Hôm nay,  

Còn Lâu Trung Quốc Mới Nắm Được Vai Trò Lãnh Đạo Thế Giới

17/09/202016:02:00(Xem: 3866)


                                                  Kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc trị giá 1.500 tỉ đô  tiêu tan vì đại dịch COVID-19 – Tâm Bão

  1. Mở bài

Để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa, Trung Quốc nổ lực cố nắm lấy vai trò là một siêu cường lãnh đạo thế giới. Tập Cận Bình đưa ra chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường (Nhất Đới-Nhất Lộ), dùng đồng tiền để viện trợ, cho vay và đầu tư vào các quốc gia đang phát triển trên vành đai từ Châu Á đến Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu. Mưu đồ của Tập Cận Bình là dùng bẫy nợ để thu phục, khống chế và cướp đất của các quốc gia con nợ, gây ảnh hưởng tạo thành một khối dưới sự lãnh đạo của Bắc Kinh.

Âm mưu gian trá của « bẫy nợ » bị phát hiện và chống đối dưới nhiều hình thức. 

« Vành Đai-Con Đường » bị phá sản.

Còn lâu Trung Quốc mới nắm được vai trò lãnh đạo thế giới.

  1. Chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường 


                               Tầm nhìn "vành đai - con đường" của Trung Quốc tại Nam Á   Sáng kiến Vành đai và con đường: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học thế  giới

Chiến lược  Một Vành Đai- Một Con Đường. Nguồn: Conversation

Vành Đai-Con Đường là một chiến lược vĩ đại, đầy tham vọng để trở thành một siêu cường thế giới. Chiến lược gồm nhiều tuyến đường trên bộ và tuyến đường trên biển đi qua 56 quốc gia, nối liền Trung Quốc với các nước trong Vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải, Trung Á, Tây Á, Nam Á, Ấn Độ Dương.

Trung Quốc lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á, AIIB (AIIB=Asian Infrastructure Investment Bank) với số vốn 124 tỷ USD, viện trợ, cho vay và đầu tư vào các nước đang phát triển.

Tập Cận Bình tuyên bố: « Chiến lược nhằm mục đích tạo ra phát triển toàn diện với các nước để tăng cường tình hữu nghị, tăng cường hợp tác cùng có lợi, đẩy mạnh quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh để đến gần nhau hơn ».

Hàng hóa Trung Quốc dễ tiếp cận các thị trường trên vành đai. Việc giao thương đưa đồng nhân dân tệ lên vai trò quốc tế.

Tổng thống Pháp Macron cho biết: « Con đường nầy sẽ dẫn các quốc gia đi theo nó trở thành chư hầu ».

  1. Vài nét tổng quát về nợ ODA

1). Nợ ODA là gì?


ODA (Official Development Assistance) là Hỗ trợ Phát triển Chính thức.
Gọi là hỗ trợ vì các khoản tiền cho vay không có lãi, hoặc lãi suất rất thấp, trong một thời gian dài từ 10 đến 40 năm.
Gọi là chính thức, vì nó chỉ cho chính phủ vay mà thôi.
Gọi là phát triển, vì các nước giàu cho vay vốn để giúp đỡ các nước nghèo, trước hết là xoá đói giảm nghèo và sau đó là phát triển kinh tế. 

Nợ ODA  đi liền với gói thầu EPC. Các nước cho vay luôn luôn ràng buộc con nợ phải để cho nhà thầu của họ thực hiện các dự án.

2). Thầu EPC là gì?

Thầu EPC còn được gọi là tổng thầu, “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering, Procurement and Construction, là thiết kế, mua sắm và xây dựng.
Là gói thầu được trao toàn bộ công trình, từ việc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và dụng cụ trang bị, vật liệu, lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là từ A đến Z của dự án. Công nhân xây dựng là người của nhà thầu.

Nước chủ nhà chỉ chờ cho dự án hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.

