Hôm nay,  

Một Trời Thái Thanh

27/03/202000:00:00(Xem: 6891)
CA SI THAI THANH 02
Nhớ Thái Thanh - Minh họa: Đinh Trường Chinh

25  tháng Ba năm 2020 tang lễ Thái Thanh. California đang mùa đại dịch Covid-19. Không thể ra khỏi nhà. Tôi ngồi lặng lẽ cầu nguyện và nhớ chị.

Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi Sài Gòn còn là thủ đô Việt Nam Cộng Hoà, tôi có duyên may, được làm việc bên chị Thái Thanh. Hằng tuần, liên tục nhiều năm, hai chị em cùng chủ trương một chương trình phát thanh, kết hợp bài hát với bài viết để nói lên tình tự quê hương.

Người hát- người viết, nhờ đó mà thân quí. Và càng thêm thân quí hơn, khi cả nước bị bức màn tre, bức màn sắt trùm kín. Sách báo, băng nhạc bị hỏa thiêu. Văn học, nghệ thuật bị khai trừ. Giáng sinh năm 1975, tám tháng sau đổi đời, trong khi chờ đợi đi cải tạo và tan tác, một số bằng hữu nghệ sĩ Sài Gòn tìm lại ngồi bên nhau.

Họp mặt nửa đêm Noel năm ấy, trong ánh nến long lanh, bỗng vang lên tiếng ai đó dục giã: “Hát đi, Hát đi chứ.” Rồi nghe giọng chị Thái Thanh tinh nghịch, ra vẻ như ta đây đàn chị, yểu điệu dỗ dành: “Ừ, thì hát. Hát nhé.” Và tiếng hát vút lên cao, bất chấp mọi rình mò hù dọa.

Tiếng hát Thái Thanh. Thêm tiếng đàn Hoài Bắc. Vẫn những cung bậc quen, những làn điệu cũ.

Từng nhịp, từng lời, nối tiếp nhau bay bổng. Chỉ vậy thôi, mà sao có lúc tôi thấy có gì đó rơi vỡ, rồi thấy mình nhoà lệ. Không. Không chỉ mình tôi khóc. Chẳng hiểu bằng cách nào, tôi biết tất cả đều khóc. Sau này hỏi thêm, tôi biết chị Thái Thanh là người khóc nhiều nhất, vì hầu hết những người họp mặt đêm ấy đều đã ra đi. Tiếng hát Thái Thanh đi theo họ. Nhiều người mang tiếng hát ra biển. Có người đi mà không bao giờ đến.

Không biết họ ra sao nhưng tiếng hát Thái Thanh những ngày này đang được nghe khắp năm châu bốn biển.

Tiếng hát ấy cũng đang ở trên trời, như thơ người tù khổ sai Trần Dạ Từ:

Sớm mai vác rựa vô rừng
Chợt nghe chim hót tưng bừng một phương
Điệu gì lơ lửng khói sương
Đúng là ông Phạm Đình Chương đây rồi
Ai kia lã lướt khóc cười
Véo von tiếng hát một trời Thái Thanh

Một trời Thái Thanh. Tiếng hát chị Thái. Tiếng hát bạn tôi đã lên trời. Bầu trời quê hương cũng chính là lòng người, cả hai miền Nam Bắc. 

