Nick Nguyen, Thành viên PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến)
Thang Do chuyển ngữ
Vào thời Ronald Reagan làm tổng thống gần 40 năm trước, hầu hết người Mỹ lấy tin tức từ tờ báo và các đài truyền hình địa phương. Những tổ chức này có tính chuyên nghiệp, dồi dào tài chính, và cố gắng đăng tải quan điểm của cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ. Người dân đồng thuận về sự thật nói chung, và bất đồng về phương cách giải quyết. Những công ty này cũng đưa ra sự thật, vì họ sẽ mất quảng cáo, mất độc giả dài hạn và có thể bị tòa án phạt nếu họ loan tải tin giả, nhất là nếu tin giả đó gây ra tai hại cho người khác.
Tình trạng này đã thay đổi nhiều. Ngày nay, ai cũng có thể xuất bản trên mạng. Lập ra một trang mạng cho có vẻ chuyên nghiệp giống như CNN hay Fox News rất dễ và ít tốn kém. Hầu như không có cách nào để biết được ai đứng sau các trang mạng tin tức này và ngay cả những người đứng sau có phải người Mỹ không, không như CNN hay Fox. Vì có thể giấu tên những người làm chủ và điều hành, họ có thể viết bất cứ điều gì họ muốn và Chính quyền Mỹ không có cách nào ngăn chặn họ.
Có nhiều lý do tin giả xảy ra. Có khi mục đích của tin giả là để kiếm tiền bằng cách làm người khác thích chí với niềm tin của mình, ngay cả khi niềm tin đó sai và nguy hiểm. Chỉ cần có người bấm vào chuột là người chủ trang mạng kiếm được tiền. Cũng có trường hợp người ta thích cái quyền lực họ tạo ra cho mình khi xỏ mũi được những người họ cho là kém thông minh hơn họ. Người ta gọi những người tung tin giả này là Internet Trolls (những người gây rối trên mạng). Giới tình báo Hoa Kỳ đã xác định rằng gián điệp Trung Quốc và Nga tung ra tin giả dưới hình thức các trang mạng, băng video, hình ảnh và điện thư để lan truyền, với mục đích làm lũng đoạn nước Mỹ.
Facebook là một công ty giàu có với tầm ảnh hưởng rộng lớn. Do lý do pháp lý, họ không muốn hủy bỏ hoặc ngăn ngừa các tin sai trên trang mạng của họ, trừ khi chúng làm hại đến tiếng tăm của công ty. Nhiều nhân viên Facebook bất mãn với chủ trương này và đang tìm cách thay đổi đường hướng từ bên trong công ty, nhưng điều này chưa chắc có thể xảy ra. Vì thế, nếu bạn thấy hoặc đọc tin gì trên Facebook, đừng nghĩ rằng công ty đã tán thành tin đó. Họ trao trách nhiệm cho người sử dụng phải tự thẩm định thay vì nhân viên của họ phụ trách việc này.
Mọi người cần thận trọng khi tính toán về sự an toàn, công ăn việc làm và sức khỏe của mình. Do đó, cần phải biết tin nào thật và tin nào giả. Đây là vài cách để phát hiện Tin Giả:
-
Để ý kỹ các tựa bài. Nếu bạn ngạc nhiên vì câu chuyện và chưa nghe điều đó từ bất cứ nguồn nào khác, khả năng rất cao đây là tin giả. Tin giả là bịa đặt để gây chú ý.
-
Nhiều trang mạng tin giả sử dụng các liên kết giống như một trang mạng chính thức. Thí dụ như “www.cnncom.com” thay vì www.cnn.com, để lừa bạn và làm bạn nghĩ nó là một trang có thể tin cậy được.
-
Hãy kiểm tra thông tin được đưa ra. Kiểm tra các nguồn của tác giả để xác định tính chính xác của chúng. Nếu bạn cần giúp đỡ, hỏi một người bà con hoặc bạn hữu bạn thật sự quen, một người rành về cách sinh hoạt mạng, để nghiên cứu thực hư.
-
Chính phủ Hoa Kỳ có nhiều thông báo về các dữ kiện và sự thật để công chúng đọc. Trang mạng nào với phần cuối của địa chỉ là .gov là của Chính phủ Hoa Kỳ và có nhiều khả năng đáng tin cậy.
-
Hãy xem kỹ các hình ảnh. Nhiều trường hợp tin giả là những hình ảnh được loan tải trên Facebook với các ghi chú sai để lừa bạn. Một thí dụ điển hình là hình ảnh Tổng thống Obama và Dr. Fauci trong một phòng thí nghiệm. Hình ảnh được loan tải đây là phòng thí nghiệm sinh học tại Võ Hán, nhưng thật ra hình này được chụp tại Viện Y Tế Quốc Gia, một cơ quan thuộc Chính quyền Hoa Kỳ, tại Maryland vào năm 2007. Tấm hình gốc lớn hơn nhiều và cho thấy những chi tiết rõ ràng là ở Mỹ, chứ không phải Trung Quốc.