  1. Trung Quốc rót hàng chục tỷ đô la để xây 77 đặc khu kinh tế trên toàn thế giới

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, tính đến ngảy 6-4-2017, Trung Quốc đã có 77 khu kinh tế được xây dựng trên 36 quốc gia trong đó 20 quốc gia nằm trên tuyến đường Vành Đai-Con Đường của Tập Cận Bình, với số lượng vốn trên 20 tỷ USD.

Trung Quốc đầu tư vào Sri Lanka 8 tỷ USD, Vào Myanmar (Miến Điện) 20 tỷ USD, vào Indonesia 20 tỷ, Campuchia, Malaysia…


1). Đặc khu Sihanoukville, Campuchia


                        Theo Đa Chiều, tổng số sòng bạc ở Sihanoukville hiện đã nhiều hơn kinh đô cờ bạc Macau, Trung Quốc   Vén bức màn về đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia  - ảnh 10

                             Tổng số sòng bạc ở Sihanoukville nhiều hơn kinh đô cờ bạc Macau, Trung Quốc


Đặc khu Sihanoukville lớn nhất ở Campuchia. Diện tích 1,143 ha, có hơn 100 công ty đến thuê để mở cửa hàng và các dịch vụ khác. Lực lượng lao động có hơn 16,000 người, đa số là người Trung Quốc. 

Ở thời điểm vào tháng 6 năm 2017, có 94 công ty Trung Quốc và 12 công ty từ Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Ireland.

Đặc khu gồm có các sòng bài, khách sạn, trung tâm mua sắm, khu nghỉ dưỡng, chung cư.

Khách du lịch đa số là người Trung Quốc, họ chỉ mua sắm ở những cửa hàng của người Trung Quốc. Họ chỉ đi taxi do người Tàu lái.

Nhiều công ty và doanh nghiệp người Campuchia phải rời Sihanoukville về quê làm nghề nông.

Hải cảng Sihanoukville miễn thuế, nên người Tàu đưa hàng của họ từ đại lục đến đó để xuất cảng ra các nước ngoài.

Ngoài đặc khu Sihanoukville, ở Campuchia còn có một khu đặc biệt ở tỉnh Kampong Speu, cách Phnom Penh 30 km.


2). 13 khu kinh tế của người Trung Quốc trên đất Lào


                         TỄU - BLOG: THẬT KINH KHỦNG! HÃY XEM HẾT VIDEO NÀY Vén bức màn về đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia  - ảnh 7



Lào là một quốc gia nhỏ, với 7 triệu dân mà nhận số đầu tư quá lớn của Trung Quốc có nguy cơ rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.

Để nhận tiền đầu tư, Lào phải chấp nhận 3 điều kiện của Trung Quốc. Một là chấp nhận chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan và Tây Tạng. Hai là các công ty Trung Quốc phải được phép khai thác tài nguyên của Lào. Ba là phải hợp tác xây tuyến đường sắt từ Lào sang Thái Lan. Được biết Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục nối kết đường sắt tới Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Lào phải cho Trung Quốc thuê 3,000 ha đất trong 99 năm, như Sri Lanka cho Trung Quốc thuê hải cảng Hambantota.

Theo tờ Nikkei Review thì ở Lào có 13 đặc khu của Trung Quốc, rộng 10,000 ha (1 ha=10,000 m2). Chính phủ Lào cho Trung Quốc thuê 3,000 ha đất trong 99 năm.

Đặc khu nằm tại khu Tam giác vàng, gồm 3 nước Lào, Myanmar (Miến Điện) và Thái Lan.

Điểm đặc biệt của khu nầy là tất cả các ngôi nhà, cơ sở đều xây giống như Tử Cấm Thành thu nhỏ. Toàn bộ là một khu phố Tàu (China Town). Những bảng hiệu toàn là chữ Tàu.

Giờ giấc được chỉnh theo giờ của Trung Quốc. Đồng tiền trao đổi là nhân dân tệ của Tàu. Công nhân đa số là người Trung Quốc và gia đình họ.

