Hôm nay,  

Tại Sao Các Phim Về Giáng Sinh Lại Hấp Dẫn Trong Mùa Lễ Năm Nay

25/12/202000:00:00(Xem: 2874)
TAI SAO CAC PHIM GIANG SINH LAI HAP DAN 02
Cảnh trong phim “White Christmas.” (www.theconversation.com
 
Mùa lễ cuối năm nay không như mọi năm vì đại dịch đang hoành hành khắp nơi, nhất là tại Hoa Kỳ và đặc biệt tại California, với sự gia tăng cao kỷ lục số người bị truyền nhiễm, vào bệnh viện và tử vong. Mùa lễ năm nay chắc chắn sẽ buồn tẻ vì không có những cuộc tụ họp đông đảo náo nhiệt và vui vẻ. Nhưng mọi người cũng tìm ra cách để giải trí mà cách thông thường nhất là ngồi nhà xem phim. S. Brent Rodriguez-Plate, Giáo Sư về bộ môn Nghiên Cứu Tôn Giáo và Truyền Thông và Điện Ảnh tại Đại Học Hamilton College ở New York đã có bài viết về vấn đề này được đăng trên trang mạng www.theconversation.com vào ngày 18 tháng 12 năm 2020. Việt Báo xin dịch để cống hiến độc giả nằm nhà trong những ngày lễ cuối năm.
 
*******
 
Với đại dịch hạn chế đi lại trong mùa lễ, nhiều người Mỹ sẽ ngồi trước truyền hình để xem những cuốn phim ngày lễ thích thú của họ, cùng với uống bia rượu ưu thích – một ly nước táo nóng hay một chung rượu – để cho đời vui thêm.

Phim ngày lễ đã trở thành một phần quan trọng của các cuộc lễ hội mùa đông của người Mỹ và lại còn nhiều hơn đối với những ai cách ly vào mùa lễ năm nay. Trang mạng giải trí Vulture báo cáo 82 phim ngày lễ mới được tung ra trong năm 2020. Nhưng, ngay cả trước khi đóng cửa, việc sản xuất các phim Giáng Sinh hàng năm được báo cáo là tăng ít nhất 20% kể từ năm 2017 chỉ trên một hệ thống dây cáp truyền hình.

Phim ngày lễ là phổ biến không chỉ đơn giản bởi vì chúng là “những cuộc trốn chạy,” như nghiên cứu của tôi về mối quan hệ giữa tôn giáo và điện ảnh. Đúng hơn, những phim này trao cho người xem một cái nhìn thoáng qua vào thế giới như nó có thể là.
 
Các phim Giáng Sinh như là sự phản ảnh
 
Đây là sự thật cụ thể với các phim Giáng Sinh.

Trong cuốn sách xuất bản năm 2016 “Christmas as Religion” [Giáng Sinh Như Là Tôn Giáo], học giả chuyên nghiên cứu về tôn giáo Christopher Deacy nói rằng các phim Giáng Sinh hành động như là “phong vũ biểu đo cách chúng ta có thể muốn sống và cách chúng ta có thể tự nhìn thấy và do lường chính mình.”

Những cuốn phim này cung cấp nhiều hình ảnh miêu tả của cuộc sống hàng ngày trong khi khẳng định các giá trị đạo đức và các giá trị xã hội cùng cách.

Phim cổ điển xuất hiện năm 1946 “It’s a Wonderful Life” – một cuốn phim tưởng tượng về một người đàn ông có tên George Bailey, là người đã chạm vào cuộc sống của nhiều người, bất kể tất cả các vấn đề của ông ấy – đại biểu cho tầm nhìn của cộng đồng mà trong đó mỗi công dân là một thành phần quan trọng.

Một cuốn phim khác thường chiếu lại trong thời gian này của năm là “The Family Stone,” được tung ra vào năm 2005, mà trong đó miêu tả những xung đột của gia đình trung bình nhất nhưng cho người xem thấy rằng những vụ cãi cọ có thể được giải quyết và hòa hợp.

Cuốn phim mùa lễ ở Anh năm 2003 “Love Actually,” thuật lại cuộc sống của 8 cặp vợ chồng tại Thủ Đô London, mang đến cho người xem chủ đề lãng mạn lâu đời và những thử thách của các mối quan hệ.
 
 Xem phim giống như thực hành nghi lễ
 
Khi các cuốn phim ngày lễ mang người xem vào thế giới hư cấu, con người có thể vượt qua những sợ hãi và ham muốn của chính họ về giá trị bản thân và các mối quan hệ. Những cuốn phim như thế có thể mang lại sự an ủi, tái khẳng định và thỉnh thoảng là sự can đảm để tiếp tục vượt qua các hoàn cảnh khó khăn. Các cuốn phim mang đến hy vọng trong niềm tin rằng tất cả rồi cuối cùng cũng sẽ trở thành ổn thỏa.

