Hôm nay,  

Mừng Sinh Nhật 80 và Tái Bản 2 Tác Phẩm của Nhã Ca: Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng & Truyện Dài Phượng Hoàng

22/10/201909:44:00(Xem: 7495)

Nha Ca Ky Sach
Nhà văn Nhã Ca (trái) ký sách cho Thảo Trương.

Nha Ca va ban huu
Nhã Ca & bằng hữu

 

Nha Ca
Nhã Ca và chiếc bánh sinh nhật.

 

WESTMMISTER (VB) – Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập của nhật báo Việt Báo đã được đại gia đình Việt Báo và bạn hữu xa gần chúc mừng đại thọ 80 và tái bản phát hành Nhã Ca Hồi Ký và truyện dài Phượng Hoàng trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu rộn ràng tiếng cười và đầy ắp tình thân tại hội trường Việt Báo, trên đường Moran, thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ, vào chiều tối Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10 năm 2019.

Xướng ngôn viên Thụy Trinh điều hợp chương trình đã cho mọi người biết rằng nhà thơ Trần Dạ Từ hôm nay đang bệnh nên không có mặt trong đêm nay và vì vậy “tất cả chúng ta cùng thay mặt chú Trần Dạ Từ chung vui với cô Nhã Ca.”

Lời mở đầu mừng sinh nhật trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu là từ nhà văn lão thành Doãn Quốc Sĩ, năm nay đã 96 tuổi. Qua giọng đọc chậm rãi, rõ ràng và hơi hám còn mạnh mẽ trong một bài viết sẵn, nhà văn Doãn Quốc Sĩ nhắc lại những kỷ niệm thân thiết của ông với nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ cũng như mối thân tình giữa hai gia đình. Nhà văn Doãn Quốc Sĩ kể:

“Tôi và Từ cùng đi học tập cải tạo ở trại Gia Trung, gần thành phố Pleiku. Ở nhà, Nhã cũng như bà xã tôi phải vất vả xoay sở để vừa sinh tồn, vừa đi thăm nuôi chúng tôi trong tù”.

Hài hước nhất mà có lẽ cũng chỉ có ở đất nước cộng sản là câu chuyện nhà văn Doãn Quốc Sĩ kể rằng chỉ vì hôn người vợ hiền lặn lội đường xa từ Sài Gòn lên Pleiku thăm chồng và được chồng hôn trước mặt cán bộ cai tù mà nhà thơ Trần Dạ Từ đã bị “la là ‘đồi trụy’ và bị cắt ngắn cuộc gặp” mặt hiếm hoi đó.

Nhà văn Doãn Quốc Sĩ kể tiếp chuyện ông và nhà văn Nhã Ca đi thăm nhà báo Hiếu Chân và nghe được 2 câu thơ mà ông nhớ mãi:

“Khi tôi ra tù lần đầu vào năm 1984, tôi và Nhã hay cùng đi thăm các bạn bè văn hữu. Nhớ thỉnh thoảng hai anh em đi thăm ông bạn già Nguyễn Hoạt, hay Hiếu Chân, ở cổng xe lửa Trương Minh Giảng. Ông bạn có 2 câu thơ vui nổi tiếng:

“Người ta hiếu lợi hiếu danh

Nào ai lại có như mình hiếu chân…”

Nhà văn Doãn Quốc Sĩ kết thúc phát biểu với lời chúc mừng nhà văn Nhã Ca sinh nhật 80 và chúc bà có thêm 20 năm nữa chung sống hạnh phúc với nhà thơ Trần Dạ Từ và với các con cháu và bằng hữu.

“Em có lũ con thơ

bị quê hương ruồng bỏ

Từ bóng tối hận thù.

Em nghiến răng...

Ném con cho giông tố...”