Khu vui chơi giải trí gồm việc cờ bạc, khách sạn, tiệm massage trá hình. Cũng có khu đặc biệt dành cho du khách từ Trung Quốc đến.

Tóm lại, đặc khu là một thành phố của Bắc Kinh.

Nổi bật trong đặc khu là sòng bạc Kings Romans do người Tàu tên Zhao Wei làm chủ.

Hãng tin AFP đăng tải, Bộ Tài chánh Mỹ đưa sòng bài Kings Romans vào danh sác trừng phạt về tội phạm có tổ chức. Là trung tâm buôn ma túy, mua bán động vật quý hiếm được đưa vào danh sách phải bảo vệ.

  1. Sáu quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc

Tập Cận Bình sử dụng nợ như là vũ khí để thực hiện chiến lược Vành Đai-Con Đường. Các chương trình đầu tư của Trung Quốc là những cạm bẫy thật sự đối những quốc gia nhỏ yếu, đầy tham nhũng và những hành vi chuyên chế tại những nền dân chủ đang gặp khó khăn về kinh tế .

Sau đây là sáu quốc gia đã và đang rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc.

1). Sri Lanka

 

Năm 2010, Trung Quốc đưa hối lộ cho Tổng thống Sri Lanka là Mahinda Rajapakse (2005-2015) để Sri Lanka nhận vay 8 tỷ USD xây hải cảng hiện đại tại thị trấn Hambantota (1.5 tỷ USD), sân bay quốc tế Mattala Rajpaksa và hệ thống xa lộ cao tốc.

Sau khi hoàn thành, hàng hóa phải nằm chờ hai ngày tại cảng, mới có tàu đến. Sân bay tầm mức quốc tế chỉ có 5 chuyến bay mỗi tuần với vài trăm hành khách. Sân bay quốc tế của Sri Lanka được mệnh danh là « Sân bay cô đơn nhất thế giới ».

Hạ tầng cơ sở hiện đại như bến cảng, sân bay, xa lộ không mang lợi ích cho quốc gia. Nền kinh tế Sri Lanka lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp với ba sản phẩm chính là trà, dừa và cao su, tiền bán ra không đủ tiền trả nợ nên buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong thời hạn 99 năm, cộng thêm với 6.000 ha đất xung quanh để Trung Quốc xây căn cứ quân sự, tiếp nhận lực lượng hải quân, tàu ngầm và các cơ quan tình báo của họ. 

Bị siết nợ, Sri Lanka bị mất chủ quyền một thế kỷ cho Trung Quốc. Sri Lanka là một đảo nhỏ nằm sát phía nam của Ấn Độ, dân số 22 triệu người. Thủ đô thương mại là Colombo. Trước kia đảo quốc nầy có tên là Ceylon. (Tích Lan)


2). Việt Nam


             http://www.vanthailand.com.vn/templates/pictures/content/cao%20toc_VUHQ.jpg  Image result for hình ảnh đường cao tốc bắc nam  

         Dự án Đường cao tốc Bắc-Nam


Bị sập bẫy nợ, Việt Nam dâng hai cảng cho Trung Quốc 99 năm

Việt Nam bị dính vào bẫy nợ nên phải cho Trung Quốc xử dụng hai hải cảng là Hải Phòng và Vân Đồn (Quảng Ninh) trong 99 năm.

Không biết con số nợ chính xác là bao nhiêu, nhưng Việt Nam đã vay nợ ODA của Trung Quốc để xây hàng chục nhà máy nhiệt điện và các loại nhà máy khác như: nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, Sơn Đông, Cẩm Phả, Mạo Khê, Quảng Ninh 1 và 2, Hải Phòng 1 và 2, Vĩnh Tân 2, các nhà máy phân đạm và hiện tại là dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Trong tương lai gần, là nhà thầu Trung Quốc sẽ thực hiện dự án đường cao tốc Bắc Nam.

