Hôm nay,  

Đọc Tịch Dương, tiểu thuyết của Khánh Trường

30/01/202019:06:00(Xem: 3938)
blank

Đọc Tịch Dương, tiểu thuyết của Khánh Trường

Cố tồn tại trong một xã hội có chiến tranh và sau chiến tranh.

 

Nguyễn Văn Sâm

 

Khánh Trường viết mau và truyện của anh thu hút, mặc dầu anh ở trong tình trạng mà người khác đã bỏ cuộc nhiều thứ từ lâu, kể cả tự lo cho mình. Anh phải lọc thận tuần ba lần và ngồi xe lăn hơn hai chục năm nay. Vậy mà con người ấy từ chối quyết liệt chuyện bỏ cuộc văn nghệ. Anh vẽ bìa cho bạn bè, anh vẽ tranh cho mình, anh viết truyện và lên facebook trao đổi nầy nọ với nhiều người.
 

Sức sống của anh mãnh liệt để không bị căn bịnh hủy diệt. Anh có mặt với đời sống văn nghệ. Anh đào sâu những ký ức được xây dựng bằng vốn sống gian nan và lầy lội của một nạn nhân, chứng nhân trong một xã hội tan rã do chiến tranh và hậu quả sau cuộc chiến của bên thua trận để tạo nên tác phẩm của mình.
 

Ai gặp Khánh Trường lần đầu những năm gần đây đều ngạc nhiên thấy anh ngồi trên xe lăn di chuyển ung dung trong phòng khách rộng của gia đình với nụ cười hiền, tươi tắn. Và ngạc nhiên hơn nữa khi biết thời gian làm việc của anh, thời gian sống thiệt chỉ còn dưới nửa thời gian của người thường. Bốn ngày còn lại trong tuần bỏ đi độ hai ngày mệt nhọc do phản ứng của việc lọc thận, còn lại quá ít cho anh để sáng tác. Vậy mà cuốn truyện dài Tịch Dương hoàn thành chỉ trong vòng 5, 6 tháng.
 

‘Tôi đem vốn sống của mình ngày xưa lăn lóc với đời vô đó nên viết ra cũng dễ.’ Khánh Trường nhũn nhẵn tâm sự.
 

Ngày xưa tôi (NVS) cầm tập bản thảo Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác thấy tác giả viết tay, chữ đều đặn, đẹp, không có chỗ bôi xóa nào trên toàn tác phẩm, tôi đã cảm phục. Nay việc viết mau và hấp dẫn, nói được nhiều điều cần nói về cái xã hội tan rã nơi anh sống qua hai chế độ, những năm trước khi đến Mỹ làm tôi kinh ngạc và thấy mình làm việc còn làng nhàng quá.
 

 Tịch Dương, một cuốn tự truyện dưới dạng truyện dài. Một truyện dài rút ra từ những truân chuyên trong đời sống của tác giả. Cả hai đều đúng.
 

 Bởi vậy truyện của Khánh Trường mang nhiều sự kiện thiệt đã từng xảy ra ngoài đời. Những điều đó anh là nhân chứng, anh nghe bạn bè kể lại hay anh là nhân vật chánh không quan trọng, quan trọng là tác giả đã viết ra và đó là những chứng tích của một thời đất nước ở trong hoàn cảnh đặc biệt để các sự kiện ‘xấu’ đó có cơ xuất hiện. Thời chiến tranh, xấu nhưng không bỉ ổi ở diện rộng, xấu nhưng chỉ là những tệ trạng phải có của thời loạn lạc. Các cô ca ve đi làm phải có mặt rô đưa đón, đưa đón bảo kê để hưởng ân ái tình dục. Xóm động bán hoa trẻ em mới hơn mười tuổi đã đứng đầu đường lớn giọng quảng cáo rao hàng đón khách làng chơi. Lính Mỹ, vui đùa trên thân xác phụ nữ, triệt tiêu nhân cách của họ. Lính Việt nhậu đã đời rồi xù bằng lựu đạn rút chốt ra hù dọa... Đời sống của các chị em ta, nhập nhụa với cảnh ban ngày rước khách, ban đêm nhậu nhẹt gầy sòng sát phạt lẫn nhau. Chị em ta còn dụ dỗ trẻ em mới lớn để hưởng dục tình của người trẻ.


