Hôm nay,  

Cộng Đồng Á Châu Mang Ơn Người Da Đen Đã Lãnh Đạo Phong Trào Nhân Quyền

11/09/202000:00:00(Xem: 2510)

The Interpreter _ nguồn từ Valeria Torres-Olivares ’22
Hình nguồn từ Valeria Torres-Olivares ’22

Mùa hè năm nay đã thấy rõ sự bùng nổ của một cuộc đối thoại vô cùng lớn về nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trong nhiều cộng đồng quốc nội, một vài người có vẻ như lần đầu mới khám phá ra vấn đề cũ rích này vậy. Khi tôi trò chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những vấn đề quan tâm của cộng đồng người Da Đen, tôi nhận ra rằng một vài gia đình đơn giản là không muốn quan tâm đến sự kỳ thị mà họ phải đối mặt.
 
Thay vì giải quyết những vấn đề lo ngại đã được làm rõ một cách minh bạch trong mùa hè này, một vài người quen của tôi đã viện cớ là tự thân người Da Đen đã có quá nhiều vấn đề, dựa trên những ngộ nhận và hình mẫu rập khuôn về người Da Đen. Một lời chỉ trích cụ thể mà tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần chính là câu hỏi, “Tại sao họ không chăm chỉ làm việc như chúng ta và tạo tiếng tốt cho mình, thay vì cứ phàn nàn mọi lúc mọi nơi?”
 
Tôi đã nhận thấy rằng đa phần những người đưa ra cái cớ này, trong đó có những người nhập cư, thuộc các nhóm gọi là “thiểu số gương mẫu.” Sự ngộ nhận về thiểu số gương mẫu dựa trên niềm tin rằng những người gốc Á là những thiên tài trong việc học, những người nỗ lực làm việc chăm chỉ không ngừng đã thành công và đạt được “Giấc mơ Mỹ.”
 
Thuật ngữ “thiểu số gương mẫu” lần đầu được sử dụng vào những năm 1960 từ ông William Petersen như là một cách để ám chỉ những người gốc gác từ Trung Quốc và Nhật Bản và từ đó đã được áp dụng cho những người gốc Á khác, nhất là những người nhập cư. Những người thuộc các nhóm này được kỳ vọng có sự nghiệp vẻ vang, và con cái của họ được trông mong có thành tích xuất sắc trong học tập và theo học các trường đại học danh tiếng. Họ được xem như là những công dân gương mẫu, luôn tuân thủ luật pháp, đặt ra một hình mẫu lý tưởng cho các nhóm thiểu số khác noi theo.
 
Lúc đầu nghe thì quan niệm này có vẻ là một phần trong sự củng cố tích cực - suy cho cùng, mọi người có thể “cải thiện” bản thân bằng cách noi theo các tấm gương tốt. Tuy nhiên, sự ngộ nhận này được xây dựng dựa trên hình mẫu rập khuôn, chẳng hạn như giả định là tất cả các trẻ em người Châu Á giỏi môn toán, và ngầm tiêu cực ám chỉ các nhóm thiểu số khác bằng việc tô vẽ những chuyện như là “lười biếng” hay là “không sáng dạ.” Thường thì, điều đó tạo ra những rào cản giữa cộng đồng người Mỹ gốc Á và các cộng đồng thiểu số khác, ngăn cản cộng đồng chúng ta ghi nhận những khó khăn thử thách của họ.
 
Thực ra không cần nhiều thời gian để thấy rõ liên kết giữa sự ngộ nhận về "thiểu số gương mẫu" và sự phân biệt chủng tộc có hệ thống trên nước Mỹ. Sự ngộ nhận này tước bỏ mọi nguồn gốc văn hoá và các dân tộc thiểu số khác, giới hạn họ với những hình mẫu rập khuôn thấp kém và châm ngòi ngọn lửa kỳ thị chủng tộc xấu xa. Điều đó không những khiến những người Châu Á trở thành mục tiêu của sự kỳ thị, mà nó còn khuyến khích họ trở nên kỳ thị hoặc coi thường các nhóm thiểu số khác.
 
