Hôm nay,  

Bạn Có Gặp Ông Già Noël Bao Giờ Chưa?

23/12/202011:49:00(Xem: 2298)


Noël là lễ truyền thống gia đình của nhiều nước trên thế giới, không nhứt thiết là gia đình Công giáo. Nhơn ngày lễ, người ta gặp lại nhau với nhiều thế hệ và cùng nhau ăn Noël vui vẻ.

Nhưng năm nay cái ý nghĩa đẹp của đêm lễ và làm hài lòng mọi người lại bị hụt hẫng vì con virus vũ hán ác ôn. Pháp và cả Âu châu bị giới hạn di chuyển. Tới những nơi đông đảo có nhiều rủi ro nhiễm bịnh làm cho nhiều người không mua sắm quà biếu như ý muốn được. 

Chánh quyền cho phép tự do đi lại đêm giao thừa 24 tháng 12 để mọi người đón lễ nhưng mỗi gia đình không  được tiếp quá 6 người khách mời. Có nhiều nước láng giềng như Hòa-lan, Ý, Đức, Bỉ cấm nghiêm ngặt hơn như chỉ tiếp 2 người khách mời, đi chung gần nhau trên đường phố cũng không qua 2 người. Không kể trẻ con dưới 12 tuổi.

Năm nay, trước tình hình khó khăn như vậy nên có nhiều người quyết định không ăn Noël và cả Tết Tây. Theo một thăm dò dư luận của viện Ifop phổ biến trên nhựt báo Le Parisien (1/11/20), có 7 người trên 10 (70%) sẵn sàng ở trong nhà cho tới cuối năm, không lễ lộc gì hết!

Một phụ nữ trẻ có ý kiếng là «mọi người nên tập trung lo cho sức khỏe của mình trong lúc này là ưu tiên hơn hết. Còn Noël hay Tết, ta có thể ăn sau. Như vào tháng 3 hay tháng 5. Tại sao không?»

Ý này lại không phải cá nhơn mà cùng lúc được nhiều người chia sẻ «nếu phải ăn lễ trong tình trạng đóng cửa vì dịch tàu hoặc có người nào trong gia đình bị bịnh thì tốt hơn, ta chờ qua Noël năm khác. Sức khỏe là trước hết!».

Ăn Noël hay không vẫn là điều quan trọng nhưng cái ý nghĩa Noël, cái mong đợi của nhiều người ở Noël, nhứt là trẻ con, lại còn quan trọng hơn. Ông Bà nội ngoại muốn có món quà cho cháu. Cha mẹ, anh chi em, người thân, những người đang yêu nhau, thiếu món quà là một năm buồn. Một nam không có Noël!

Với trẻ con, quà sẽ được Ông Già Noël mang tới để trong giày của chúng nó, hay dưới gốc cây thông ở phòng khách. Chúng nó tin chắc sẽ có quà vì trong năm, chúng được khen ngoan và học giỏi.

Nhưng cha mẹ của chúng đã không tổ chức Noël được do tình hình dịch bịnh tràn lan, vậy năm nay, Ông Già Noël có tới được không?

Ta chờ tin Ông Già Noël hay thử đi tìm ông ấy? Nhưng ông ở xa lắm.


Ông Già Noël nào?

Ông Già Noël thật tình cũng là con người khá phức tạp về lý lịch. Nhiều nước Âu châu theo đạo Thiên Chúa nhưng lại khác hệ phái nên Ông Già Noël vì đó cũng có tên gọi khác nhau. Tây gọi Ông Già Noël (Papa Noël, Père Noël, hay dễ thương như «Petit Papa Noël» (bài hát của Tino Rossi), Hòa lan thì Saint Nicolas, Huê kỳ gọi Sinter Klass, các nước Bắc Âu là Santa Claus, Nga gọi Grand-Père Gel (Ông  Nội/Ông  Già Băng giá), Khi xuất hiện, ông mặc áo choàng đỏ, râu bạc phơ, đi xe tuần lộc. Riêng ông Già Noël Saint Nicolas thì cởi lừa.

Nhưng nhiều người cho rằng nguồn gốc của ông vẫn là Saint Nicolas. Đến thế kỷ XVI, Tin Lành dẹp bỏ lễ Saint Nicolas ở nhiều xứ Âu châu nhưng Hòa-lan giữ lại dưới tên Sinter Klaas và ngày nay, tới ngày lễ vào giữa tháng 11, Ông Gia Noël mặc áo đỏ, mủ đỏ, cùng với phụ tá, tới bằng tàu chạy hơi nước, đem quà tới phát cho trẻ con. Nhưng muốn nhận quà, trẻ con phải biết hát chúc mừng ông và Noël.

                                                blank

                                                   Ông Già Noël trên dường phố Hòa-lan

Khi tới Huê kỳ, ông mang tên Sinter Klass hay Santa Claus và trang phục cũng thay đổi để ông trở thành một Ông Già Noël thân thiện hơn.