 

Với những cảnh có thể coi là xuống dốc của xã hội như vậy, ngọn bút của Khánh Trường thường nhẹ nhàng, anh không có xu hướng làm nhà văn tả chân xã hội, anh chỉ chú ý mô tả hoàn cảnh đặc biệt của nhân vật T. mà anh gọi là hắn. Hắn đi từ nơi nầy tới nơi kia để kiếm sống khi còn rất trẻ. Hắn sinh tồn bằng mồ hôi và công sức của mình, tuyệt nhiên không có những dự định xấu xa như lường gạt, giết chóc, buôn người, tố cáo ai đó để trục lợi ... Những cuộc khơi động bản năng như chị Ch., như nàng L. sàng, như nàng vợ bé ông Quận trưởng, như Tr. đều là của lạ từ trên trời rơi xuống và hắn chấp nhận tự nhiên không nhiều tính toán, cũng không cố gắng để sở hữu lâu dài, khi tình thế không còn phù hợp.
 

Tôi thích mối tình đẹp của hắn với nàng sinh viên Văn Khoa hờ TT. TT yêu hắn điên cuồng với tình nồng thắm đầu đời để có thể bỏ chuyến đi sang Pháp đoàn tụ, để ở lại chịu nghèo với hắn một thời gian dài.
 

Trong truyện, thỉnh thoảng Khánh Trường có những nhận định phê phán chí lý về tình đời, về người văn nghệ, về các trường phái hội họa, về kẻ có chức quyền, về chiến tranh, về những sự kiện bỉ ổi ở trại tỵ nạn hay ngay trên nước Mỹ nầy giửa người đồng chủng với nhân vật hắn... Anh nhìn thấy những khuyết điểm của họ, của sự kiện, nhưng không kêu gọi chữa trị hay đề phòng những chuyện tương tợ sẽ xảy ra. Anh viết liền mạch tuông tràn theo tình tiết của câu chuyện, nghĩa là Khánh Trường luôn luôn đứng ở vị thế nhà văn hơn là cố khoác vô mình sứ mạng nào khác.
 

Quyển sách có nhiều điểm nóng, có những chữ hạ thể, vùng đậm đen, vào sâu, mửa được nhắc lại nhiều lần. Đó là do cái tánh bất cần đời, phớt lờ của Khánh Trường mấy chục năm nay trước những phê bình đạo đức của người đời, thường không đứng trên mặt văn nghệ.
 

Trong một cuốn sách hơn 400 trang mà Khánh Trường cho thấy nhiều khía cạnh đời sống con người ở thời chiến, sau cuộc chiến, ở trại tỵ, ở xứ tạm dung. Đủ hết. Điều đó rất đáng được trân trọng.

Theo tôi Tịch Dương có nhiều điểm giá trị, nhứt là văn chương trôi chảy, dễ đọc, lôi cuốn dồn dập từ đầu đến cuối. Những đoạn liên quan đến nàng TT thiệt đẹp, phần mô tả vẽ chân dung khỏa thân của TT quả là đáng giá vì Khánh Trường đã sống thực với sự kiện.
 

Đầu năm 2020, chúng ta có một quyển tiểu thuyết hấp dẫn dễ đọc một mạch từ đầu đên cuối khi ở một mình, nếu đừng khó tánh để nhăn mặt trước những đoạn không vừa lòng và những từ ngữ quá nóng.