TAI SAO CAC PHIM GIANG SINH LAI HAP DAN 01

Các phim ngày lễ tạo ra những hiện thực thay thế giúp chúng ta an ủi. (www.theconversation.com)

Khi người ta xem một phần của chính cuộc sống của họ trên màn hình, hành động xem phim theo một cách đặc biệt tương tự như cách hành lễ tôn giáo.

Như nhà nhân chủng học Bobby Alexander giải thích, nghi lễ là các hành động thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người. Nghi lễ có thể mở ra “cuộc sống bình thường tới thực tại tối hậu hoặc hiện hữu hay thế lực siêu việt,” theo ông viết trong tác phẩm “Anthropology of Religion” [Nhân Chủng Học Về Tôn Giáo].


Thí dụ, đối với những người theo Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo, tuân theo nghi lễ ngày Sabbath bằng cách chia xẻ các bữa ăn với gia đình và không liên kết họ với sự sáng tạo của thế giới. Nghi lễ cầu nguyện trong các truyền thống Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo nối kết những cầu nguyện đó với Thượng Đế của họ, cũng như với đồng đạo của họ.

Các phim ngày lễ đôi khi giống nhau, ngoại trừ “thế lực siêu việt” làm cho người xem cảm thấy không phải về Chúa Trời hay đấng tối cao nào khác. Thay vì vậy, sức mạnh này là thông tục hơn: Nó là sức mạnh của gia đình, tình yêu thực sự, ý nghĩa của mái ấm gia đình hay sự hóa giải của các mối quan hệ.
 
Phim tạo ra thế giới lý tưởng
 
Lấy trường hợp của vở nhạc kịch “Holiday Inn” vào năm 1942. Nó là một trong những cuốn phim đầu tiên – sau các phiên bản khác nhau của thời đại im lặng “A Christmas Carol” của Charles Dickens – trong đó cốt truyện lấy Giáng Sinh làm bối cảnh, kể chuyện về một nhóm người làm văn nghệ đã tụ tập tại một quán trọ miền quê.

TAI SAO CAC PHIM GIANG SINH LAI HAP DAN 03

Cảnh trong phim cổ điển 1946 “It’s A Wonderful Life.” (www.theconversation.com)


Trong hiện thực, nó là phim thế tục sâu sắc về những điều thú vị lãng mạn, đã ẩn nấp trong ước muốn ca hát và nhảy múa. Khi nó được công chiếu, Hoa Kỳ đã lún sâu vào Thế Chiến Thứ II cả năm và tinh thần dân tộc không cao.
Cuốn phim không trở thành tác phẩm kinh điển. Nhưng bản nhạc “White Christmas” của Bing Crossby, mà xuất hiện trong đó, thì nhanh chóng in sâu vào trong tâm thức mùa lễ của nhiều người Mỹ, và cuốn phim năm 1954 được gọi là “White Christmas” đã trở thành nổi tiếng hơn.

Như sử gia Penne Restad đã viết trong tác phẩm được xuất bản năm 1995 của bà “Christmas in America,” tiếng hát nhạc tình của Crossby mang đến “sự diễn đạt tinh túy” của những ngày lễ, một thế giới mà “không có mặt đen tối” – mà trong đó “chiến tranh bị bỏ quên.”

Trong các cuốn phim Giáng Sinh tiếp theo, các tình tiết chính đã không được đặt trong bối cảnh chiến tranh, tuy nhiên vẫn thường xuyên có một cuộc chiến: đó là sự vượt qua loại ngày lễ có tính cách vật chất, mua bán và tặng quà.

Các cuốn phim như “Jingle all the Way,” “Deck the Halls” và “How the Grinch Stole Christmas!” xoay quanh ý tưởng rằng ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh không phải nằm trong chủ nghĩa tiêu thụ lan tràn nhưng mà là nằm trong thiện tâm và tình yêu thương gia đình.

Bác Sĩ Seuss nghĩ rằng ông có thể làm mất Giáng Sinh bằng việc lấy đi tất cả các món quà. Nhưng khi mọi người tụ họp lại nhau, không có quà, họ vẫn nắm tay nhau và ca hát trong khi người kể chuyện nói với khán giả rằng, “dù gì Lễ Giáng Sinh cũng đã đến.”
 
‘Tất cả sẽ ổn với cuộc đời’
 
Dù Giáng Sinh là lễ Thiên Chúa Giáo, hầu hết các phim ngày lễ đều không phải tôn giáo trong ý nghĩa truyền thống. Không có đề cập đến Chúa Jesus hay thánh kinh nói về ngày sinh của ngài.

Như học giả nghiên cứu truyền thông John Mundy đã viết trong bài khảo luận năm 2008 có tên “Christmas and the Movies” rằng, “Các phim của Hollywood tiếp tục xây dựng Giáng Sinh như là một hiện thực thay thế.”

Những cuốn phim này tạo ra các thế giới trên màn hình gợi lên các cảm xúc tích cực trong khi mang đến một vài nụ cười.