Hơn thế nữa, định kiến đó còn che đậy những ảnh hưởng của sự phân biệt chủng tộc có hệ thống trong cộng đồng của người Da Đen ở Hoa Kỳ, đổ dồn những khuyết điểm cá nhân vào các cuộc đấu tranh của họ, thay vì đổ lỗi cho cái hệ thống xã hội đã ngăn chặn họ vượt qua những khó khăn này.
 
Thay vì giữ gìn địa vị “gương mẫu” và nghĩ rằng chúng ta hơn hẳn các nhóm thiểu số khác, những người Mỹ gốc Á cần phải gia nhập các nhóm này để nỗ lực đòi quyền bình đẳng, nhất là khi các nỗ lực của cộng đồng của người Da Đen đấu tranh cho sự bình đẳng chủng tộc hầu hết đều tương đồng với chúng ta.
 
Nhiều người thuộc nhóm “thiểu số gương mẫu” này không nhận ra một điều rằng Phong trào Nhân quyền, được những người công dân Da Đen dẫn đầu, trải đường cho họ trở thành các “tấm gương.” Ngay cả khi người Mỹ gốc Hoa và người da đỏ gốc Á đã giành được quyền bầu cử vào những năm 1940, quyền bỏ phiếu của họ hầu như không được bảo đảm cho đến khi Đạo luật Quyền bầu cử năm 1965 được thông qua, và cấm việc phân biệt ngôn ngữ của các nhóm thiểu số. Đạo luật Nhập cư và Nhập tịch năm 1965 cũng ngăn chặn các lệnh cấm nhập cư phân biệt chủng tộc, cho phép thêm người Mỹ La tinh, Châu Á, và Châu Phi nhập cư vào Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
 
Nhiều gia đình gốc Á nhập cư vào Hoa Kỳ nhờ vào cuộc chiến giành bình đẳng của người Da Đen. Chúng ta mang ơn họ bằng cách dùng lá phiếu khó khăn lắm mới có được này để nâng tiếng nói của họ khi mà họ cần hỗ trợ. Không chỉ thể hiện qua các cuộc khảo sát và cố gắng hành động chống lại sự ngộ nhận nói trên như là việc mà người có đạo đức cần làm bằng trách nhiệm với cộng đồng của công dân, nó còn biểu lộ việc chúng ta mang ơn cộng đồng đã gieo mầm cho sự phát triển của chúng ta.
 
Sự ngộ nhận này đặc biệt phổ biến trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Trẻ em thuộc nhóm “thiểu số gương mẫu” phải đối mặt với áp lực một cách liên tục để giữ vững điểm số cao và chứng tỏ bản thân, trong khi trẻ em từ những nhóm khác không bị kỳ vọng phải đạt thành tích tương tự. Nếu có đi chăng nữa, đa số các em bị sắp đặt để thất bại, tạo ra hiệu ứng thắt cổ chai nơi mà nhiều học sinh thuộc các nhóm “khá giỏi” có thể được học cao hơn trong khi những nhóm khác đối mặt với rào cản có hệ thống và các kỳ vọng thấp bị đẩy ra.
 
Hiệu ứng này ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dục bậc cao như Princeton. Theo thống kê của khóa tốt nghiệp năm 2023 từ Princeton, khoảng 24% sinh viên được nhận vào là người Mỹ gốc Á, trong khi chỉ có 11% sinh viên là người Mỹ La tinh, 7% là người Mỹ gốc Phi, và ít hơn 1% là người Mỹ da đỏ. Những tỉ lệ phần trăm này không phản ánh chỉ số phân biệt chủng tộc bên ngoài Orange Bubble (Bong bóng Cam, hoặc bất kỳ cơ sở giáo dục bậc cao khác, cho vấn đề đó), kết quả cho thấy quốc gia này không thể tạo cơ hội giáo dục bình đẳng cho sinh viên người Da Đen. Nếu những sinh viên này bị cản trở trong việc khai thác tiềm năng qua giáo dục, thì làm thế nào để họ kỳ vọng vào việc vượt qua vô vàn rào cản mà họ phải đối mặt?
 
