mà Trump vụng về dựng ra. Hay cố tình như hành động trả đũa giới lập pháp, những đồng minh chính trị bị ông cho là đã phản bội mình. Là gì thì nó có tác dụng như một liều trợ lực kích động lần cuối mà Trump tiêm vào nhóm ủng hộ mình, cho họ tin rằng Trump là người "yêu nước thương dân" (!?).

Khi số tử vong vì Covid-19 tăng cao mức báo động, số người đi lãnh thực phẩm miễn phí giữa mùa Đông đã tăng lên mức kỷ lục và vô số gia đình đang thiếu hụt, mong đợi tấm ngân phiếu từ chính phủ hơn bất cứ lúc nào thì Donald Trump bỏ mặc gói cứu trợ, quay lưng cùng người dân và nước Mỹ để cùng gia đình đi nghỉ Đông, đánh golf trong sự xa hoa và không quên tiếp tục gởi ra những tin nhắn đầy giận dữ và cay đắng ngay trong ngày  lễ. Đó là người đứng đầu quốc gia hay sao?

Những ngày quyền lực cuối cùng còn lại của Donald Trump chẳng ngoài mục đích trao lại tân nội các một nước Mỹ tệ hại nhất có thể. Đó là di hại lớn nhất mà Donald Trump đã đạt được trong bốn năm qua và riêng trong năm 2020 này.

Dẫu sao thì món quà cuối năm mà người dân Mỹ đã nhận được là sự hợp lực thành công trong việc loại bỏ Donald Trump ra khỏi Bạch Ốc, để đón chào tân nội các cùng một năm mới chứa chan niềm hy vọng sẽ mang đến nhiều điều tốt lành hơn.

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.