Phim “A Christmas Story,” từ năm 1983, gợi nhớ những dịp lễ thời thơ ấu khi cuộc đời dường như đơn giản hơn và ước muốn về một khẩu súng trường bằng hơi Red Ryder là thứ quan trọng nhất trên đời này. Cốt chuyện của phim “Elf” năm 2003 xoay quanh đòi hỏi đoàn tụ với người cha đã mất.

Cuối cùng, khi người kể chuyện nói sau đó trong phim “A Christmas Story” – sau khi gia đình đã vượt qua hàng loạt những rủi ro buồn cưới, các món quà được mở ra và họ tập trung cho ngày Lễ Giáng Sinh – đây là thời gian khi “tất cả đều ổn với cuộc đời này.”

Vào cuối năm 2020 nhiều bất an, và khi quá nhiều gia đình bị cách ly với những người yêu thương của họ, con người cần niềm tin vào thế giới mà trong đó tất cả đều ổn. Các phim ngày lễ cho phép một cái nhìn thoáng qua một nơi như thế. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức rầm rộ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.
Sự ra đi lặng lẽ của họa sĩ Nguyễn Đồng là một một dư vang trầm mặc trong ký ức nghệ thuật Miền Nam – một miền nghệ thuật từng sống động, tự do, nơi mà hội họa được đặt ngang hàng với văn học, triết học, và cả chính trị. Ông không những là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa, mà còn là nhân chứng của một nền văn hóa từng rực rỡ trước khi bị chôn vùi dưới lớp bụi chiến tranh và chính trị hóa nghệ thuật.
Buổi ra mắt tuyển tập "Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng hữu & Văn chương – Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt" cho thấy sự đóng góp, quý trọng của nhiều nhà văn, nhà thơ đối với nhà thơ nữ này. Độ dày sách này là 544 trang, dày gấp nhiều lần các thi tập trước kia của nhà thơ nữ này. Nơi đây cũng lưu giữ những ký họa, tranh bìa, thủ bút, thơ tặng, bình luận từ hơn 40 văn nghệ sĩ cho Nguyễn Thị Khánh Minh, trong đó có các tên tuổi lớn như Thầy Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, Trương Đình Uyên, Lê Thánh Thư, Đỗ Hồng Ngọc, và nhiều người khác.
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại Học Phương Nam (1974-1975). Ông đã có rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới trong đó phải kể đến Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Smithsonian tại thủ đô Washington. Tranh của ông được đánh giá cao bởi nhiều cây bút phê bình hội họa trong và ngoài nước..
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Một lần tôi bất chợt nghe Khánh Ly hát: Ta không thấy em từ bấy lâu nay, mùa mưa làm rừng đước dâng đầy/trên cao gió hát mây như tóc/tràm đứng như em một dáng gầy. Mỗi con lạch là mỗi xót xa, mỗi giòng sông là mỗi tuổi già, thành phố đâu đây khuất hình khuất dạng, cuộc chiến già nua theo mỗi tiếng ca…. (Thơ U Minh- Nguyễn Tiến Cung, Phạm Duy phổ nhạc.) Tiếnh hát của chị rời rạc, kể lể. Bài hát không có tiếng súng tiếng bom nào cả, nhưng qua cái giọng nhừa nhựa chẫm rãi của chị ta thấy như những trang sách viết về chiến tranh đang lật từng tờ và người lính đó đang bì bõm trong rừng đước U Minh. Anh không bao giờ còn gặp lại người yêu nữa. Anh tử trận hay người yêu đã bỏ đi xa? Kết thúc nào cũng buồn cả. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn hát giản dị này và lúc nào nghe cũng ứa nước mắt.
Lần đầu tiên tôi có cơ hội được một mình ngồi trò chuyện với cô Khánh Ly là một ngày của Tháng 3 cách đây tròn 15 năm – khi được sếp phân công phỏng vấn viết bài về sự có mặt của cô trong một đêm nhạc mang tên “Du Mục” của nhóm The Friends. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu gặp gỡ đó – giữa Khánh Ly – người được xem như một trong những huyền thoại của làng âm nhạc Việt Nam, và tôi – một phóng viên mới bước vào nghiệp cầm bút chưa đầy 2 năm. Nơi cô hẹn tôi là quán phở Nguyễn Huệ của chú Cảnh ‘Vịt’ (chú Cảnh đã bỏ trần gian đi rong chơi ở chốn xa lắc xa lơ nào cũng đã vài năm). Hôm đó, chồng cô, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan, chở cô tới. Trong hơn một tiếng đồng hồ, tôi đã hỏi cô nhiều câu – phần lớn chả ăn nhập gì đến chương trình cô sắp tham gia – mà chỉ là những câu hỏi tôi tò mò muốn biết về Khánh Ly – một người được bao người ngưỡng mộ, bao người mơ ước được gặp mặt – lại đang ngồi đối diện tôi, cùng tôi uống cà phê trong quán phở, và làm tôi bị say thuốc lá
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.