Với tư cách là sinh viên và thực hiện bổn phận công dân, đó là nhiệm vụ của chúng ta để tăng tiếng nói của những người không được hiện diện trong các môi trường học vấn hàng đầu. Ai cũng có đủ tiềm năng để thành công nếu có cơ hội, và chúng ta nhất định phải đấu tranh cho một tương lai mà tất cả mọi người đều có cơ hội đó. Princeton và các cơ sở giáo dục khác có thể bắt đầu bằng cách tăng cường nỗ lực nhận thêm nhiều sinh viên Da Đen và các nhóm thiểu số khác, và cung cấp cho họ nguồn lực để thành công.
 
Sự ngộ nhận về "thiểu số gương mẫu" đã phát triển qua nhiều thời đại, nhiều như cỏ dại mọc giữa mùa gặt của phong trào bình đẳng chủng tộc. Thay vì xui khiến các nhóm thiểu số chống lại nhau, chúng ta phải cố gắng nâng tầm các cộng đồng bị thiệt thòi lên và để đạt được sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả mọi người. Một hệ thống cản trở một số người trong chúng ta đến sự thành công chính là một hệ thống đảm bảo rằng không ai trong chúng ta sẽ đạt được điều đó. 
 
Nguồn: The Interpreter dịch từ bài gốc do Alaina Joby viết - “The ‘Model Minorities’ owe a huge favor to the Civil Rights Movement
Alaina Joby là sinh viên năm nhất đến từ Los Angeles, California. Liên lạc cô ấy tại ajoby@princeton.edu.
 