Các nhà thầu Trung Quốc ỷ vào vai trò ông chủ của Việt Nam nên làm ăn cẩu thả, bê bối và lo hối lộ cho các quan chức liên hệ nên đa số các nhà máy vừa tiếp nhận thì chạy ì ạch, bữa đực bữa cái, thế mà Việt Nam không dám phản đối. Thu nhận nhà máy nhiệt điện xong thì phải qua Tàu mua điện. Thân phận tôi tớ là thế.

Về dự án đường cao tốc Bắc Nam, nhà thầu Trung Quốc sẽ thi công trong thời gian tới. Dự án nầy đang gây tranh tranh cãi dữ dội. Các chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ đã đưa đơn phản đối, vì hiện tại Việt Nam đã có đường xe lửa Bắc Nam, và hai con đường cao tốc Bắc Nam.

Bọn Hán ngụy chỉ vâng lời quan thầy Tàu khựa mà làm ngơ ý kiến của người dân.

Vừa rồi cha nội Tổng Bí nhắc lại phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Ba xạo.


3). Pakistan

 

Pakistan là quốc gia bị sập vào bẫy nợ của Trung Quốc. Pakistan nằm ở phía tây bắc Ấn Độ, bị sập bẫy nợ nên phải cho Trung Quốc thuê cảng nước sâu chiến lược Gwadar trong 40 năm để nước chủ nợ nầy xây căn cứ quân sự trên đất Pakistan.

Pakistan nằm trên Vành Đai-Con Đường của Trung Quốc, do hiệp ước song phương Pakistan-Trung Quốc, Pakistan vay 40 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu là nhà máy thủy điện Diamer Basha trên sông Indus chi phí 14 tỷ USD.

 

4). Nước Montenegro

 

Montenegro là quốc gia nhỏ bé nằm phía nam Châu Âu, có ranh giới chung với các nước Croatia, Bosna, Serbia, Kosovo. Diện tích 626,000Km2. Dân số 625,883 (2011). Thủ đô là Padgoria.

Trung Quốc đề nghị xây con đường có biệt danh là « Công trình thế kỷ dẫn đến thế giới hiện đại » với số nợ là 950 triệu USD. Do sở trường câu giờ, đội vốn của nhà thầu, số tiền từ 950 triệu lên tới 1.2 tỷ USD.

Con đường mới chỉ hoàn thành được một phần. Số nợ chiếm 80% GDP nên không đủ tiền trả nợ. Chính phủ tăng thuế, ngừng trả lương cho công chức, cắt giảm chi tiêu công mà cũng không đủ tiền trả nợ. Nợ ngâm càng lâu thì số lãi suất càng tăng theo thời gian vay nợ.

Cũng giống như dự án Cát Linh-Hà Đông ở Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc câu giờ để đội vốn. Dự án Cát Linh-Hà Đông kéo dài hơn 9 năm mà chưa hoàn thành  con đường xe điện treo chỉ có 13Km.

 

5). Maldives

 

Maldives là một đảo quốc gồm 26 đảo san hô, nằm ở Ấn Độ Dương, cách Sri Lanka 700Km. Diện tích 298Km2. Dân số 402,071 (2014). Thủ đô tên Balé. Ngành du lịch là nguồn lợi chính mang ngoại tệ về cho đảo quốc nầy.

Chính phủ độc tài và tham nhũng. Nước nầy vay nợ Trung Quốc số tiền là 225 triệu USD để xây cây cầu manh tên « Cầu Hữu nghị Trung Quốc-Maldives ».

Tỷ lệ nợ công của Maldives chiếm gần 100% GDP, nên không có khả năng trả nợ. Điều mà Trung Quốc nhắm tới là xây một căn cứ quân sự ở đó.

Để đính chính dư luận, Đại sứ Trung Quốc tuyên bố « Việc Trung Quốc đầu tư vào Maldives hoàn toàn là việc bình thường. Các cáo buộc Trung Quốc thu tóm đất đai và bẫy nợ là hoàn toàn vô căn cứ ».

