Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: nước Mỹ rạn nứt (Bài 10)

09/02/202018:03:00(Xem: 6736)

Bài này tóm lược những phân tích trước đây về 3 cách nhìn khác nhau đối với khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ. 


Cách mỗ xẻ thứ nhất là vạch một đường phân chia giữa nhóm siêu giàu (super rich với thu nhập trung bình 26 triệu USD) với 99.99% dân chúng còn lại. Trong số này gồm các tỷ phú Bill Gates (Microsoft) và Jeff Bezos (Amazon) vốn đã lập nên sự nghiệp vĩ đại từ bàn tay trắng, nhưng ngược lại cũng có nhiều chủ ngân hàng suýt làm sụp đổ nền kinh tế Mỹ năm 2008 mà không hề bị phạt vạ; hoặc các CEO lương bổng hàng chục hay trăm triệu USD trong khi nhân viên thất nghiệp và hảng xưởng di dời ra ngoại quốc.


Cách nhìn này dễ gây khích động trong quần chúng. Tuy nhiên Hoa Kỳ là một nước tự do nên phải chấp nhận khoảng cách giàu nghèo cùng những ưu điểm và khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản. Nhà giàu như Bill Gates hay Jeff Bezos thuộc loại “tư bản tốt” vì đã tạo ra của cải và hàng trăm ngàn công ăn việc làm với đồng lương lớn trong nước Mỹ nên cần được khuyến khích thay vì bị ghanh ghét và đòi phải trừng phạt theo như quan điểm của cánh tả Bernie Sanders và Elizabeth Warren. Ngược lại nhà nước cần thay đổi mô hình kinh tế để thúc đẩy hảng xưởng không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải đầu tư lâu dài nhằm tạo công ăn việc làm trong nước Mỹ, đồng thời lấp đầy các lổ hỏng thuế má nhằm ngăn chận kẻ quyền thế làm giàu bất lương cho dù là không phạm phát.


Cách mỗ xẻ thứ nhì là vạch một đường thẳng phân chia giữa 15% trí thức trung lưu trở lên và 85% dân chúng còn lại. Thành phần trí thức trung lưu gồm các chuyên viên có trình độ đại học và thích ứng với toàn cầu hóa nên lương cao, lại sở hữu chứng khoáng và nhà đất ở những vùng tăng giá nhanh như Cali, Seattle, New York, Washington DC. Con cái họ sẽ vào các đại học nổi tiếng nên có tương lai sáng lạng. Không ít các gia đình di dân gốc Ấn, Hoa và Việt Nam nằm trong số 15% trí thức trung lưu này. Ngược lại 85% còn lại trong nước Mỹ  hoặc không có bằng đại học hay có loại bằng cấp khó tìm việc làm nên thành công nhân hay nhân viên cấp thấp trong những ngành nghề vốn bị đe dọa bởi toàn cầu hóa và tự động hóa. Công ăn việc làm bấp bênh, lương bổng ngay cả đủ sống nhưng vẫn chật vật vì bảo hiểm y tế, tiền giữ trẻ và giá nhà tăng nhanh. Nhiều gia đình trong số này chỉ lo sống qua ngày mà không chuẩn bị cho lúc tuổi về hưu hay đại học cho con cái, cho nên họ không tin rằng tương lai sẽ khá hơn cuộc sống hiện thời. Tình trạng này dẫn đến phân biệt đẳng cấp vì lớp 85% không thấy có cơ hội tiến thân như thiểu số 15% còn lại. GDP Mỹ tăng liên tục trong suốt 30 năm qua nhưng mức thu nhập của đa số dân chúng lại không tăng, tức là thành quả kinh tế rơi trọn vào thượng tầng hưởng lợi. Nhiệm vụ của nhà nước là tạo cơ hội (opportunity) nhất là về giáo dục để bắt nhịp cầu cho đa số 85% tiến lên, nhưng đồng thời lại không đè gánh nặng thuế má thành cản trở sự phát triển của thiểu số 15% dẫn đầu.


Nếu hai cách nhìn (1) và (2) chú trọng đến khoảng cách kinh tế thì cách mỗ xẻ thứ 3 lại chia bản đồ địa lý nước Mỹ Hoa Kỳ ra thành 3 khu vực: 

(a) những trung tâm văn hóa, kinh tế, thương mại và kỷ thuật vô cùng thịnh vượng dẫn đầu thế giới nằm dọc theo bờ biển miền Tây (Cali và Seattle), Đông Bắc (New York và Washington DC) cùng biên giới phía Nam (Texas, Florida, Arizona);

(b) các trung tâm đô thị cũ kỹ (inner cities) nơi tập trung hàng chục triệu người nghèo gốc Trung Mỹ và da đen và tỷ lệ phạm pháp lên đến 70-80% trong dân chúng;

(c) vòng đai han rỉ (rust belt) trải dài ở nhiều tiểu bang nằm sâu trong nội địa, đất sinh sống của hàng chục triệu gia đình công nhân da trắng nay bị đe dọa bị mất việc bởi toàn cầu hóa và hiện bị nạn cần sa ma túy hoành hành.


Hoa Kỳ không thể ổn định chính trị nếu không dập tắt được lò lửa bất mãn nổ bùng từ vùng rust belt hiện tại. Ngược lại các inner cities là một ung nhọt hư thối mà nước Mỹ dù đã bỏ rất nhiều tiền của nhưng vẫn không giải quyết được vấn nạn bần cùng và tội phạm. Một nghịch lý khi nhà nước mở rộng các chương trình trợ cấp xã hội nâng đỡ dân nghèo lại gây nên tình trạng lạm dụng, lười biếng và ỷ lại mà đánh mất ý chí cầu tiến trong các inner cities và rust belt. Phong trào Dân Quyền (Civil Rights) đã góp phần bần cùng hóa các inner cities khi ưu đãi cho người da đen thay vì thúc giục họ phấn đấu, trong khi toàn cầu hoá và tự động hóa làm hại giới công nhân da trắng ở các rust belt khiến họ đánh mất công ăn việc làm. Dân quyền và toàn cầu hóa lại là sản phẩm trí tuệ của giới trí thức miền Tây và Đông Bắc nên giữa hai khu vực rất thành công này lại có sự chia rẽ sâu sắc về cả quan điểm chính trị và đời sống kinh tế với những vùng đất còn lại của nước Mỹ. Người da đen sống trong các inner cities ít đi bỏ phiếu; ngược lại dân da trắng ở các rust belt kết hợp lại nhờ vào Facebook nên đi bầu năm 2016 làm khuynh đão nền chính trị truyền thống trước đây do giới ưu tú (elites) miền Tây và Đông Bắc chi phối.


Trên đây là 3 bức tranh sơ lược về hố sâu giàu nghèo và khoảng cách văn hoá trong nước Mỹ, và sẽ dẫn đến đề tài kế tiếp phân tích vai trò của nhà nước để tạo sự ổn định khi mà chủ nghĩa tư bản làm chênh lệch mức độ hài hòa trong xã hội.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.