Khi tiếng hát cao vút của nữ ca sĩ Bích Liên cất lên trong nhạc phẩm “Ném Con Cho Giông Tố” của thi nhạc sĩ Trần Dạ Từ người nghe có cảm giác như vừa được nhấc lên cao bởi những cơn sóng lớn của các biến cố đã xảy ra tại Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua mà nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca là những chứng nhân kể lại trong các tác phẩm của họ. Cùng chung nghiệp vận của dân tộc, nhà văn Nhã Ca đã phải đau đớn “nghiến răng” để cho những người con của mình vượt đại dương sóng to gió lớn đầy gian nguy trên đường đi tìm tự do.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, trong phần giới thiệu về cuốn Nhã Ca Hồi Ký, nói rằng cuốn sách này đã được viết cách nay 30 năm sau khi nhà văn Nhã Ca ra khỏi nhà tù lớn là đất nước Việt Nam để đến Thụy Điển định cư. Ông nói 2 tác phẩm ra mắt đêm nay nằm trong số hơn 40 tác phẩm của nhà văn Nhã Ca đã viết. Ông cho biết Nhã Ca Hồi Ký không chỉ viết về “cõi âm” mà “trong đó con người chỉ là chất liệu cho phương án xây dựng một xã hội đảo ngược” của cộng sản, mà còn có nhiều điều tốt đẹp và lòng tử tế của con người đối với nhau. Ông kể về tấm lòng tử tế và yêu thương đáng quý của cựu tổng giám đốc Kỹ Thương Ngân Hàng Nguyễn Chánh Lý đối với gia đình nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca. Ông kể trường hợp nhà văn Mai Thảo được nhà văn Nhã Ca chứa chấp ở căn nhà số 142 đường Tự Do, Sài Gòn, khi còn trốn tránh sự truy lùng của công an cộng sản. Nhắc đến lòng tử tế của con người đối với con người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết nhà thơ Trần Dạ Từ thường dặn dò rằng hãy “cư xử xứng đáng, bình tĩnh thì con cái mới khá.”

Nhã Ca Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng đã được nhà văn Nhã Ca viết tại Thụy Điển năm 1989 và do Nhà Xuất Bản Thương Yêu xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1991. Lần tái bản này, năm 2019, dày hơn 650 trang, gồm 3 phần phụ lục.

Nhà thơ Trịnh Y Thư, đang phụ trách Nhà Xuất Bản Văn Học, giới thiệu cuốn truyện dài Phượng Hoàng. Ông cho biết rằng:

“Phượng Hoàng là tên một loài chim thần thoại, bay lên từ cõi hoang tàn đổ nát, đó cũng là tên của nhân vật chính trong truyện. Có lẽ chị Nhã Ca đã viết cuốn truyện này từ thời rất sớm trong sự nghiệp văn chương của chị. Cuốn sách thuật chuyện cô nữ sinh tỉnh nhỏ yêu người thầy giáo của mình, và những bi kịch cũng như thảm kịch của cô gái và gia đình cô xảy ra sau đó. Tuy nhiên, cô gái không gục ngã mà với tất cả sức mạnh và ý chí đã vượt qua bao nghịch cảnh để vươn lên tìm lại lẽ sống.

Có lẽ đó là ý nghĩa của chữ Phượng Hoàng.

Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1969, cách đây đúng nửa thế kỷ. Gọi là sách mà không hẳn là sách. Chính nhà văn Nhã Ca đã nói như thế, bởi vì tuy nó được in như một cuốn sách nhưng thực chất mang hình thức như một tờ tạp chí khổ nhỏ, bìa mỏng, in ấn sơ sài, giá rẻ, bày bán tại các sạp báo có gần như khắp nơi tại miền Nam VN trước 75.

Như chúng ta biết, sau 1975, toàn bộ nền văn học Nam VN bị nhà nước Cộng sản tìm cách truy diệt. Cùng với những tác phẩm văn học của các nhà văn nhà thơ khác cùng thời, sách của chị Nhã Ca bị đem ra đốt và không ai được quyền lưu giữ sách trong nhà. Tuy vậy vẫn có người vì lòng yêu quý và thương tiếc một nền văn học bị tiêu hủy một cách tàn bạo như thế, nên mặc dù cực kỳ nguy hiểm cho bản thân và gia đình, họ vẫn bí mật lưu trữ những tác phẩm ấy. Nhờ thế rất nhiều tác phẩm của chị nhà văn Nhã Ca viết trước 1975 ngày nay vẫn tồn tại.