Người dịch: Tegan Tran

Ý kiến bạn đọc
01/10/202020:04:31
Khách
Không ai phủ nhận civil right movement nhưng đừng để phe dân chủ loi dung người da đen để phá tổng thống Trump. Hãy nghe những gì ông Biden nói về người da đen trong thập niên 90 bạn sẽ thấy ai là kỳ thị.
11/09/202017:44:45
Khách
Tôi không đồng ý với quan điểm của bài này.
Từ "nhân quyền" đôi khi bị lạm dụng một cách vô tình hoặc cố ý.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
25/04/202509:59:00
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.
24/04/202507:00:00
Tôi mong ước một ngày nào đó, đảng CSVN tuyên bố lập đàn cầu nguyện cho hương linh bao nạn nhân cả 2 bên chiến tuyến trong chiến tranh VN, cầu nguyện cho hương hồn những nạn nhân trong Tết Mậu Thân và những nạn nhân vượt biên vượt biển. Tôi cũng mong một ngày nào đó, đảng CSVN tỏ thiện ý, ăn năn sám hối về những tai họa giáng xuống cho dân tộc VN trong suốt chiều dài lịch sử từ khi có đảng. Tôi cũng mong ước một ngày nào đó đảng CSVN chấm dứt chính sách ác với dân hèn với giặc, và trả lại lịch sử thật của bốn nghìn năm văn hiến xây dựng nước của tiền nhân chúng ta.
22/04/202517:32:00
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) hôm nay cảnh báo rằng chính sách thuế quan khó lường của Tổng Thống Donald Trump và các biện pháp đối phó của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ sẽ có thể giáng một đòn nặng nề vào các nền kinh tế trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế gồm 191 quốc gia hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm cao và tăng trưởng kinh tế bền vững, và giảm nghèo trên toàn thế giới. Về bản chất, đây là cơ quan quản lý chính của hệ thống tiền tệ toàn cầu. IMF đặt trụ sở tại Washington, DC.
21/04/202510:00:00
Năm nay, tin nhắn chúc mừng Easter của tổng thống Donald Trump có 186 từ, có lẽ là dài nhất so với những người tiền nhiệm. Hãy cùng đọc qua tâm tư của ông ta viết trên Truth Social để gửi đến người dân Mỹ vào buổi sáng ngày 20/4/2025.
17/04/202515:50:00
Khi Donald Trump nói với Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador tại Phòng Bầu Dục ngày 14/4/2025 rằng “kế tiếp sẽ là ‘người nhà’ nhé. Ông phải xây thêm khoảng năm (nhà tù) nữa. Nó chưa đủ lớn” thì tất cả chúng ta, ai cũng có thể trở thành một Kilmar Abrego Garcia. Việc bắt và trục xuất Kilmar Abrego Garcia không còn là phép thử của chính quyền Donald Trump nữa. Nó là sản phẩm của một chế độ độc tài đang nỗ lực chứng minh chiến dịch trục xuất hàng loạt của họ nhằm để “Make America Great Again”, thực hiện đúng lời hứa của Trump khi vận động tranh cử. Và đó là tất cả những gì Trump có thể làm sau khi đắc cử tổng thống lần hai.
17/04/202510:20:00
Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.
07/04/202508:48:00
Cuốn sách đó nhan đề là “Đạo Bụt Nguyên Chất - Kinh Nghĩa Túc” trong đó người ghi dịch và giảng giải là Thầy Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Đạo Tràng Mai Thôn 2011. Đây không phải là một Kinh riêng lẻ. Đây là một nhóm 16 Kinh. Tương đương trong Tạng Pali là nhóm 16 Kinh trong "The Chapter of Eights" (Phẩm Tám) của nhóm Kinh Suttanipāta, trong Kinh Tiểu Bộ. Nhóm 16 Kinh này trong nhóm 32 Kinh được Đức Phật yêu cầu các học trò tụng hàng ngày, khi Đức Phật còn sinh tiền. Nhóm 16 Kinh còn lại là Phẩm Qua Bờ Bên Kia.
04/04/202520:01:00
Nếu có điều gì cần tỉnh thức, thì không phải là sự thức tỉnh từ bên ngoài, mà là sự tự phản tỉnh từ bên trong. Việt Nam cần cải cách, điều đó là không thể chối cãi. Nhưng cải cách phải đến từ nhận thức chủ động chứ không phải do sức ép bên ngoài. Cải cách để xây dựng một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, để doanh nghiệp bản địa vươn lên, để công nghệ không chỉ là nhập khẩu mà còn là phát minh. Cải cách để người lao động được bảo vệ, để chính sách được thiết kế vì dân chứ không vì nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều đó không thể đạt được nếu ta tiếp tục nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hành vi của đối phương và mục tiêu của chính mình.
03/04/202512:35:00
Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố.
01/04/202513:54:00
Tòa án ở Paris vừa ra phán quyết rằng bà Marine Le Pen và 24 quan chức đảng Rassemblement National, bị cáo buộc đã sử dụng số tiền dành cho các trợ lý nghị viện Liên minh châu Âu để trả lương cho các nhân viên làm việc cho đảng từ năm 2004 đến năm 2016, vi phạm các quy định của khối 27 quốc gia này. Chánh án cho biết Marine Le Pen là trung tâm của "một hệ thống ngầm" mà đảng của bà sử dụng để bòn rút tiền của quốc hội EU, mặc dù bà nói rằng họ không làm giàu cho bản thân. Phán quyết mô tả hành vi biển thủ là "một sự né tránh dân chủ" đã lừa dối quốc hội và cử tri. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp kháng cáo, lệnh cấm ban đầu vẫn có hiệu lực và Marine Le Pen sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027. Đây là một đòn giáng mạnh vào hy vọng trở thành tổng thống của nhà lãnh đạo cực hữu này và là một cơn địa chấn đối với nền chính trị Pháp.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.