Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Từ Thảm Kịch 39 Người, Nhớ Người Việt Vượt Biển Năm Xưa

02/11/201900:00:00(Xem: 3275)

Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ  …  là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự ….  của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước, … cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết  của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.

Tuần này, mời quý vị độc giả đọc bài chia sẻ của tác giả Brian Hoàng viết về tin thảm kịch của 39 người chết thảm gợi nhớ thảm kịch vượt biển của người Việt năm xưa. Cám ơn anh Brian Hoàng đã chia sẻ nhiều bài viết hay với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.

TỪ THẢM KỊCH 39 NGƯỜI, NHỚ THẢM KỊCH NGƯỜI VIỆT VƯỢT BIỂN NĂM XƯA

Brian Hoàng

 Sáng hôm qua ngồi uống cà phê mấy tiếng đồng hồ với vài người bạn và đám em út. Ngồi lâu vì câu chuyện cứ kéo dài mãi về chuyện 39 người chết bên Anh mà có thể tất cả là người Việt.

Ai cũng hỏi sao không thấy tôi viết về chuyện này mà lại lặng thinh khi ai cũng bàn rôm rả. Thật ra, tối thứ sáu vừa qua, tôi đã trải qua 1 cơn ác mộng thật dài. Giật mình thức dậy thì mồ hôi toát ra như tắm, tim đập mạnh và thấy khó thở. Nhà tôi nói tôi ú ớ la, vùng vẫy như bị ai bóp cổ.

Câu chuyện thương tâm của 39 người hình như đã làm vết thương mà 39 năm tôi tưởng đã thành sẹo nay lại tấy mưng.

Năm 1980 vào ngày giờ này, 43 người chúng tôi vẫn còn lang thang trên biển với chiếc ghe mỏng manh dài 13 thước. Chuyến ghe của tôi vượt thoát khỏi VN kể như khá bình an dù chỉ phải chống chọi 1 buổi tối với đám thuỷ thủ của chiếc tàu vớt mình khi họ lộ bản năng thú vật muốn hiếp dâm 2 chị em 1 cô gái đi chung chuyến. Nhờ chuẩn bị và có kế hoạch chống trả sẵn sàng cộng thêm sự nhân hậu và chính trực của vị thuyền trưởng người Phi nên mọi việc cũng giải quyết êm đẹp dù có ít máu đã đổ. May không ai bị thiệt mạng và phụ nữ trên ghe còn giữ được nhân phẩm của họ.

Lúc ở Thái Lan, tuy với số vốn sinh ngữ hơi hạn hẹp về tiếng Anh nhưng khá trôi chảy về tiếng Pháp (giờ quên hết rồi) nhưng vì không kiếm được người nên tôi được Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc tạm mướn làm thông dịch cho họ khi phỏng vấn thuyền nhân tị nạn. Mấy tháng trời làm việc với họ, phỏng vấn hàng ngàn người Việt đến các trại tị nạn, lãnh thuyền nhân từ các tàu vớt được họ trên biển hay giải cứu thuyền nhân khỏi các đảo hoang. Mỗi chiếc ghe, mỗi thuyền nhân đều là một câu chuyện được kể lại mà đau đớn thay phần lớn đều là thảm kịch.

Tôi không thể nào quên được cái mùi tử khí từ chiếc tàu đò chở khách đường Sài gòn - Cần giờ được dùng để vượt biên. Khi được cứu thì trên tàu đã có hơn 300 xác chết nằm xếp lớp, vài chục thuyền nhân còn sống chỉ còn là những bóng ma biết đi. Gặp 1 đứa bạn học trường ĐHKT, cả 2 tuần sau nó mới hoàn hồn để nhận ra mình. Cả ngày và đêm trong cơn mê sảng chỉ gọi cha mẹ và xin uống nước. Những xác chết trên boong, trong hầm tàu với đủ tư thế nằm ngồi, da lở loét không xạm đen thì cũng xám ngắt, môi khô nứt, mắt trợn trừng....đã trở lại trong giấc mơ.

Qua Mỹ năm năm sau, tôi mới có đủ cam đảm đi ra biển chơi vì cứ ngửi thấy mùi mặn của biển là lại muốn ói.

Cũng không thể nào quên tiếng hò reo của đám dân đánh cá Thái Lan trần truồng, tay cầm vũ khí, la hét như điên dại, rú ga tàu của chúng đuổi theo ghe vượt biên cho đến khi gặp tàu lớn của chúng tôi mới chịu bỏ đi.

Những người đàn bà VN khốn khổ, co rúm người chịu trận với cơn điên dại muốn kiếm đàn bà để thoả mãn cơn dâm dục của bọn người hiện lốt thú của Thái Lan, của Indonesia.....mà trong đó có cả bọn cảnh sát và dân vệ địa phương. Khốn nạn hơn nữa, chồng của họ bị chúng kéo ra làm bao cát tập đánh boxing. Cho đến khi tôi phải báo cho cao uỷ để can thiệp và sự giúp đỡ của phu nhân đại sứ Hoà Lan tại Thái, bà là người VN can thiệp trực tiếp với chính quyền địa phương, tình trạng đó mới chấm dứt.

Tôi vì có tấm “kim bài miễn tử” là thông hành tạm của LHQ nên cũng tránh khỏi sự trả thù của bọn thú vật. Chính đó cũng là một lý do mà chưa bao giờ tôi cảm thấy cần phải cảm ơn các quốc gia nhận người tị nạn như Thái, Mã Lai và Indonesia (tôi không ở Phi và Hongkong nên không biết nhưng chắc cũng tệ hại vậy thôi).

Họ nhận tiền từ LHQ và cung cấp dịch vụ cho tị nạn VN như là 1 giao dịch thương mại mà phần lời trông thấy trong tay họ. Ngoại trừ tại trại tị nạn Singapore, chỉ nơi đó mới còn cảm thấy mình được đối xử như là 1 con người.

Còn gì để mà phải bàn khi cơn mơ đêm qua đã nhắc dùm tôi tất cả.......

 

Brian Hoàng

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.