Học Giả Nguyễn Mạnh Hùng: Chính Quyền Joe Biden Sẽ Cương Quyết Hơn Với Trung Quốc, “Quan Hệ Donald Trump-Vladimir Putin Đặt Ra Rất Nhiều Nghi Vấn”

18/11/202015:10:00(Xem: 7546)

PHAM TRAN
Phạm Trần


Giới thiệu của Tác giả: Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ nhận chức vào ngày 20/01/2021. Ông Biden cho biết sẽ đưa ra chính sách chống dịch bênh Covid-19, ngay trong ngày đầu nhận nhiệm vụ. Ngoài ra chính quyền Biden cũng phải đối phó với tình hình kinh tế sa sút và nạn thất nghiệp lên cao trên toàn Thế giới do Covid 19 gây ra.

Trong lĩnh vực ngoại giao, các Nhà nghiên cứu tin rằng ông Joe Biden sẽ đổi mới toàn diện chính sách quan hệ với Đồng minh, nhưng đồng thời cũng cảnh giác cao độ với các nước đối thủ của nước Mỹ. Giới quan sát cũng tin rằng chính sách ngoại giao và mậu dịch tương lai của Chính quyền Biden sẽ có những điều kiện khắt khe hơn về dân chủ và nhân quyền đối với các đối tác.

Để giúp khai sáng viễn ảnh của chính sách Ngoại giao trong 4 năm tới của Chính quyền Biden, đồng thời nhìn lại những thành công và thất bại của Tổng thống Cộng hòa mãn nhiệm Donald Trump trong lĩnh vực này, chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, một Học giả chuyên ngành Chính trị Quốc tế. Ông là Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus) đã từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Ishak Institute, Tân Gia Ba.

Các bài nghiên cứu của ông, phần lớn về Á Châu và Đông Nam Á được đăng trên các Tạp chí chuyên môn (professional journals) như World Affairs, Asian Survey, Pacific Affairs, Global Asia, The Diplomat, Asia Pacific Bulletin và CogitAsia.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi:

JOE BIDEN-DONAL TRUMP

(H): Thưa Giáo sư, Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ nhận chức vào ngày 20/01/2021, và tôi tin rằng ông sẽ đưa ra một Chính sách ngoại giao mới đối với cả bạn lẫn thù để đánh dấu nhiệm kỳ Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dậy về Khoa Chính trị Quốc tế tại Đại học George Mason, xin ông cho biết Thế giới đang chờ đợi gì ở Chính quyền Biden ?

GS-TS Nguyen Manh Hung
Giáo Sư Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng



NMH: “Nói chung, các đồng minh và đối tác của Mỹ chờ đợi hai điều chính. Thư nhất, phục hồi quá trình hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa các đồng minh đã bị chính quyền Trump phá. Thư hai, một chính sách ngoại giao nhất quán, không có tính cách bốc đồng và bắt nạt. Ba đồng minh nặng ký của Mỹ --Pháp, Anh, Đức—đều tỏ vẻ vui mừng và là những nươc đầu tiên gửi lời mừng ông Biden đắc cử chức vụ Tổng Thống. Cụ thể, họ muốn Mỹ bò đường lối hành động đơn phương, gia nhập lại Hiệp định Khí hậu Paris để cùng nhau chặn đứng sự tàn phá môi sinh, hâm nóng địa cầu; trở lại Tổ chức Y tế Quốc tế để cùng nhau giải quyết nạn dịch Covit-19 đã giết chêt 1.2 triệu người trên thế giới và gây nhiều khó khăn kinh tế; gia nhập lại thỏa thuận về Kế hoạch Hành động chung (Joint Comprehensive Plan of Action) để hạn chế khả năng chế tao vũ khi nguyên tư của Iran; và môt chính sách nhất quán đối với sự bành trương của Trung Quốc."

