Hôm nay,  

Nét Nhạc Êm Đềm Trữ Tình của Lại Quốc Hùng

21/12/202017:53:00(Xem: 3232)

LAI QUOC HUNG


Năm 2007 lần đầu tiên tôi được nghe ca khúc "Những Sáng Thứ Bảy" của nhạc sĩ Lại Quốc Hùng - sáng tác trước 1975. Melody nhẹ nhàng, lời tình tự êm ái, lồng trong khung cảnh buổi sáng yên tĩnh, chỉ có gió mùa thu lay động những chiếc lá vàng ... (còn thứ bảy có lẽ là ngày cuối tuần rảnh rỗi để tác giả đi lang thang chăng?). Ca khúc buồn man mác nhưng vẫn thấy chút hy vọng mong manh qua tia nắng ấm ban mai. Đây quả là một ca khúc hay và "quyến rũ" người yêu nhạc ...

Cũng năm 2007, Tâm Hảo đã hân hạnh thu âm ca khúc trữ tình này để tặng tác giả:

MP3-2007: http://www.cothommagazine.com/nhac1/LaiQuocHung/NhungSangThuBay-LQH-TH.mp3  

(hòa âm: Thanh Trang)

Youtube-2020: https://www.youtube.com/watch?v=Uyxu3xK8VKo

Sau khi giới thiệu "Những Sáng Thứ Bảy" lên website Cỏ Thơm, thân hữu và độc giả đã gởi một số cảm nhận như sau: vài người đã nghe từ thuở Sài Gòn trước 75 qua tiếng hát của ca sĩ Anh Ngọc bây giờ mới nghe lại, có người nghe lần đầu viết thư hỏi nhạc sĩ Lại Quốc Hùng là ai ... tóm lại ai cũng khen ca khúc này và mong được nghe thêm các ca khúc khác của anh.

Thời gian lững lờ trôi, cách đây vài tuần Vũ Trung Hiền (em ruột của cố nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm) có liên lạc với Lại Quốc Hùng và được biết anh vừa thực hiện một số nhạc phẩm sáng tác trước và sau 1975 - album có tên "Những Sáng Thứ Bảy - Ca khúc Lại Quốc Hùng". Sau đó, chúng tôi có dịp thư từ qua lại và được tác giả - hiện cư ngụ ở California, gần thủ phủ Sacramento - ưu ái gởi cho những nhạc phẩm trong album và tài liệu để chúng tôi thực hiện trang này. Một số các ca khúc đã được nhà văn/họa sĩ Đinh Tiến Luyện đưa vào Youtube channel với những tranh "bìa" anh vẽ thật đẹp và lãng mạn [Đinh Tiến Luyện là tay viết/minh họa chủ lực cho báo Tuổi Ngọc (1969-1975) - https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/tuoi-ngoc ]



Thời gian này đúng là cơ duyên để chúng tôi hiểu thêm về một nhạc sĩ tài hoa nhưng ít người biết đến. Ngoài dạy học, anh Lại Quốc Hùng đã từng tích cực sinh hoạt văn nghệ trước 1975, từng là ca trưởng trong Ca Đoàn Trùng Dương, một số ca khúc của anh được các ca nhạc sĩ nổi tiếng yêu mến và trình bày như Thái Thanh & Ban Thăng Long, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc ...

Chúng tôi thích thú với nét nhạc đẹp của Lại Quốc Hùng, từ những ca khúc sáng tác sau 1975: Lời Thầm của Giòng Sông (1978), Sài Gòn Lại Có Em (1992), Cali Đêm Giao Thừa (2019) ... cũng như các ca khúc sáng tác trước 1975: Cho Nhau (1972), Thì Thầm (1973) và Tình Chết (1971)... 3 bài viết của người bạn thân Nguyễn Tường Thiết, Trần Đình Lương và người yêu âm nhạc/ nhà văn Lê Hữu cho biết thêm về tác giả và nhận định về nhạc Lại Quốc Hùng, thuộc nhạc thính phòng, kén cả người hát lẫn người nghe, sáng tác với âm vực rộng, có những đoạn chuyển đổi lạ nên ca sĩ phải chú ý để hát cho chuẩn ... Khi nghe "Thì Thầm" và "Lời Thầm của Giòng Sông" do ca sĩ "thứ thiệt" trình bày mà cũng thấy những chỗ hát chưa được "thoát" cho lắm - chắc chắn tác giả vốn là một cựu ca trưởng vẫn còn muốn tốt đẹp hơn nữa!

Trang này vẫn tiếp tục được bổ túc với các ca khúc khi tác giả thực hiện thêm trong tương lai.

