Hôm nay,  

“NĂM 1968” Năm thay đổi cục diện nước Mỹ

26/02/202009:56:00(Xem: 4743)

Năm 1968, Chiến tranh Viêt Nam-Vietnam War-như môt địa chấn, cuốn hút nước Mỹ vào những biến động, làm sụp đổ quyền lực: Kinh tế, Chính trị, Xã hội của nước Mỹ. Năm 1968, Vietnam War làm chuyển hướng những giá trị lich sử của nước Mỹ: địa chính trị, quan hệ toàn cầu, biểu tượng văn hóa, khuynh hướng xã hội. Thế giới bên ngoài thay đổi tầm nhìn vào nước Mỹ. Tuổi trẻ của Mỹ mất niềm tin và lòng kiêu hãnh về nước Mỹ, mất cả lý tưởng sống, đốt thẻ trưng binh, sống lang thang trong các thành phố lớn: New York, Chicago, Los Angeles, Houston…nghiện ngập xì ke ma túy, sex, bạo động…

Đó là sự thật mà những thước phim “1968-The Year that changed America” đã miêu tả những sự kiện trên với tất cả những nét rất đặc thù qua những cuôc phỏng vấn những nhà báo, những sử gia, những nhân vật tên tuổi cùng thời đại, do Tom Hanks, Dan Rather, Gloria Steinem, Robert F.Kennedy Jr…cùng thực hiện. Thêm vào đó Tom Hanks và các cộng tác viên của ông công khai những tài liệu và hình ảnh về Vietnam-War chưa từng được phổ biến. Ngày 19-April-2018, phim “1968-The Year that changed America” do Tom Hanks, Gary Geotzman, Mark Herzog cùng thực hiện và sản xuất đã đoat giải điện ảnh Emmy và được đặc biệt trình chiếu trên kênh truyền thông CNN trong hai đêm liên tiếp, Chủ Nhật, 27 tháng 5 và thứ Hai 28 tháng 5-năm 2018 với danh hiệu “CNN Original Series Event-1968”.

http://cnnpressroom.blogs.cnn.com/2018/04/19/1968-a-four-part-cnn-original-series-event-debuts-sunday-may-27-at-9-p-m-et

Việc giết chết Muc sư Martin Luther King Jr ngày 4 tháng 4-1968 tại Memphis,Tennessee, là chỉ dấu cho thấy Chủ thuyết “Great Society” của đương nhiệm Tổng thống Lyndon B. Johnson hoàn toàn phá sản, việc ám sát TNS Robert F. Kennedy tại Los Angeles hôm 6-6-1968, việc leo thang chống Chiến tranh Việt Nam và việc đấu tranh nhân quyền, chống kỳ thị chủng tộc, ngày càng mạnh, là những viên gach lót đường đưa đến sự bùng nổ những sự kiện lớn lao của “Năm 1968”. Đó là những nhận định của đạo diễn Tom Hanks và các cộng tác viên của ông trong những thước phim “CNN Original Series Event -1968”.

Mùa Đông, tháng Giêng “Năm 1968”, khởi đầu là cuôc tổng tấn công của bộ đội cộng sản-“Tết Mậu Thân-Têt Offensive”-gây tổn hại lớn lao cho thường dân trên khắp hơn bốn mươi tỉnh thành miền Nam Viêt Nam. Bộ đội cộng sản tổn thất nặng nề vì phản ứng quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ. Cùng lúc ấy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị bao vây tai mặt trận Khe Sanh. Tất cả sự kiện này mở một bước ngoặt lớn thay đổi tầm nhìn và chiến lược của Mỹ về Chiến tranh Việt Nam. Cùng trong mùa Đông”Năm 1968”, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 1968-1972 cũng bắt đầu khai mào. TNS Eugene McCarthy người cùng đảng Dân Chủ đang hâm dọa cái ghế Tổng thống của đương nhiệm tổng thống Mỹ, Lyndon B.Johnson. TNS Robert F. Kennedy đầy tự tin tiến vào cuộc tranh cử. Và dân chúng Mỹ vào thời ấy nghĩ ngay rằng phó tổng thống của thời Robert F Kennedy sắp tới chắc chắn sẽ là Mục sư người da đen Martin Luther King Jr. Lại một lần nữa Richard Nixon tái ứng cử tổng thống với một thái độ thật khó hiểu: Thoạt tiên Nixon ra úng cử với tư cách ứng cử viên độc lập. Miêu tả thái độ tự mâu thuẫn này của Richard Nixon, Tom Hanks phê phán: “Richard Nixon attempts another presidential run as controversial independent candidate”. Da dĩ vào đó sự trổi dậy của phong trào dân túy, mà đại diện là George Wallace cũng ra ứng cử tổng thống. Cuối mùa Đông “Năm 1968”, ngày 31  tháng Ba năm ấy, đương nhiệm Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã làm thế giới và người dân Mỹ phải kinh ngạc khi ông tuyên bố từ chối không ra tái ứng cử tổng thống mặc dầu đảng Dân chủ có nhất trí đưa ông ra tranh cử một lần nữa. Chính Tổng thống Lyndon Johnson đã ra lệnh ‘đổ’ năm trăm ngàn quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Viêt Nam và bây giờ ông bỏ mặc họ bị sa lầy ở đó và kẻ khác sẽ phải giải quyết vấn đề. Qua những thước phim về-Tet Offensive- hình ảnh khó quên còn động lại tận đáy lương tâm của mọi khán giả và Báo chí Quốc tế đó là hình ảnh của một ông tướng công an miền Nam Việt Nam, chỉa súng ngắn bắn vào đầu một người đã bị thúc thủ, trói ké, giữa ban ngày ngay trên đường phố thủ đô Sàigòn vì người này là một đặc công Việt cộng. Hành động này vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế Geneva về tù nhân. Hinh ảnh này đã làm cho quốc tế kinh tởm Vietnam War, và mất cảm tình với chinh phủ Washington.