(H): Sau 4 năm cầm quyền của Chính quyền Cộng hòa Donald Trump, Giáo sư đánh giá về Chính sách Ngoại giao của ông Trump như thế nào, đặc biệt với hai nước đối phương Nga và Trung Quốc trên ba lĩnh vực cốt yếu: Chính trị, Kinh tế và Quốc phòng ?

NMH: “Thành quả thì có mà thất bại cũng không phải là ít. Về thành quả, chính quyền Trump đã: 1) Làm áp lực khiến đồng minh phải đóng góp thêm vào nỗ lực chung bằng cách tăng ngân sách quốc phòng; 2) Triệt hạ Nhà nước Hồi giáo; 3) Làm môi giới để một số quốc gia Á Rập ký hiệp ươc với Do Thái, giảm rủi do chiến tranh DoThái--Á Rập và tăng cường an ninh cho Do Thái, tuy không đếm xỉa đến sự công bình cho dân tộc Palestine; 4) Áp dụng chinh sách cứng rắn về quan hệ thương mại vơi Trung Quốc gây khó khăn kinh tế cho nước này; 5) Xây dựng hợp tác 4 nươc (the Quad) Mỹ, Ấn, Nhật, Úc để cùng đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Về thất bại, chính quyền Trump đã: 1) Gây căng thẳng và làm suy yếu các liên minh chính và làm suy yếu ngay cả quyên lực cứng của Mỹ; 2) Làm suy giảm quyền lực mềm của Mỹ vì thế giơi bớt tin vào khả năng lãnh đạo và giá trị của Mỹ (cuộc khảo sát gần đây cùa Pew Research Center cho biết 83% người trong nhiều quốc gia trên thê giới được phỏng vấn nói rằng họ “không tin” Tổng Thống Trump “có khả năng hành xử đúng về các vấn đề quốc tế,” dươi cả Chủ Tịch Tập Cận Bình (78%) và Tổng Thống Putin (73%); 3) Các cố găng thay đổi chế độ (regime change) đã thất bại ở Iran, Bắc Triều Tiên, và Venezuela; 4) “Áp lực tôi đa” (maximum pressure) chưa có kết quả đôi vói Trung Quốc và thất bại ơ Iran (khả năng sản xuât vũ khí nguyên tư của Iran tăng, chính sách cấm vân không ngăn đươc Iran xuất cảng dầu hỏa và không đươc các đồng minh tôn trọng); 5) Chính sách “Mỹ trên hết” khiến “Mỹ bị cô lập;” 6) Không ngăn chặn được sự bành trương ảnh hương của Trung Quốc ở Biển Đông và bất lực trước vi phạm hiệp uoc quốc tế và nhân quyền của Trung Quốc ở Hồng Kong và Tân Cương.”

CUỘC CHIẾN MẬU DỊCH

(H): Theo quan điểm của ông thì Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump có thành công trong cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc không, bởi vì Tổng thống đắc cử Joe Biden đã phê bình rằng chính sách đối đầu với Trung Quốc của ông Trump chỉ mang lại thiệt thòi cho nhà nông, các nhà sản xuất và giới tiêu thụ của Mỹ. Tại sao?

NMH: “ Lúc đầu, chính quyền Trump không hề có ý định gây chiến tranh mậu dich vơi Trung Quốc mà muôn ký một thương ươc “lịch sử” đặt quan hệ kinh tế-thương mai song phương trên căn bản công bằng và lưỡng lợi, buộc Trung Quốc phải cải tổ cơ cấu (structural reform), không đươc “ăn cắp công nghệ” của Mỹ. Vì những mục tiêu này không đạt được nên mới xẩy ra chế tài và thương chiến. Cuôc chiên này làm thiệt hai cho cả hai nước, Trung Quốc mất một mảng lớn thị trương của Mỹ và tổng sản lượng nôi bộ (GDP) đã bị giảm. Ngươc lại, Mỹ ước tính bị mất đi 300.000 công ăn việc làm, tổng sản lượng quốc nội giảm 0.3%, nông dân Mỹ bị mất một thị trương lớn trị giá 24 tỷ Mỹ kim, giơi tiêu thụ Mỹ mất môt nguồn cung cấp hàng hóa rẻ tiền. Riêng đối với Mỹ, nhâp siêu từ TQ có giảm đôi chút nhưng nhập siêu các nươc khác lại tăng, làm trầm trọng thêm thâm thủng trong cán cân thương mại tổng quát của Mỹ. Ông Biden cho rằng cuộc chiến tranh thuế suất là một “sai lầm.”