Ngoại trừ cuốn Phượng Hoàng. Cuốn truyện là đứa con tinh thần của chị bị thất lạc suốt nửa thế kỷ nay. Tưởng không bao giờ trông thấy cuốn sách nữa, nhưng do một cơ duyên nào đó, cách đây không lâu, chính xác là tháng 7 năm 2019 này, một người bạn trẻ của chị từ trong nước gửi sang Mỹ cho chị một thùng sách cũ, trong đó có cuốn Phượng Hoàng.” 

Nhà thơ Đỗ Qúy Toàn đọc một đoạn trong bài trường ca “Hòn Đá Làm Ra Lửa” của nhà thơ Trần Dạ Từ làm trong tù ghi nhớ trong tâm và được viết ra thành chữ lần đầu tiên tại Thụy Điển vào tháng 11 năm 1988. Toàn văn bài thơ được đăng lần đầu vào tháng 4 năm 1989 tại Hoa Kỳ trong Tạp Chí Văn do nhà thơ Mai Thảo chủ biên, trong “Số Đặc Biệt Chào Mừng Trần Dạ Từ-Nhã Ca tới Miền Đất Tự Do.”

“Yên tâm nhé em. Em lo lắng gì nữa

Quả thật đằng sau khúc tụng ca bi tráng của J. S. Bach

Có nỗi khiếp sợ dịch đậu mùa la hét

Nhưng, cái mặt rỗ chằng chịt của tôi em từng ôm

Nó chẳng nhắc em sao:

Rằng việc chủng ngừa đậu mùa đã công hiệu

 

Hãy tin sự khôn ngoan của nhân loại

Tôi chia xẻ với em khúc tụng ca bi tráng

của quê hương và thời đại chúng ta…”

 

Một tình tiết khá đặc biệt trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu làm cho niềm vui của mọi người thêm viên mãn là giáo sư Tenzin Dojree -- người con nuôi tinh thần gốc Tây Tạng của nhà văn Nhã Ca -- cũng là giáo sư tại Đại Học UC Santa Barbara và California State Fullerton và Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Quốc Hội Hoa Kỳ, đã được nhà thơ Trần Dạ Từ nhờ đọc bài thơ tiếng Anh mà nhà thơ Trần Dạ Từ vừa làm cùng ngày 19 tháng 10 tại bệnh viện để tặng nhà văn Nhã  Ca. Chị Huyền (cư sĩ Diệu Đế là mẹ của Thầy Kusho [Ven. Kongchok Woser] cho biết sáng ngày 19 tháng 10 Thầy Kusho đến bệnh viện thăm Bác Từ chúc Bác Từ sớm khỏe để làm thơ cho Thầy đọc. Ngay lúc đó, nhà thơ Trần Dạ Từ lấy bút giấy làm bài thơ này và nhờ Thầy Kusho edit dùm. Bài thơ có tựa đề The Beat [Nhịp Đập]. Đoạn đầu như sau.

He was left on a roadside

His heart lift her up

The heart goes with her

A heart in the ear, it whispers

A heart in the chest, it breathes

A heart in the belly, it kicks,

kicks

ah, it pushes

Three hearts take her into beat

Beat, beat, beat as one

And she goes, goes on

Bài thơ Một Đoạn Nhã Ca của nhà thơ Nhã Ca đã được ca sĩ Bích Liên diễn tả sống động qua giọng truyền cảm.

“Bụi là xác thân nhưng tù đầy thanh tịnh

dẫu tôi quạnh hiu như loài hươu trên núi cao

như con tê giác nhẵn sừng hùng hổ

hay con chim sẻ trốn trên mái nàng

tôi cũng luôn luôn nở hoa huyên náo

trong tình nhân, trong ái tình tôi

đỏ rực…”

Nhân vật mà nhiều anh chị em nói đùa hôm đó là “birthday girl” tức nhà văn Nhã Ca trong phần phát biểu bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả mọi người đã vì bà mà đến chúc mừng ngày sinh nhật 80 tuổi là thời điểm mà bà gọi là giống như chiếc xe “đã ra exit.” Nhà văn Nhã Ca kể rằng khi gửi thiệp mời ngày này đến thi sĩ Du Tử Lê, ông dặn là sẽ đến dự và đọc bài thơ Thanh Xuân của bà. Nay thi sĩ Du Tử Lê đã ra đi nên bà thay ông để dọc bài thơ này. Lời 2 đoạn giữa của bài thơ như sau.