 

6). Djibouti

 

                            https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/08/mot-vanh-dai.jpg  Djibouti – Wikipedia tiếng Việt

   Djibouti mũi tên vàng

 

Cộng hòa Djibouti, vì thiếu nợ nên nhường quyền kiểm soát hải cảng quan trọng cho Trung Quốc.

Quốc gia nầy nằm tại vùng Sừng Phi Châu, có biên giới chung với Somalia, Ethiopia. Phía đông là Biển Đỏ. Diện tích 23,200Km2. Dân số 476,700 người. Đa số lãnh thổ là sa mạc và có nhiều núi cao trên 1,000m. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có. Luôn thiếu lương thực. Đã có nhiều nạn đói đe dọa trên 30,000 người.

Djibouti sống nhờ vào việc cho thuê đất để các nước lập căn cứ quân sự. Mỗi năm thu vào 160 triệu USD. Các căn cứ quân sự gồm có Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Trung Quốc.

Djibouti nhường hải cảng quan trọng về chiến lược là Doraleh Container Terminal cho Trung Quốc kiểm soát. Hải cảng nầy kiểm soát con đường đi vào các căn cứ quân sự của các nước nêu trên. Nó có vị trí quan trọng trong mắt xích của Vành Đai-Con Đường của Trung Quốc.

Ngoài các quốc gia kể trên, Kenya cho Trung Quốc thuê cảng Mobasa 99 năm. Turkmenistan và Angola phải cho Trung Quốc đặc quyền khai thác khí đốt và kinh doanh dầu mỏ. Tóm lại, Trung Quốc đã cướp đất và tài nguyên của những quốc gia con nợ.

Thủ đoạn cho vay thả giàn để đưa con nợ vào bẫy. Một khi đã là con nợ của Trung Quốc, thì lãnh thổ và chủ quyền rất khó được bảo toàn.

  1. Các nhà thầu Trung Quốc làm ăn bê bối

    1. Tác hại của dự án nhà máy thủy điện Myitsone, Myanmar

Dự án nhà máy thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư với vốn 3.6 tỷ USD. 90% điện do nhà máy phát ra phải được xuất khẩu về Vân Nam (TQ) trong khi đa số người Miến Điện (Myanmar) đang thiếu điện xài.
Dự án gây thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, sinh thái, xã hội, nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của người Miến Điện.
Những thiệt hại như sau: Mất 70,000 hecta rừng. Mất 47 ngôi làng của sắc tộc Kachin bị dìm dưới mặt nước. Trên 10,000 người Kachin bị quân đội cưỡng chế phải từ bỏ nơi sinh sống để đến nhưng khu tập trung. Họ không có đất để canh tác. Dân Miến Điện thất nghiệp trong khi đó Trung Quốc đưa 40,000 công nhân người Tàu sang công trường.

Các di tích lịch sử, văn hóa của sắc tộc Kachin bị xóa bỏ vĩnh viễn vì bị nhấn chìm dưới mặt nước.
Nông nghiệp, ngư nghiệp thuộc hạ nguồn sông Irrawady bị tác hại nghiêm trọng.
Hàng trăm cuộc biểu tình phản đối từ trong nước ra đến nước ngoài, chống đối dự án Myitsone.
Tổng thống Thein Sein phải ra lịnh ngưng dự án vào ngày 30-9-2011.

6.2. Tác hại của dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, Việt Nam

Nhà thầu Trung Quốc chiếm 90% các dự án trọn gói EPC (EPC= Engineering, Procurement and Construction - thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công)
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu TQ đảm nhận. Chi tiết như sau:
Khởi công ngày 10-10-2011. Cam kết hoàn thành vào năm 2014. Chạy thử toàn tuyến đường 13km vào năm 2015. Chính thức đưa vào vận hành vào quý 1/2015.
Vốn Trung Quốc khởi đầu là 550 triệu USD. Nhà thầu tự ý câu giờ để  “đội vốn” là gia tăng số vốn lên tới 868.06 triệu USD. Tức là tăng 318 triệu, buộc Việt Nam phải vay thêm TQ số tiền nầy.