Thân chúc anh Lại Quốc Hùng những ngày nghỉ hưu thoải mái và nhiều sức khỏe,

Phan Anh Dũng

Rockville, Maryland USA / May 15, 2020

***

Trang mạng của Lại Quốc Hùng:

http://www.cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1420&Itemid=47


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức rầm rộ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.
Sự ra đi lặng lẽ của họa sĩ Nguyễn Đồng là một một dư vang trầm mặc trong ký ức nghệ thuật Miền Nam – một miền nghệ thuật từng sống động, tự do, nơi mà hội họa được đặt ngang hàng với văn học, triết học, và cả chính trị. Ông không những là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa, mà còn là nhân chứng của một nền văn hóa từng rực rỡ trước khi bị chôn vùi dưới lớp bụi chiến tranh và chính trị hóa nghệ thuật.
Buổi ra mắt tuyển tập "Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng hữu & Văn chương – Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt" cho thấy sự đóng góp, quý trọng của nhiều nhà văn, nhà thơ đối với nhà thơ nữ này. Độ dày sách này là 544 trang, dày gấp nhiều lần các thi tập trước kia của nhà thơ nữ này. Nơi đây cũng lưu giữ những ký họa, tranh bìa, thủ bút, thơ tặng, bình luận từ hơn 40 văn nghệ sĩ cho Nguyễn Thị Khánh Minh, trong đó có các tên tuổi lớn như Thầy Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, Trương Đình Uyên, Lê Thánh Thư, Đỗ Hồng Ngọc, và nhiều người khác.
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại Học Phương Nam (1974-1975). Ông đã có rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới trong đó phải kể đến Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Smithsonian tại thủ đô Washington. Tranh của ông được đánh giá cao bởi nhiều cây bút phê bình hội họa trong và ngoài nước..
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Một lần tôi bất chợt nghe Khánh Ly hát: Ta không thấy em từ bấy lâu nay, mùa mưa làm rừng đước dâng đầy/trên cao gió hát mây như tóc/tràm đứng như em một dáng gầy. Mỗi con lạch là mỗi xót xa, mỗi giòng sông là mỗi tuổi già, thành phố đâu đây khuất hình khuất dạng, cuộc chiến già nua theo mỗi tiếng ca…. (Thơ U Minh- Nguyễn Tiến Cung, Phạm Duy phổ nhạc.) Tiếnh hát của chị rời rạc, kể lể. Bài hát không có tiếng súng tiếng bom nào cả, nhưng qua cái giọng nhừa nhựa chẫm rãi của chị ta thấy như những trang sách viết về chiến tranh đang lật từng tờ và người lính đó đang bì bõm trong rừng đước U Minh. Anh không bao giờ còn gặp lại người yêu nữa. Anh tử trận hay người yêu đã bỏ đi xa? Kết thúc nào cũng buồn cả. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn hát giản dị này và lúc nào nghe cũng ứa nước mắt.
Lần đầu tiên tôi có cơ hội được một mình ngồi trò chuyện với cô Khánh Ly là một ngày của Tháng 3 cách đây tròn 15 năm – khi được sếp phân công phỏng vấn viết bài về sự có mặt của cô trong một đêm nhạc mang tên “Du Mục” của nhóm The Friends. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu gặp gỡ đó – giữa Khánh Ly – người được xem như một trong những huyền thoại của làng âm nhạc Việt Nam, và tôi – một phóng viên mới bước vào nghiệp cầm bút chưa đầy 2 năm. Nơi cô hẹn tôi là quán phở Nguyễn Huệ của chú Cảnh ‘Vịt’ (chú Cảnh đã bỏ trần gian đi rong chơi ở chốn xa lắc xa lơ nào cũng đã vài năm). Hôm đó, chồng cô, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan, chở cô tới. Trong hơn một tiếng đồng hồ, tôi đã hỏi cô nhiều câu – phần lớn chả ăn nhập gì đến chương trình cô sắp tham gia – mà chỉ là những câu hỏi tôi tò mò muốn biết về Khánh Ly – một người được bao người ngưỡng mộ, bao người mơ ước được gặp mặt – lại đang ngồi đối diện tôi, cùng tôi uống cà phê trong quán phở, và làm tôi bị say thuốc lá
Người đàn bà ấy, đứng trên sân khấu với mái tóc buông dài, đôi chân trần và một ánh mắt không có gì ngoài sự thản nhiên. Người ta gọi bà là "nữ hoàng chân đất," nhưng bà không phải là hoàng hậu của bất cứ điều gì ngoài nỗi buồn nhân thế. Đó là sự thản nhiên của một người đã thấy hết những gì cuộc đời có thể mang lại: những đỉnh cao, những vực sâu, những ngày tháng của ánh hào quang và những đêm dài của sự cô đơn tuyệt đối. Nếu có một người nào hát về sự mất mát mà không làm cho nó trở nên ủy mị, nếu có một người nào hát về những điều tan vỡ mà không cần phải gào thét lên, thì đó là Khánh Ly.
Và đêm qua, chân dung ấy đã mang bao tâm hồn, bao thế hệ cùng trở lại bên nhau. Anh biết không, trong khuôn viên rộng lớn của Bowers Museum, em đã nhận ra, và tìm về với bao nhiêu gương mặt thân quen mà đã từ lâu em không gặp. Họ là những tên tuổi lớn của mọi lĩnh vực từ văn chương, âm nhạc cho đến điện ảnh... Họ là những vị đã bước qua tuổi tám mươi, đến những em nhỏ chưa tròn đôi mươi. Họ là những nhân chứng của cuộc chiến tranh. Như một định mệnh, những tâm hồn ấy lại ngồi bên nhau để cùng nghe tiếng hát vang lên: “Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng, Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng” (Trịnh Công Sơn)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.