Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nhân Chủng Học

09/11/202009:24:00(Xem: 3917)

blank


Thứ nữ của nhà văn Vũ Khắc Khoan, chị Vũ Thị Gấm, có lẽ hiện đang sống đâu đó trong Silicon Valley (nơi còn được người Việt “mệnh danh” là Thung Lũng Hoa Vàng) của tiểu bang California. 

Bốn mươi năm qua, tôi cũng vẫn quanh quẩn ở địa phương này nhưng chưa gặp lại chị Gấm lần nào. Thế mới biết là quả đất tuy tròn nhưng quá lớn nên cơ hội gặp lại cố nhân (để có dịp thưa thốt một lời thâm tạ) cũng chả dễ dàng chi.

Tôi tới Hoa Kỳ vào cuối năm 1980. Qua năm 82, sau khi tiêu hết đến đồng bạc trợ cấp cuối cùng, tôi xin đi bán xăng và ghi danh vào một trường đại học cộng đồng – West Valley College – nơi mà chị Vũ Thị Gấm đang làm cố vấn (academic counselor) cho những sinh viên vừa nhập khóa.

Chị hỏi: 

  • Em muốn học ngành gì? 

  • Anthropology.

  • What’s?

  • Nhân Chủng Học!

Chị Gấm tròn xoe mắt như chợt nhìn thấy một sinh vật lạ, vừa đến từ hành tinh nào khác. Ở vào thời điểm ấy, gần như cả nước đều đói vàng cả mắt, đám thuyền nhân vừa rời Việt Nam đều mang theo một ghánh nặng và nỗi ám ảnh chung là sự trông đợi (thuốc men, quà cáp, tiền bạc …) của thân nhân hay bạn bè còn ở lại. 

Do vậy, lớp người tị nạn đầu tiên đều hối hả học lấy một cái nghề tào lao gì đó (miễn là có thể kiếm việc được ngay) nên sự lựa chọn của tôi quả là có hơi xa vời và … xa xỉ!

  • Ở Mỹ, môn khoa học nhân văn thường chỉ dành cho người giầu có. Họ học để thoả mãn nhu cầu hiếu tri, hay để “trang trí” cho cuộc sống của mình thêm phần phong phú thôi em ạ. 

Ngó bộ tôi chưa “thủng” nên bà chị nhẹ nhàng nói thêm đôi câu (nghe) hơi nặng:

  • Với cái bằng Tiến Sỹ Nhân Chủng Học thì chỉ có hai cách để kiếm tiền thôi: đi dậy hoặc đi chạy taxi. Chị không tin là em có thể chạy taxi ở San Franciso hay New York, và cũng không nghĩ rằng người ta sẽ mướn một một người thiểu số với cái giọng nói tiếng Anh (khó nghe) như em làm thầy giáo. 

Ngưng chút xíu, chờ cho tôi thấm thía sự đời, rồi chị ấy lại thong thả tiếp:

  • Nên học một cái gì nào thực dụng thì hơn, em ạ. Hiện tại ngành điện tử ở vùng này rất “hot.” Lương hướng cũng khá cao nào mà chỉ cần vài tháng là lấy được một cái chứng chỉ (certificate) và có thể đi làm kiếm tiền liền.

Từ thưở ấu thơ, tôi được mọi người trong gia đình “âu yếm” gọi tên là Út Khùng. Bạn học và bạn bè trong xóm cũng thế: Tiến Khùng. Tôi quả là “có hơi bị làm sao” thật nên vợ con không có, mèo chó cũng không, dù tam thập nhi lập tới nơi. 

Không ai dám kỳ vọng hay trông chờ một đồng xu (hay cắc bạc) nào từ một thằng khùng cả nên tôi vô cùng nhẹ ghánh. Tuy thế, tôi lại tự gán cho mình một sứ mệnh khá nặng nề và vô cùng cao cả (khác). Nó cao đến độ hơi khó có thể giải bầy với một người mới gặp lần đầu:

  • Em muốn… em muốn… tìm hiểu một ngành học lạ, chưa hề có ở VN, để khi về nước sẽ lập một phân khoa về Nhân Chủng Học chị ạ… 

Tôi nói chưa hết ý nhưng chị Gấm xem chừng đã bị lùng bùng (luôn cả hai tai) và không còn kiên nhẫn nữa:

  • Còn nhiều người đang chờ nên em cứ về suy nghĩ kỹ đi. Mai mốt mình sẽ bàn luận thêm cũng được.

Đúng hẹn tôi trở lại. Vẫn nhất định giữ nguyên cái ước mơ xa vời (và xa xỉ) của mình. Dù không nghe nhưng tôi cảm được một tiếng thở dài (cố nén) của người đối diện. Cuối cùng, bà chị đành chép miệng: 

  • Thôi thế này vậy. Thay vì Nhân Chủng Học, em theo ngành Xã Hội đi. Đường có thể ngắn hơn vì không nhất thiết phải học đến tiến sỹ, và cơ hội kiếm được việc làm cũng dễ dàng hơn.  

Thấy tôi hơi nhăn mặt nên chị Gấm tiếp liền:

  • Sau khi xong cử nhân thì em ghi danh học tiếp về Công Tác Xã Hội (Social Work) nhá. Chương trình tương đối nhẹ vì vừa học vừa được gửi đi thực tập, và thời gian thực tập vẫn có thể được trả lương hoặc được nhận stipend.  