-
Cuối cùng, hãy nhớ sự khác biệt giữa ý kiến và sự thật. Nhiều người trong giới truyền thông bảy tỏ ý kiến của họ trên mạng. Nhiều khi đây là điều hiển nhiên, nhưng có những trường hợp không rõ ràng. Hãy cố tìm hiểu sự thật càng nhiều càng tốt và đọc nhiều nguồn tin khác nhau để thẩm định ý kiến này có phù hợp với những gì bạn hiểu không. Thay đổi quan điểm sau khi tìm hiểu thêm là điều hoàn toàn bình thường.
Nick Nguyen đã có một sự nghiệp dài 20 năm trong ngành công nghệ, bao gồm chức Phó Chủ tịch Công ty Firefox Product và đã đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm tin học như Context Graph, Firefox Quantum và đã phối hợp các công ty nhỏ và mới sáng lập chống lại sự khống chế của các công ty khổng lồ như Facebook. Ông vẫn tiếp tục hướng dẫn và cố vấn các chuyên gia công nghệ và gần đây được bổ nhiệm vào Ủy ban Cố vấn Khoa trưởng của Đại học Ohio State University College of Arts and Sciences. Với niềm tin vào công lý xã hội, ông đã cùng vợ là Nora Mullaney sáng lập ra quỹ học bổng tại đại học này cho các sinh viên thiểu số đang theo đuổi ngành tin học.
***
BEWARE OF FAKE NEWS ON THE INTERNET
Nick Nguyen, Member of PIVOT (The Progressive Vietnamese American Organization)
Almost 40 years ago, when Ronald Reagan was president, most Americans got their news from the local newspaper and local tv stations. These organizations were well funded, professional, and tried to represent views from both Republicans and Democrats. People generally agreed on facts, and disagreed on what to do about them. These companies also told the truth, because they would lose advertising, subscribers, and would be subject to punishment in court if they spread misinformation, especially if it led to harm.
A lot has changed. Today, anyone can publish on the internet. It is cheap and easy to create a website that looks as professional as CNN or Fox News. Unlike CNN or Fox, it can be almost impossible to determine who is really behind these news sites, or even if they are created by Americans. Because the ownership and operation of these sites are unknown they can write anything they want and the US Government cannot do anything to stop them.
There are many reasons for fake news to occur. Sometimes the goal is to make people feel better about their own beliefs, even if they are wrong and dangerous, just to make money. A click on an ad on a website sends money to the creator of that website. Other people just enjoy the power they have by misleading people that they think of as less intelligent, also known as Internet Trolls. Finally, the United States Intelligence community has confirmed that agents from China and Russia create fake news in the form of websites, videos, pictures, and emails that can spread around, for the purpose of weakening the United States of America.
Facebook is a rich and influential company. It is important to remember that for legal reasons, they do not want to remove or stop dangerous and false information from their website, unless it leads to something that makes the company look bad. Many Facebook employees are upset about this position and are working inside the company to change it, but this may never happen. Therefore, if you see something on Facebook, do not assume that the company has approved it. They ask their own users to review what they see, not employees.
It is important to make good decisions about your own security, livelihood, and health. Therefore it is good to know when news is not real. Here are some tips for recognizing Fake News:
-
Be careful about the headlines. If the story is surprising and you haven’t heard about it from anywhere else, it is very likely to be false. Fake news is fiction and is designed to get your attention.
-
Many fake news sites use links that look very close to an authentic site. An example would be something like “www.cnncom.com” instead of “www.cnn.com” , to trick you into believing that it is a trusted news source.
-
Check the evidence. Check the author’s sources to confirm they are accurate. If you need help, ask a relative or friend that you know in real life, who is good at understanding the internet, to do the research.
-
The US government posts many facts and figures for the American public to read. A website that ends in .gov is a US Government website and is trustworthy.
-
Examine the photos. Many examples of fake news are pictures shared on Facebook with false text that aim to mislead you. A good example is a recent photo of President Obama with Dr. Fauci in a lab. The image being circulated claims this is a virus lab in Wuhan, but the image was taken from the National Institutes of Health, which is a US Government facility, in Maryland in 2007. The original photo is much larger and more clearly in the United States, not China.
-
Finally, remember the difference between opinions and facts. Many people in the media express opinions online. Sometimes this is obvious, but other times it is less so. Try to learn facts as much as you can and read a variety of opinions to see if they match your own interpretation. It is ok to change your opinions over time as you learn more.
Nick Nguyen has had a 20-year career as a founder, technologist, and executive in technology companies. In his most recent role as Vice President of Firefox Product, he helped ensure that the future of Firefox would continue to influence the web. While at Mozilla he championed the reshaping of the web to be more user-centric like Context Graph, helped launch Firefox Quantum, and drove collaboration with startups to fight the dominance of the internet by giants like Facebook. He continues to advise and mentor technology professionals, and is a newly appointed member of the Dean's Advisory Committee at the Ohio State University College of Arts and Sciences. A believer in social justice, he has also created, with his wife Nora Mullaney, a scholarship fund at Ohio State for underrepresented students pursuing a degree in Computer Science.