Cuộc Tổng tấn công Mậu Thân gây thiệt hại vô cùng lớn lao cho người dân Viêt Nam của hơn bốn mươi tỉnh thành miền Nam Việt Nam. Những thước phim “Năm 1968”, khi tường thuật về biến cố Mậu Thân cho thấy xác chết của thường dân, Việt cộng và quân đội nằm rải rác trên đường phố Saigon, một số xác chết của Viêt cộng nằm trước cửa vào Tòa Đai sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất. Trong khi đó mặt trận Khe Sanh ngày càng ác liệt. Để giải tỏa áp lực của bộ đội cộng sản, pháo đài bay B52 trải thảm bom lửa thiêu hủy hành lang vòng đai căn cứ Khe Sanh nơi mà quân đội miền Nam Việt Nam đang chiến đấu, bảo vệ và yểm trợ lực lượng Đồng minh bên trong căn cứ hỏa lực Khe Sanh, thường xuyên quần thảo vói bộ đôi Băc Việt. Khúc phim cho thấy nguyên xác người lính chiến tung lên cao trên không trung trong màn lửa đỏ. Hình ảnh này chưa từng được công khai trong tài liệu Vietnam War. Trong suốt 77 ngày mặt trận Khe Sanh bị bao vây, máy bay Mỹ, nhất là B52 đã thả hàng ngàn tấn bom xuống hành lang, vòng đai Khe Sanh.

http://chientranhvietnam.com/2017/09/29/tran-khe-sanh-battle-khe-sanh-nam-1968

Những lượng bom khổng lồ này thật sự giết chết hàng ngàn chiến binh của cả hai miền Bắc và Nam Viêt Nam. Qua những thước phim mùa Đông “Năm 1968”, Tom Hanks và cá công tác viên của ông không nhắc nhở gì đến việc đồng bào Huế bị Viêt Cộng tàn sát trong Tết Mậu Thân. Cũng không có một thước phim nào minh họa việc không-lực Mỹ không kich thành phố Huế trong quyết tâm của Chính phủ Mỹ chiếm lại thành phố này từ trong tay Cộng Sản bất cứ giá nào. Tom Hanks và các cộng tác viên của ông chỉ quan tâm đến lợi ích của Mỹ, họ phớt lờ và quay lưng lại những thiệt hại vô cùng to lớn của người dân và quân đội Viêt Nam Cộng Hòa. Họ không hề nhắc nhở đến những đóng góp lớn lao kể cả nhân mạng của các lực lượng quân đội VNCH vì chiến đấu bảo vệ và hỗ trợ lưc lương “đồng minh”. Đôi khi họ chết không phải bị giết bởi kẻ thù, mà bởi những oanh tạc lầm từ các lực lượng đồng minh. http://vietmessenger.com/books/?title=mattranosaigon&page=2