 

Nguyễn Văn Sâm

Mồng 5 Tết Canh Tý. 2020
 

GHI CHÚ của Việt Báo:
Độc giả có thể mua sách bìa mềm “Tịch Dương” ở đây:
hay ấn bản bìa cứng ở: www.amzn.com/1989705227

 

 

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Bạt" của thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tập thơ của ba người...
Một ngày đầu thu, ngồi viết đôi trang về thơ của ba nữ lưu thời nay, sao bỗng thấy lòng xúc cảm lạ thường. Như ngày nào khi dạo chơi trong khu vườn Gitanjali bỗng gặp lại bông siêu ly thuở còn mơ mộng. Như ngày nào khi hoàng hôn xuống lái xe qua cây cầu cao ở Baton Rouge bỗng thấy vầng trăng lồng lộng trên sông. Hay như cách đây hơn mười năm, khi đi chơi vùng biển Laguna bỗng gặp lại người xưa - đầu đội nón rộng vành, mang kính đen, ngồi dưới bóng dù, tay lật xem thơ Tôi Cùng Gió Mùa. Vậy đó. Xin mời bạn đọc theo dõi những trang sau đây viết về ba nhà thơ nữ: duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ô, lần đầu tiên ba nhà thơ nữ họp mặt nhau trong cùng một tập thơ. Một cuộc hội ngộ tuyệt đẹp...
Những Ngày Thơ Ấu của Võ Phú là cánh cửa mở ra thế giới tuổi thơ, tựa một bản giao hưởng của nỗi nhớ, nhưng cùng lúc chính là tiếng vọng của văn học Việt Nam hải ngoại, vốn từ lâu vẫn luôn phải đối diện với những câu hỏi không dễ trả lời: Chúng ta viết gì? Viết cho ai? Và viết bằng ngôn ngữ nào?
Tạp chí Ngôn Ngữ, trong thời gian qua đã hân hạnh thực hiện được chín tuyển tập, tương đối đầy đủ về chín tác giả nhưng toàn là phái nam. Lần này là lần đầu tiên, một bàn tay hoa trong văn học nghệ thuật Việt Nam, dành cho Ngôn Ngữ vinh hạnh này: nữ sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh...
Tôi gấp sách lại ở “Phần IV – Thơ” quyển “Trịnh Y Thư – Văn chương Nghệ thuật và Những điều khác”. Dừng lại để ngẫm xem những gì còn đọng lại trong đầu kể từ chương I cho đến hết chương III...
Văn của Tiểu Lục Thần Phong có gì? Có bút lực mạnh, có hồn văn buồn, có câu chữ lắng đọng một thứ dư vị rất riêng.
không tự dưng thành tên gọi Ngô Tịnh Yên. nhất là, sáng tạo một khuôn lục bát riêng ngô tịnh yên. giống như, một tinh tú bay cô độc âm thầm hoang liêu tịch mịch trở thành định tinh rực rỡ ánh sáng quyến rũ. tự chứng một dấu ấn, mà, như vũ thuật, khi thi triển, võ giới biết ngay người chưởng môn thành lập môn phái nào, như lục bát bùi giáng... – đặc thù,
Sử gia Ấn Độ Shashank Shekhar Sinha đã thách thức lý thuyết được chấp nhận rộng rãi rằng Phật giáo đã biến mất từ thế kỷ 13 ra khỏi Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời. Trong cuốn sách mới nhất của ông, nhan đề "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" (NXB Macmillan, New Delhi, 2024), Sinha chỉ ra rằng người Ấn Độ đã có những cuộc tranh luận về giáo lý của Phật giáo và đã đón nhận nhiều giáo lý trong số đó trong nhiều thế kỷ sau khi Phật giáo bị tuyên bố là "đã chết" ở Ấn Độ.
Tình cờ tôi được một người bạn cho mượn tập truyện nhan đề Người giữ nhà thờ họ và những truyện khác của nhà văn Khuất Đẩu. Tập truyện do nhà Ý Thức xuất bản năm 2009 gồm hai truyện vừa Người giữ nhà thờ họ, Huyền Trân công chúa, và một số truyện ngắn. Đọc xong tập truyện, tuy muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn viết ra đây vài ba cảm nhận chủ quan của mình bởi đây là cuốn sách đáng đọc và có nhiều điều đáng nói trong đó...
Giới thiệu sách “12 Bản của The Federalist Papers: Những Kiệt tác luận về Hiến Pháp Hoa Kỳ và chính quyền của dân, do dân, và vì dân” của các tác giả Alexander Hamilton, James Madison, and John Jay. Dịch giả: Phạm Hồng Sơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.