Thêm vào đó, nạn dịch Covid-19 làm cho hai nươc bị lúng túng, nhưng Trung Quốc giải quyêt vấn đề có hiệu quả hơn, đẩy Mỹ lùi lại đằng sau.”

(H): Thưa Giáo sư, giới học giả và chuyên gia ngoại giao và an ninh Mỹ đã chỉ trích ông Trump, trong 4 năm cầm quyền, đã làm mất lòng nhiều nước Đồng minh lâu đời của Mỹ ở Châu Âu và Á Châu, nhưng lại có những quan hệ thân thiện với Nga, đặc biệt với Tổng thống Vladimir Putin; Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình và Nhà độc tài Kim Chính Ân (Kim Jong-un) của Bắc Hàn, nhưng lai không đem lại thắng lợi nào cho Hoa Kỳ về các lĩnh vực kinh tế và giải trừ vũ khí nguyên tử. Ông có đồng ý như thế không?

NMH: “Đồng ý. Mỹ hoàn toàn thất bại trong cố gắng giải trừ vũ khi nguyên tư của Iran và Bắc Hàn. Riêng cách đối xử của ông Trump đối vơi Nga và ông Putin (Trump tin ông Putin hơn các chuyên viên an ninh tình báo của Mỹ) đặt ra rất nhiều nghi vấn. Chinh sách đối vơi Băc Hàn là một thất bại vì phương thức điều đình (deal making) của Trump trươc thì dọa nạt sau thì tâng bốc không có ảnh hưởng gì vơi các lãnh tụ độc tài vốn được dân sùng bài, như Kim Chính Ân. Điều này cho thấy Trump chỉ dọa kẻ yếu và càn mình, nhưng lại lùi bươc trươc kẻ mạnh và không sơ mình.”

(H): Chính quyền Trump có dành được chiến thắng ngoại giao nào ở Trung Đông, Âu Châu và ở chiến trường Afganistan, sau khi triệt thoái hàng loạt quân đội Mỹ khỏi các vùng chiến lược này, hay Donald Trump đã mở cửa cho Nga và Iran mở rộng ảnh hưởng tại các nước Mỹ bỏ trống?

NMH: “Thắng lơi lơn nhât ơ Trung Đông là “quốc gia Hôi giáo” bị triệt hạ và môt số nhân vật cầm đầu chủ mưu các cuộc tấn công khủng bố bị giết. Mỹ không có khả năng can dư vào những cuộc chiến tranh không lối thoát (endless wars) nên phải rút. Khi rút thì tạo ra khoảng trông, những thế lực khác sẽ điền thế vào.”

MỸ-CHÂU Á

(H): Thưa ông, quay sang Á Châu, ông có thấy một tia hy vọng nào đã ló dạng trong nỗ lực thành lập khối 4 nước, dưới thời Donald Trump, do Hoa Kỳ lãnh đạo, gồm Ấn Độ, Úc Đại Lợi và Nhật Bản, để dối phó với kế hoạch bành trướng ảnh hưởng ở Á Châu-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Trung Quốc không ?