Con đường dài 13km tổng giá là 868.06 triệu USD, như vậy mỗi một km trị giá 66 triệu USD.

Nhà thầu bê bối, vi phạm rất nhiều biện pháp an toàn gây tai nạn chết người. 15 người chết và 30 người bị thương phải nằm bịnh viện.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam nêu ý kiến :
« Không thể đánh đổi quyền lợi và tính mạng của người Việt Nam để vay vốn của Trung Quốc ».

  1. Các dự án lớn của Trung Quốc bị đình chỉ hoặc hủy bỏ

Tài liệu tổng hợp từ Financial Times, Wall Street Journal, Bloomberg Business thì những dự án của Trung Quốc bị các quốc gia đình chỉ hoặc hủy bỏ như sau:

1. Dự án xây cất Thành phố Sri Lanka trị giá 1.5 tỷ USD bị hủy bỏ.
2. Nhà máy thủy điện Myitsone/ Myanmar 3.5 tỷ USD
3. Mỏ đồng và đường sắt Myanmar 24.6 tỷ USD
4. Mua và đầu tư công ty OZ Minerals/Australia 23.26 tỷ USD
5. Đầu tư vào Equinox/Canada 5.9 tỷ USD
6. Đường sắt cao tốc Mexico 4 tỷ USD
7. Mỏ dầu Iran 2.5 tỷ USD
8. Đập thủy điện Stung Cheay/Campuchia 400 triệu USD
9. Khu nghỉ dưỡng World Shine đèo Hải Vân/Việt Nam

Lý do: môi trường, xã hội, an ninh quốc gia, không thực hiện đúng theo thời hạn giao kết, quản lý không minh bạch, hối lộ hay tham nhũng…

  1. Các nước đối phó với nhà thầu Trung Quốc như thế nào?

Ngân hàng nhà nước cho vay nợ để thực hiện các dự án. Số tiền không giao cho nước con nợ, mà giao cho nhà thầu Trung Quốc. Do đó, quốc gia con nợ không có quyền gì trong việc sử dụng tiền nợ. Gói thầu EPC là do nhà thầu Trung Quốc thực hiện toàn bộ từ A đến Z, nước chủ nhà chỉ chờ cho dự án hoàn tất mới thu nhận. Như vậy, nhà thầu mới vi phạm nhiều lỗi lầm, và các nước chủ nhà mới khởi kiện các nhà thầu.

  1. Tại Canada

Phiên tòa ở Alberta/Canada xử phạt nhà thầu TQ vì đã gây tai nạn làm chết 2 người và 4 người bị thương.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động, ông Gil McGower cho biết: “Nhà thầu TQ không chỉ xuất khẩu công nhân chất lượng thấp mà còn xuất khẩu chuẩn mực an toàn rất tồi sang các nước khác”.
Cũng tại Alberta, tòa án đưa ra 14 cáo buộc nhà thầu Thượng Hải vì vi phạm an toàn lao động, thi công không đúng kỹ thuật. Nhà thầu bị phạt 1.5 triệu USD.

2. Tại Mexico

Dự án đường sắt cao tốc trị giá 4 tỷ USD bị đình chỉ vì có liên quan đến hối lộ và tham nhũng.


3. Tại Zambia

Hồi tháng 5/2014, chính quyền Zambia ra lịnh đình chỉ hoạt động của nhà thầu Tập đoàn Quốc tế Hà Nam (TQ) vì lý do an toàn lao động. Đã gây tai nạn làm chết 5 người trong dự án xây đường ống dẫn nước ở thành phố Livingston.

4. Ở Ethiopia

Hồi tháng 6/2014, chính quyền Ethiopia buộc nhà thầu TQ phải tháo gỡ 5.6km đường sắt và phải trả tiền chi phí về việc tháo gỡ đó. Lý do là nhà thầu cố ý làm sai kỹ thuật. Trong thiết kế buộc phải hàn dính để nối các thanh sắt của đường rail, nhưng nhà thầu lại bắt ốc vít để nối lại.