  • Stipend là cái gì hả chị?


  • Cũng tựa như một loại học bổng vậy cho sinh viên nghèo vậy mà.


  • Social Work có nhiều nhánh lắm: child welfare, aging, mental health … Nếu lựa chuyên về sức khoẻ tâm thần thì sau khi ra trường, và sau hai năm làm việc toàn thời gian, em sẽ hội đủ điều kiện để thi lấy bằng hành nghề tâm lý trị liệu. Psychotherapy hoàn toàn còn mới lạ ở Việt Nam nên sau này, khi có cơ hội trở về, tha hồ mà … múa gậy vườn hoang – chịu chưa?

Mãi đến giờ tôi vẫn nhớ nụ cười chế giễu của chị Gấm, sau câu nói cuối cùng. Tôi theo đúng từng bước như lời của bà chị cố vấn nhưng đợi gần nửa thế kỷ rồi mà đường về thì vẫn không có lối. Tôi chả có cơ hội nào lập một phân khoa Tâm Lý Trị Liệu ở nơi quê hương, xứ sở của mình, dù tóc đã điểm sương!

Bằng cấp – rốt cuộc – rồi cũng chỉ là thứ cần câu cơm, không hơn không kém. Dù sao thì tôi vẫn phải nhớ ơn chị Gấm vì nhờ lời khuyên bảo chí tình của chị mà tôi kiếm được một cái cần câu khá tốt, để làm kế sinh nhai – thay vì chạy taxi – cho hết phần đời còn lại.

Giấc mơ Nhân Chủng Học tuy đã chết từ lâu nhưng tôi vẫn chưa chôn. Thỉnh thoảng (khi lang thang trên mạng) nếu thấy có ai viết chi đó về khai quật, mồ mả, xương cốt, đồ đá, đồ sắt, đồ đồng… thì thế nào tôi cũng ghé mắt xem qua chút xíu. 

Tuần rồi, tôi tình cờ đọc được hai bài viết ngắn (đề cập đến quan niệm của nhà nhân chủng học Margaret Mead) về điểm xuất phát của nền văn minh nhân loại:

Xin tóm lược: 

Khi được hỏi rằng điều gì có thể được xem như là dấu hiệu đầu tiên của văn minh? Mead trả lời rằng trong thế giới loài vật khi một con thú bị gẫy chân thì cầm chắc như là chết. Bởi nó sẽ không còn khả năng kiếm sống và sẽ bị bị đồng loại ăn thịt tức thì. Do vậy, khi khai quật được một cái xương đùi bị gẫy và được chữa lành (15 ngàn năm trước) thì đây chính là di chỉ của sự văn minh: chứng tích về sự  tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, để sinh tồn của loài người. Văn minh khởi đầu ở nơi mà tha nhân được trợ giúp khi lâm vào nghịch cảnh. 

Quan niệm dung dị của nhà nhân chủng học Margaret Mead khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi chợt nhớ đến một mẩu tin ngắn, đọc được trên báo Công An, vào hôm 22/08/2020: Truy tìm kẻ cướp giật vé số của người khuyết tật ở Bình Dương

Mà nào có riêng chi ở Bình Dương. Loại tin tức tương tự vẫn xuất hiện nhan nhản hằng ngày trên mặt báo:

Những công dân lão hạng và khuyết tật ở Việt Nam – rõ ràng – không được xã hội cưu mang nên vẫn phải tìm mọi cách để mưu sinh, và vẫn bị đồng loại “làm thịt” đều đều. Ở xứ sở này khái niệm về sự tương trợ hay giúp đỡ lẫn nhau – dường như  – mỗi lúc một thêm xa lạ. 

Giữa những ngày bão lụt, thiên hạ không khỏi ngỡ ngàng khi đọc một mẩu tin đang lan tràn trên báo chí: “Tìm được trâu bị lũ cuốn trôi chủ nhân bị đòi 10 triệu tiền chuộc.” FB Phạm Văn Thành đặt câu hỏi: “Con người đã thành hùm beo tự khi nào ?”

blank


Vấn đề cũng không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân. Ở bình diện thể chế cũng thế, chính sách và chủ trương của nhà nước hiện hành tại Việt Nam cũng không dung tha những người thất thế.
Đất đai là sở hữu của toàn dân – xin đan cử một thí dụ – chỉ là một thứ điều luật để hợp pháp hóa những vụ cướp bóc và sát nhân ở đất nước này.  

Ngày 9 tháng 1 năm 2020, một nông dân Việt Nam ở huyện Mỹ Đức, Lê Đình Kình đã bị giết hại khi vết thương đùi (bị một đồng chí của ông đá gẫy) vẫn chưa lành lặn. Mai hậu, nếu những nhà nhân chủng học tương lai khai quật được hài cốt của nhân vật này (hoặc tìm ra mấy đôi nạng sắt cùng những cái chân giả – nằm vương vãi giữa đống xà bần đổ nát, ở vườn rau Lộc Hưng – sau vụ cưỡng chế đất đai hồi năm 2019) họ “dám” sẽ kết luận rằng đó là dấu chỉ của nơi mà văn minh bắt đầu suy tàn, vào hồi thế kỷ XXI AD.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.