NMH: “Điều quan trọng là đã lập đươc môt cái khung để lôi cuốn hai nước lơn là Nhật và Ân tham dự vào viêc đối đầu với Trung Quốc. Những cuôc thao diễn quân sư chung của bốn nươc để bảo vệ an ninh khu vưc và “ngăn chặn những kẻ đe dọa môt khu vưc Ấn Độ Thái Bình Dương tư do và rộng mở” buộc Trung Quốc phải quan tâm và dè dặt. Nhưng ngươc lại, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đôi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo cơ hội cho Trung Quốc củng cố vai trò lãnh đạo kinh tê và chính trị của minh trong khu vưc qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vưc Toàn diện (Regional Comprehensive Economic Partnership) và sáng kiến “Môt vành đai, môt con đường” (One belt, One road Initiative). Lối hành đông đơn phương, bất nhất và bắt nạt đồng minh của chính quyền Trump đã gây nghi kỵ,làm mất niềm tin về khả năng và cam kết cũa Mỹ, do đó khiến thế đứng của Mỹ ở khu vực này suy yếu hơn.”

(H): Dưới chính quyền mới Joe Biden, ông có dự đoán nào về chính sách của Mỹ ở Biển Đông, trước chủ trương không từ bỏ tham vọng dành quyền kiểm soát vùng biển chiến lược này của Trung Quốc?

NMH: “Điều chắc chằn là dưới thời Biden, chính sách Mỹ sẽ có tinh cách nhất quán hơn, không o ép đồng minh và tìm cách xây dựng lại lòng tin đã mất. Quan tâm trươc mắt của Biden là đối phó với nạn dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế Mỹ, và ôn định tình hình nội bộ nên khó có thể coi Biển Đông là ưu tiên số 1. Nói chung, chính quyền mới sẽ bỏ cách hành đông đơn phương thiên về hợp tác đa phương. Ở Mỹ đã có đồng thuân lưỡng đảng rằng chính sách hòa hoãn, nhân nhương để Trung Quôc trở nên môt thành viên có trách nhiêm (responsible stakeholder) trong công đông thế giơi đã thất bại, vì thê cần phải cương quyết hơn đôi vói Trung Quốc. Chính quyền Biden sẽ tiếp tục chính sách này. Khác với Trump luôn coi Tập là “ngươi bạn tốt của tôi” và làm ngơ trươc những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, Biden, khi tranh cử, đã từng gọi Xi Jinping là “côn đồ”(thug) và cam kêt sẽ phục hồi vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong viêc cổ võ những giá trị nhân quyền và dân chủ, nhưng đồng thời cũng coi thương chiến vơi Trung Quôc qua biện pháp tăng thuế suất là một điều sai lầm. Có thể nói là quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tơi sẽ đặt trên căn bản quyền lợi quôc gia hơn là quan hệ cá nhân và sẽ pha trộn giữa đấu tranh và công tác, nhưng thiên về đấu tranh nhiều hơn.

Riêng đôi vơi khu vực Biển Đông, chinh quyền Biden sẽ tìm cách trở lai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũ (TPP) bằng cách gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Transpacific Partnership--CPTPP), sẽ tiếp tục các tác vụ tuần tra bảo về tư do lưu thông hàng hải (FONOP) và các cuộc thao diễn chung, giúp tăng cường khả năng quân sự của các đồng minh và đối tác trong khu vực, tiêp tục củng cố hợp tác bốn nuớc (QUAD) đồng thời tiếp nhận tham dự viên mới qua hình thức QUAD cộng (QUAD +). Điều quan trong là, với chính quyền Biden, các nước nhỏ sẽ bớt sợ bị Mỹ bỏ rơi vì quyền lơi kinh tế của Mỹ ở Trung Quốc và đồng thuận Xi-Trump về mối “quan hệ nươc lớn kiểu mời” (new type of great power relations). Một chỉ dấu đáng lưu ý khác cho thấy chinh quyền Biden có thể dứt khoát hơn trong cam kết bảo vệ đồng minh chống hành động lấn lươt của Trung Quốc là, trong cuộc nói chuyên điện thoại vơi Thủ Tương Nhật Yoshihide Suga hôm 12 tháng 11 vừa qua, Tổng Thông tân cử Biden đã mạnh dạn xác nhận rằng hiệp ươc phòng thủ chung Mỹ-Nhật áp dụng với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và đoan quyết Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về các đảo này.”

Thành thật cảm ơn Giáo sư.

Phạm Trần

(11/020)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.