  1. Trung Quốc sẽ để cho Vành Đai-Con Đường lặng lẽ chết

Dự án đầy tham vọng của Trung Quốc không những bị nhiều quốc gia con nợ hủy bỏ, tẩy chay, mà đang gặp khó khăn vì tình hình kinh tế trong nước của Bắc Kinh. Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng tác động mạnh đến kinh tế Trung Quốc.

    1. Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho chiến lược Vành Đai-Con Đường của Trung Quốc

Ngày 19-6-2020, trong cuộc họp báo, ông Wang Xiaolong, Tổng giám đốc Vụ Kinh tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết, hiện có 40% dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.

Giao thông bị gián đoạn, các đường bay quốc tế ngưng hoạt động. Dự án các nước phải dừng thi công. Một số quốc gia quyết định tạm ngưng các dự án để xét lại, hoặc hủy bỏ với lý do là lo ngại về chi phí và tham nhũng.

    1. Nhiều quốc gia lưỡng lự hoặc tẩy chay

Thủ tướng Mahathie Mohamad của Malaysia đã hủy bỏ hai dự án « Vành Đai.Con Đường Lớn » và tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD. Chính phủ mới của Pakistan yêu cầu Trung Quốc xét lại hai dự án do Trung Quốc đầu tư trị giá 60 tỷ USD. Chính phủ Mayanmar nói với Bắc Kinh là dự án đập thủy điện sẽ không tiếp tục thi công sau khi đã đình chỉ.

    1. Ngoại hối suy giảm, ngân sách thâm hụt

Do cách ly xã hội, ngành du lịch tạm ngưng hoạt động, kéo theo những dịch vụ về hàng không, khách sạn, nhà hàng, các sòng bạc đóng cửa…Các dự án nước ngoài cũng ngưng thi công, công nhân thất nghiệp. Ngân sách quốc gia của Trung Quốc phải đương đầu với ngân khoản hỗ trợ người già nghỉ hưu gia tăng.

Giấc mộng Vành Đai-Con Đường bị thất bại nặng nề, uy tính Tập Cận Bình xuống dốc.

  1. Còn lâu Trung Quốc mới nắm được vai trò lãnh đạo thế giới

  1. Chưa đỗ ông Nghè mà đe hàng tổng


                                    'Sự cố ngoại giao' thể hiện thái độ coi thường của Trung Quốc đối với tổng thống Obama trong chuyển thăm Trung Quốc vào năm 2016. Để so sánh, Thủ tướng Angela Merkel đi trên thảm đỏ (trái), ông Obama đi lối cửa sau của máy bay bằng thang thường (phải).

    Thủ tướng Angela Merkel đi trên thảm đỏ, ông Obama vui cười đi cửa sau của máy bay bằng thang thường


Chưa trở  thành siêu cường mà hống hách, hung hăng và ngạo mạn đối với siêu cường số một là Hoa Kỳ. Vụ việc xảy ra tại sân bay Hàn Châu, Trung Quốc. Ngày 3-9-2016, khi Tổng thống Barack Obama đến dự phiên họp của G-20 ở Hàn Châu. Tổng thống Obama phải rời chiếc Air Force One bằng cửa nhỏ ở bụng máy bay, dành riêng cho nhân viên an ninh và những người tháp tùng. Tóm lại, Tổng thống Mỹ không xuống sân bay bằng thang có trải thảm đỏ. Trong khi đó, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Úc, và những lãnh đạo các quốc gia khác xuống máy bay bằng thảm đỏ.

Ngoài ra, Cố vấn An ninh Quốc gia, bà Susan Rice từ khu vực dành cho báo chí tiến đến đoàn xe chở tổng thống Mỹ, thì bị một quan chức Trung Quốc quát tháo. Hai bên có lời qua tiếng lại thì quan chức Trung Quốc lớn tiếng: 

“Đây là đất nước của chúng tôi. Đây là sân bay của chúng tôi!”. Bà Rice đáp trả: “Đây là máy bay Mỹ và Tổng thống Mỹ” Hai bên cãi vã cho đến khi một đặc vụ Mỹ đến can thiệp.