Nhà xã hội học, bà Martyne Perrot, khi nói về các giai thoại mang ít nhiều tín ngưỡng dân gian về Ông Già Noël – vì Ông là Thánh (Saint), như Saint Nicolas – tóm lược lại chủ thuyết hòa đồng tư tưởng này: «Ý tưởng Ông  Già Noël là một người Huê kỳ có phần đúng vì sự cấu tạo ra nhơn vật này, thực tế, gắn liền với lịch sử những di dân nữu-ước. Đó là một nhơn vật di dân, vì ông  mang ở người ông một chút của những xứ mà ông đã đi qua và nay thì ông có đủ những nét văn hóa ông đã vay mượn từ các nơi đó».


Đã biết qua Ông Già Noël, có lẽ ta cũng nên lần tới quê hương của ông để biết thêm  sanh hoạt của ông vào mùa Noël. Như cả thế giới gởi thư về ông để  xin việc này, món quà kia.

Có thật ông nhận thư không? Vậy ông có nhà bưu điện, có địa chỉ? Và có cả Văn phòng quản lý thư? 

Năm nay, may mắn là vào mùa Noël, hôm 20/12/20, nhà báo Bùi Đoàn của Tuần báo L'Obs đi tới làng quê của ông và đã gặp ông. Vậy các bạn và Cỏ May tôi chỉ xin tháp tùng theo là đủ.


Ông Già Noël ở tận làng Laponie, Rovaniemi, Phần-lan

  1. Nhà báo nói chuyện điện thoại với Ông Già Noël (Santa Claus) xong, được ông tuyển làm

  2. phụ tá đọc thư cho nhơn viên văn thư của ông. Một cơ hội bằng  vàng. Chuyện không ngờ vì trước đó, nhà báo chỉ 

  3. nghĩ được phỏng vấn ông là may mắn lắm rồi. Và còn có thể gặp Ông Già Noël vào 

  4. sáng thứ hai.Vào tháng 12 hằng năm là lúc ông bận rộn vô cùng, theo bà đặc trách về Sở Báo chí 

  5. và Du lịch thành phố Rovaniemi của ông cho biết.

Khi nhận lời phỏng vấn,  Ông Già Noël cũng đòi gởi tới trước cho ông những câu hỏi. Và việc phỏng vần phải giữ thật nghiêm chỉnh. Nhà báo không được phép hỏi lung tung theo sự tò mò của mình.


Năm nay đi tới quê hương của Ông Già Noël khá phức tạp vì Phần-lan đóng cửa biên giới do dịch vũ hán hoành hành Âu châu. Chỉ có những doanh nhơn và đại diện truyền thông ngoại quốc là được mời.

Nhà báo phải làm test PCR về corona vũ hán, trình giấy tờ cho cảnh sát biên phòng. Ông trình cảnh sát coi đơn xin phỏng vấn Ông Già Noël đã được chấp thuận nên cảnh sát vui vẻ cho ông qua.


Năm rồi, thành phố Rovaniemi có 63 000 dân, thế mà đã đón nhận tới 310 000 du khách. Một kỷ lục. Vào tháng 12, ai muốn trông thấy Ông  Gia Noël ở đàng xa, thường cũng phải đợi mất ít lắm là 3 giờ. Nhưng năm nay, làng quê của Ông Già Noël, «Santa Claus Village», nơi du lịch nổi tiếng nằm tận cùng Cực Bắc, lại vắng hoe.


blank

Photo Bui Doan, L'Obs


Bên cạnh «Santa Claus Village» là «Santa Park», nằm trong một cánh rừng thông, cũng đóng cửa. Trong màn đêm của miền Bắc Cực mùa đông, tất cả vắng lặng. Thỉnh thoảng xuất hiện những ánh chớp sáng lập lòe như bóng những con ma đang di chuyển.

Bỗng có một nhơn viên của Văn phòng của Ông Già Noël tới dẩn nhà báo vào. Hai bên lối đi dẫn vào Văn phòng la liệt những đồ chơi, quà biếu cho trẻ con săp gởi đi. Tiếng nhạc thảnh thót làm cho nhà báo bỗng cảm thấy ơn ớn xương sống. Như cảm giác mình sắp gặp nữ hoàng Anh quốc không bằng.


Bước theo người dẫn đường, nhà báo thắc mắc chút nữa đây mình phải chào Ông Già Noël như thế nào cho phải phép? Chấp tay xá thật sâu xuống gần tới đất như cựu TT Obama chào Tập Cận-bình? Hay cụng cùi chỏ với ông ấy? Thì trước mặt, ông đang ngồi bệ vệ trong ngai của ông. Bổng nhà báo giựt mình:


-Welcome! Sit!» 


Nhưng trước mặt nhà báo là tấm kiếng ngăn Ông  Già Noël với khách tới viếng thăm. Nhà báo giữ khoảng cách 2 thước, ngồi xuống.


-Bạn có thể ngồi xích lại gần hơn. Có kiếng ngăn nên không sợ gì cả. Nhiều trẻ con lo ngại cho sức khỏe của tôi nhưng tôi mạnh khỏe. Hằng ngày, tôi luôn giữ khoảng cách an toàn 2 thước.

Vả lại nhờ sữa của mấy tuần lộc  mà hệ thống miễn nhiễm của tôi được tăng cường tối đa.