  Bước sang đầu mùa Xuân, ngày 4 tháng Tư- Martin Luther King Jr bị ám sát tai Memphis, Tennessee, làm bùng nổ sự giận dữ của cộng đồng người Mỹ da đen đã đưa đến bạo động, đập phá, cướp giật các cửa hiệu trên toàn thể nước Mỹ, buộc chính phủ Johnson phải dùng bạo lực chống lài bạo động nhất là tại các thành phố lớn. Sự giận dữ của người Mỹ da đen cũng được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Những thước phim- In The Heat of The Night-(1967) từng đoat giải hình ảnh đẹp nhất-đươc đem ra trình diễn tại kịch trường Broadway-New York. (The academy award for best picture goes to the racial themed In The Heat of The Night and Hair opens on Broadway.). Hình ảnh đẹp trong phim này là một thanh niên da đen (Sidney Poitier) dám tát vào mặt của một người da trắng khi người này có thái độ vu khống người da đen. Sự chống lại kỳ thị chủng tộc cũng được sự đồng tình của một số lớn người Mỹ da trắng. Sinh viên Columbia University phản đối kỳ thị chủng tộc, họ chiếm giử khu nội trú-campus-đã đưa đến sự đối đầu đổ máu với cảnh sát. Vào cuối tháng Tư và đầu tháng 5 của mùa Xuân Năm 1968, măt trận Khe Sanh bộc phát dữ dội, trong lúc đó, Mỹ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thật sự bắt đầu cuộc hòa đàm tại Paris vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. TNS Kennedy và McCarthy đối đầu với nhau trong cuôc chạy đua tìm kiếm sự chỉ đinh của đảng Dân Chủ ra ứng cử tổng thống. Chỉ sau hai buổi tranh luân-trade- Kennedy chiếm ưu thế, cả nước Mỹ và thế giới kinh ngạc khi họ nghe nhà báo Walter Cronkite thản thốt loan báo TNS Robert F.Kennedy bị ám sát chết hôm 6 tháng 6 tại Los Angeles, California.  

Mùa Hè năm đó, cái chết của TNS Robert Kennedy làm cuộc chay đua vào Nhà Trắng năm 1968 thêm ảm đạm cho đảng Dân Chủ. Ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, Richard Nixon loai trừ được đối thủ Ronald Reagan, thống đốc của bang California, giành được sự chỉ định của đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống. Trong khi đó Thị trưởng thành phố Chicago, Richard T. Daley thề quyết tâm bảo vệ Hôi nghị Quốc Gia của đảng Dân Chủ-Democratic National Convention-tổ chức tại Chicago. Những thước phim “Năm 1968” cho thấy thế giới theo dõi những sự cố bên trong hành lang của hội nghị, những sự choảng nhau giữa cảnh sát và người biểu tình đang diễn ra trên khắp đường phố Chicago. Cuối cùng đảng Dân Chủ nhất trí chấp nhận đương nhiệm phó Tổng thống Hubert Humphrey đại diện ra tranh cử tổng thống. Miêu tả tâm tư của Phó Tổng thống Humphrey trong cuộc chay đua tranh cử, Tom Hanks và nhóm của ông xác nhận: “Vice President Hubert Humphrey enters the presidential race as a decided underdog and takes a bold political stance in hope of reversing his fortune…”. Như vậy vai trò ứng cử viên tổng thống của Hubert Humphrey xem chừng rất là nghiệt ngả đối với ông…vì đảng Dân Chủ không có chọn lựa nào khác tốt hơn.

Mùa Thu “Năm 1968”, Chỉ vài ngày sau, tiếp theo những cuộc biểu tình chinh trị, sinh viên bãi khóa. Tại Thế Vận Hội mùa Hè, tại Mexico City, trước mặt hàng vạn khán giả quốc tế, hai ‘Vận Động Viên Mỹ Chạy Nước Rút ’ kháng nghị quốc ca Mỹ từ bệ đứng lãnh huy chương. Khi cuộc tranh cử tổng thống trở nên quá khít khao,Tổng thống Lyndon Johnson liền lên tiếng kêu gọi ngưng thả bom miền Bắc Việt Nam với toan tính tăng cường hiệu năng tranh cử của phó Tổng thống Hubert Humphrey. Đối lại, vào thời điểm đó, Richard Nixon âm mưu phá vỡ hòa đàm Paris bằng cách hứa hẹn nhiều điều với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, buộc Tổng thống Thiệu không được gửi đại diện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đến tham dự hòa đàm Paris, để cho ông (Nixon) có thêm “credit” với cử tri Cộng Hòa Mỹ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Trong lúc ấy, George Wallace, một ứng cử viên đôc lập, bất ngờ hâm dọa phá bỏ cuôc bầu cử Hạ Viện. Cuối năm 1968, kết quả bầu cử Tổng thống rất khít khao cho đến nỗi mãi đến sáng hôm sau, gần 24 giờ sau khi có kết quả, Richard Nixon mới dám tuyên bố thắng cử…