Dư luận báo chí cho biết, đây là một vụ có tính toán, có tổ chức, cố tình làm mất mặt Tổng thống Obama và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. 

Tổng thống Obama cho biết: “Không nên quá chú tâm đến việc ở sân bay Hàn Châu. Tôi sẽ không làm chuyện bé xé ra to. Trung Quốc phát triển trong hòa bình là lợi ích của Hoa Kỳ và thế giới. ".

Có phải chủ trương ôn hòa nầy của Tổng thống Mỹ, mà ông đã được trao giải Nobel Hòa bình, công bố ngày 9-10-2009 với lý do “Nổ lực phi thường của ông để tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”.

  1. Còn lâu

Các nhà nghiên cứu và phân tích quốc tế công nhận rằng Trung Quốc đã phát triển nhanh với ý đồ thống lĩnh thế giới. Hoa Kỳ cần phải củng cố lại vai trò trách nhiệm đối với thế giới, nếu muốn duy trì vị thế của mình.


Tuy nhiên hành động ăn cướp ở Biển Đông khiến cho Trung Quốc không có tư cách lãnh đạo thế giới.

Mặc dù kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, nhưng vẫn còn thua Hoa Kỳ.

GDP Trung Quốc là 13.61 trillion USD (2018). Một trillion là một ngàn tỷ (1,000 tỷ). Vậy GDP TQ là 13 ngàn tỷ 61.

GDP Hoa Kỳ 20.54 trillion USD (2018). Là 20 ngàn tỷ 54 USD.


Về mặt quân sự. Ngân sách quốc phòng của Mỹ to gấp 4 lần của Trung Quốc. Ngân sách nầy to hơn tổng số ngân sách của 8 nước cộng lại. Hải quân Hoa Kỳ kiểm soát hầu hết vùng biển của thế giới. Quân đội Hoa Kỳ có mặt trên khắp các lục địa có người sinh sống.

Lực lượng vũ trang Mỹ luôn luôn giữ vai trò khống chế trên toàn thế giới. Vai trò ưu việt đó chưa hề suy giảm. Trước kia Liên Xô đã từng thách thức Hoa Kỳ, bây giờ thì nước Nga ví như con vịt què lê lết đi sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc không bao giờ so sánh được với Mỹ.

Còn lâu Trung Quốc mới hạ được Hoa Kỳ để nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới.

  1. Kết luận

Thế giới đã nhận ra mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Tham vọng của Tập Cận Bình là đưa Trung Quốc lên nắm vai trò lãnh đạo thế giới bằng một chiến lược cũng đầy tham vọng, đó là chiến lược Vành Đai-Con Đường. Trung Quốc tung tiền ra để cho vay, đầu tư vào 56 quốc gia trên thế giới.

Tập Cận Bình thực hiện chiến lược nầy bằng ý đồ bất chánh, đó là dùng bẫy nợ để khống chế các quốc gia con nợ để cướp đất và những bến cảng làm căn cứ quân sự.

Thương chiến Mỹ-Trung và COVID-19 đã làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái, ngân sách quốc gia cạn kiệt. Các dự án đầu tư ở nước ngoài không thể tiếp tục xây dựng sau đại dịch.

Thế là chiến lược của Trung Quốc bị phá sản và Tập Cận Bình đã bị mất uy tín.

Ngày 15-9-2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói chuyện tại Hội Đồng Đại Tây Dương: «Thế giới đã nhận ra mối đe dọa từ Bắc Kinh »

Thế giới nhận ra. Thế giới tẩy chay. Thế là Trung Quốc còn lâu mới nắm được vai trò lãnh đạo thế giới.

Trúc Giang 

Minnesota ngày 17-9-2020.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.