Nhà báo có cảm tưởng như Ông Già Noël không thể tự cử động một mình được mà cần phải có sự giúp đỡ của phụ tá. Mười lăm phút tiếp kiến Ông Già Noël sắp qua. Ông bảo nhà báo:


-Về thư từ, gởi quà,...bạn hãy gặp phụ tá của tôi.


Thường chúng ta có thể nói chuyện, thảo luận với Ông Gia Noël nhưng năm nay không được vì bị dịch vũ hán làm thấy đổi hết sanh hoạt quen thuộc.

Nhà báo đi tới nhà bưu điện của Ông Già Noël. Đúng vậy. Có thật nhà bưu điện tại thành phố Rovaniemi. Laponie là xứ của Ông Già Noël, nó trải dài từ phía Bắc Thụy-điển qua phía Bắc Na-uy. Tuy nằm tận cùng trái đất nhưng nó cũng có một giai thoại đẹp trong lịch sử cách đây hơn nửa thế kỷ. Năm 1950, phu nhơn cựu Tổng thống Roosevelt ngỏ ý muốn tới thăm xứ Phần-lan bị chiến tranh tàn phá và bà muốn tới tận vùng Bắc Cực.

Rovaniemi xây cất cái nhà gỗ nhỏ ấy, tọa lạc đúng trên đường cực Bắc. Theo thời gian nó trở thành Santa Claus Village cho du khách tới chụp hình.

Từ năm 2010, Rovaniemi chánh thức trở thành sanh quán của Ông Già Noël.

Có truyền thuyết nói quê hương của Ông Già Noël là ngọn núi Korvatunturi ở Nga hay còn gọi là «Núi tai» vì nó có hình dáng giống như tai của người ta để lắng nghe nguyện vọng của trẻ con.

Ông Già Noël có tiếp du khách vào mùa hè nhưng từ năm 2000, thì mùa Noël mới là cao điểm

Bưu điện phải tuyển thêm người mới giải quyết ổn thỏa khối lượng thư từ  gởi tới. Năm 1999, Ông Già Noël nhận được 20 triêu bức thư từ khắp thế giới. Nhưng Noël năm vừa qua, ông chỉ nhận có 500 000 thư. Có lẽ do ảnh hưởng dịch vũ hán vừa bùng phát, giao thông nhiều nơi tạm ngưng.


blank

Buu điện của Ông Già Noël 


Trong khối thư ở đây, có nhiều thư tới từ Pháp do trẻ con pháp viết gởi Ông  Già Noël. Ngoài phong bì, trẻ con đề tên người nhận thư rất ngộ nghĩnh, đầy thơ mộng, đúng hơn «
Ông Già Noël ở trên Trời», hoặc «Ông  Già Noël, đường mây» (Le Père Noël, chemin des nuages), «Ông Già Noël, đường lên Trời, Libourne». Ở đây ghi Libourne vì theo địa chỉ củ từ năm 1967 của Văn phòng của ông.

Ngày nay, thư từ chỉ cần ghi «Ông Già Noël» là tới thẳng bưu điện Rovaniemi ở Laponie. Bạn đọc thử gởi sẽ nhận được hồi âm của Ông Già Noël. Nếu không trả lời, Cỏ May tôi sẽ khiếu nại cho.


blank

Photo Đoan Bui, L' Obs


Mở số thư gởi từ Pháp ra coi, nhà báo gặp một bức thư trong đó có hóa đơn 200€, vội trình cho phụ tá của Ông Già Noël:

-Bạn đừng ngại. Thư sẽ được gởi trả lại cho người gởi. Chuyện vui là khi nhận thư, người đó sẽ ngạc nhiên là thư của mình đã đi lạc tới Ông Già Noël!

  1.  

  2. Năm nay, trong số thư, ngoài những thư trẻ con viết có nhắc tới Coronvirus vũ hán, khuyên 

  3. Ông Già Noël cẩn thận rửa tay nhiều lần, giữ khoảng cách 2 thước, đừng tới chổ đông 

  4. người, có nhiều đứa còn gởi biếu Ông Già Noël mặt nạ chống coronavirus. Thật dễ thương!

Một bé khác viết:

«Ông  Già Noël thân,

Cháu thấy Ông rất đẹp vì ông mặc toàn màu đỏ. Cháu muốn hun ông một cái nhưng coi chừng coronavirus, ông đừng quên mang mặt nạ nghen».

Một bé khác nữa viết:

Ông Già Noël thân,

 Ông  gởi cho cháu thuốc chủng nhanh đi để giết con virus mau.


Đọc thư của trẻ con gởi  Ông Già Noël, có khi người đọc không khỏi cảm thấy tim mình bổng se lại hoặc nhói lên. Như thư này:

 

Ông Già Noël thân,

Năm nay, cháu viết thư cho ông, là năm thứ năm không có cha cháu bên cạnh từ khi cha cháu lên ở trên trời. Năm nay, cháu rất ngoan nhưng cháu thấy dường như cháu không được thưởng. Cháu hi vọng là cháu lầm.

Vui Noël.

Nguyễn thị Cỏ May




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.