Qua thái độ của đương nhiêm Tổng thống Lyndon B. Johnson kêu gọi ngưng đánh bom miền Băc Việt Nam chỉ vì toan tinh tăng cường hiệu năng tranh cử cho Hubert Humphrey. Và Richard Nixon bắt ép Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được gửi đại diện đến tham dự hòa đàm Paris. Đây là những chỉ dẫn cho thấy người Mỹ rất tùy tiện trên xương máu của người dân Viêt Nam, nạn nhân của Vietnam War. Chính phủ Mỹ độc đoán và tùy tiện đối với chinh phủ Việt Nam Cộng Hòa, trong mọi quyết định về Chiến lược cũng như Chiến thuật, về Chính trị cũng như về Kinh tế…trong trọn thời gian Vietnam War…Vì thế không ai ngạc nhiên trước sư thiếu hiểu biết của người Mỹ đối với tâm trạng phức tạp của người miền Nam Việt Nam chúng ta, nhất là sau 30-4-1975 bị Công sản Hà Nội tù đày cải tạo, trù dập sát hại trong những trại lao cải… Những thống khổ, những mất mát đau thương của người Viêt Nam trong và sau chiến tranh-Vietnam-War thật vô cùng to lớn rồi cũng theo thời gian bị thế giới lãng quên một cách tệ hai...

    Trong đoạn kết luận của những thước phim “CNN Original Series Event-1968” Tom Hanks cho chiếu lại những thước phim trực tiếp truyền hình Apollo 8 quay chung quanh mặt trăng, một ngày trước lễ Giáng Sinh 1968, và cho thấy hình ảnh của trái đất lần đầu tiên nhìn từ không gian. Thế mới hay, dù sao đi nữa nước Mỹ vẫn còn dẫn đầu nhân loại trên nhiều địa hạt, trong đó có Khoa Hoc Không Gian. Âu đó cũng là niềm kiêu hãnh về nước Mỹ còn sót lại trong tâm tư của mọi công dân Mỹ năm 1968../.     

Đào Như

BS Đào Trọng Thể

Chicago July-14-2018

Để đánh dấu ngày sinh thứ 82 của tác giả

 

 

Ý kiến bạn đọc
27/02/202001:48:10
Khách
Nếu CS miền Bắc VN không dem quân vào tấn công miền Nam, thì Mỹ đã không dem quân vào VN.
26/02/202023:11:27
Khách
Bài viết khảo cứu nhiều tài liệu nhưng nhận xét cuả tác giả bi sai lạc. Không biết dựa vào tài liệu nào ma tác giả nói B52 thả bom tại Khe Sanh : "Những lượng bom khổng lồ này thật sự giết chết hàng ngàn chiến binh của cả hai miền Bắc và Nam Viêt Nam". Theo tài liệu về Khe Sanh thì trai LLDB Lang Vei bị CS tràn ngập và quân trú phòng bi tổn thất nặng vì CS vào, không phải vì bom cua B52. Chỉ có một tiểu đoàn BDQ giúp phòng thủ vòng ngoài căn cứ Khe Sanh cho đến ngày quân CS rút lui và không có thả bom nhầm hay friendly fire.
Thật ra nguời Mỹ đã hijack chiến tranh VN từ năm 1963 với cuộc đảo chánh lật đổ TT Diệm vì ông ta đang cố gắng thuơng thuyết thống nhất với chủ tịch HCM theo kiểu Hong Kong (theo tác giả Stanley Karnow, Vietnam a History). Mỹ muốn Mỹ hoá chiến tranh nên xuí dục PG nổi loạn rồi đảo chánh. Ðến 1970 thì vì bị dân Mỹ phản đối nên TT Nixon lại Việt Nam hoá và Mỹ bỏ chạỵ Mãi đến sau 1981, TT Reagan mới tiếp tuc chiến tranh chống CS tại mặt trận Afghanistan và quân Nga Sô bỏ chạỵ Tuy quân dân miền Nam và Afghanistan bị Mỹ bắt hy sinh chống CS, nhưng nhờ thế mà khối Nga sô Dông Âu sập đổ, giải thoát 700 triệu nguời Ðông Âu, buộc TC và CSVN đổi mới cho hơn 1.7 tỷ nguời dan TC va VN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.