Ý kiến bạn đọc
02/04/202022:12:16
Khách
Bài viết ngắn mà chất chứa những sự việc cả hơn nửa thế kỷ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
QUẬN CAM, California (Phan Tấn Hải/VB) -- Buổi Lễ Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt - Khóa 1 đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật ngày 17/3/2024 tại quán Heaven Restaurant Karaoke Entertainment ở thị trấn Stanton, Quận Cam, Caliofnria.
Trong mười hai con giáp được dùng cho năm âm lịch, mười một con là loài thú có thật. Chỉ có rồng là con vật tưởng tượng. Nhưng có phải rồng chỉ có trong tưởng tượng không? Nếu chưa ai tận mắt nhìn thấy rồng thì tại sao người ta có thể vẽ rồng?
Hát Rong thường quy tụ một nhóm năm bảy người đi hát từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt họ có những buổi trình diễn do các nhà quý tộc, lãnh chúa hay những kẻ giàu có tổ chức trong các lâu đài dinh thự...
Nói chung, nghệ thuật muôn đời là bị kiểm duyệt. Đó là số phận bất khả tách rời của một tác phẩm. Thời xưa, tác giả có thể bị rơi đầu, thời nay thì bị tường lửa. Trước tiên, một bài thơ, một bức tranh, một pho tượng, một tiểu thuyết, một bộ phim… ban đầu là lựa chọn của tác giả, được chọn lọc để trình bày những gì tác giả tin là đẹp nhất có thể, và nêu lên được nhận thức của tác giả đối với cuộc đời. Người độc giả, người xem tranh, người xem phim sẽ có những phản ứng khác nhau. Và rồi, phía chính quyền, phía dư luận nhà trường, phía các giáo hội… sẽ dòm ngó xem có vi phạm cấm kỵ nào hay không để sẽ phải vùi dập, nếu cần. Ngay cả tại Hoa Kỳ, những phản ứng cấm kỵ vẫn xảy ra, bất kể Tu Chính Án số 1 là quyền Tự do phát biểu. Có những cuốn sách này vẫn bán được tại các tiệm sách hay trên mạng, nhưng lại bị cấm đưa vào thư viện công cộng nhiều nơi, nhất là tại các tiểu bang bảo thủ.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Vào những năm (1226-1258) đời vua Trần Thái Tông, sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nước ta vẫn luôn được đặt trong tình trạng chuẩn bị cho chiến tranh. Sống cạnh một đế quốc hùng mạnh, đã từng xâm lấn và san bằng một nửa thế giới đâu có dễ dàng. Có lẽ điều ấy đã thúc đẩy vua Trần Thái Tông giao trọng trách viết sử cho Lê Văn Hưu, gia sư của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải...
Nếu “cà phê muối”, như là phát minh của đất Huế mặn mà, có thể thoải mái kết bạn với giới trẻ của đất ngọt Sài Gòn suốt mười năm qua mà không gây nên gợn sóng nào thì “trà muối”, chỉ mới là công bố khoa học của một người Mỹ thôi, lại chọc giận hầu như cả nước Anh, khiến giới ngoại giao Mỹ phải nhấp nhổm vào cuộc, sợ rằng chuyện bé sẽ xé ra to, làm sứt mẻ quan hệ thâm tình giữa nước. [1] Chuyện diễn ra sau khi nữ Giáo sư Michelle Francl, thuộc Bryn Mawr College ở tiểu bang Pennsylvania, lên tiếng rằng để có ly trà ngon thì phải… nêm muối.
Giáp Thìn đang tới. Theo truyền thống mừng Tết Nguyên Đán, hình ảnh linh vật rồng đã xuất hiện nhiều nơi trên phố chợ và truyền hình, với ước mơ cho năm mới, người người sẽ an vui hơn, sẽ hạnh phúc hơn. Bất kể, thực tế là năm 2024 có thể sẽ bất an nhiều hơn, tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Bài viết này, trong dịp đưa tiễn năm cũ để đón năm mới, sẽ kể chuyện rồng, với lời chúc an vui và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh nơi cõi này.
Rồng là con vật đứng đầu trong bộ Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Và như chúng ta biết, Rồng là con vật không có thật trên thế gian và Rồng do trí tưởng tượng của con người mà có trong chuyện cổ tích. Trong 12 con giáp, Rồng đứng thứ Năm và có thể nói là con vật cao quý nhất vì lúc nào Rồng cũng ở trên… mây.
Con rồng không phải là con vật có thực trong giới sinh vật mà chỉ là thần linh hư cấu, hình ảnh con rồng được tạo dựng bởi sự tổng hợp đặc trưng loài động vật theo óc tưởng tượng của con người, nên hình ảnh con rồng thay đổi ở mỗi bản vẽ và phức tạp: Rồng giống hươu, đầu rồng có lúc giống lạc đà. Mắt rồng giống quỷ. Cổ rồng giống cổ rắn. Bụng rồng giống bụng con tằm. Vẩy rồng giống cá, vuốt rồng giống vuốt chim. Chân rồng giống chân hổ, có người lại cho là chân rồng giống chân rùa. Tai rồng giống tai trâu bò. Con rồng giống tất cả mọi chi tiết của nhiều loại động vật khác nhau, do đó, người ta quý trọng con rồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.