Rồi lá mùa xanh cũng đỏ dần

Còn đây niềm hối tiếc thanh xuân

Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng

Và nỗi tàn phai gõ một lần

 

Kỷ niệm sầu như tiếng thở dài

Khuya chìm trong tiếng khóc tương lai

Tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối

Tôi mất thời gian lỡ nụ cười

Đang tuổi thanh xuân phơi phới mà nhà thơ đã nhìn ra cái tương lai tàn phai là điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất là 2 câu:

Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng

Và nỗi tàn phai gõ một lần

Nó vừa mang ý nghĩa triết lý sâu thẳm của cuộc đời vừa gợi hình sống động đến mức khi nghe qua là giật mình như người vừa tỉnh mộng sau tiếng gõ tàn phai của thực tại hiện tiền.

Nhưng khi đang yêu thì nhà nhơ Nhã Ca cũng rất mực cuồng nhiệt và lãng mạn như trong bài thơ Nhã Ca Mùa Đông mà Chủ Bút Việt Báo nhà văn Phan Tấn Hải đã đọc để tặng sinh nhật nhà thơ nhà văn Nhã Ca.

Kỳ diệu thay khi nghĩ đến anh

Lối nào đây biết lối nào gần

Mọi sự tới lui làm sao em từ chối

Không còn là con chim

Con chim gian xảo giấu mùa đông dưới cánh

Lượn những vòng nghi ngờ

Tôi hát vui tươi giã từ tuổi trẻ

Xướng ngôn viên Thụy Trinh không phải chỉ có tài làm MC, cô còn có tài về âm nhạc qua phần trình bày nhạc phẩm Chuông Và Mưa của thi nhạc sĩ Trần Dạ Từ, với phần nhạc đệm guitar của Doãn Hưng.

Chiều mưa. Mưa cho ta nhớ

Ta nhớ con đường xưa

Ngàn giấc mơ, hai đứa ta,

Con song mờ

Trú mưa chiều tháp cổ

Và anh hôn em, như mưa xóa không gian

Và anh hôn em trong tiếng chuông chiều tan

Tiếp theo là phần văn nghệ, với sự góp mặt của nữ ca sĩ Thương Linh với nhạc phẩm Em Đi Với Con Thơ, ca sĩ Bích Liên với bài Người Ở Với Người, ca sĩ Thu Vàng với bài Trăng Ban Chiều, tất cả đều là do thi nhạc sĩ Trần Dạ Từ sáng tác.

Tiết mục rộn ràng và nhiều tiếng cười nhất là phần hát mừng sinh nhật của Nhóm NTM cùng các con của Nhã Ca-Trần Dạ Từ qua ca khúc mà Sớm Mai, con gái lớn của nhà văn Nhã Ca đã thay Bố từng dạy các em hát Mừng Sinh Nhật Má khi Bố Trần Dạ Từ còn ở trong tù.

Má ơi, Má ơi, Má nghe nè. Chúng con hát như gió xa về.

Mừng sinh nhật Má, gió thơm những hoa cùng lá,

khúc ca của Ba, la la la la la la

Tuy vắng mặt Ông, nhưng lời ca của bản nhạc Sinh Nhật Ca của thi nhạc sĩ Trần Dạ Từ tiếp tục cất lên trong lúc cắt bánh mừng sinh nhật 80 tuổi của nhà văn Nhã Ca đã khiến cho thân hữu và bạn bè bùi ngùi, cảm động.

Mừng nhau lớn khôn đứng bên nhau trong hoàng hôn

Lòng ta sắt son biết bao nhiêu mặn nồng

Nụ hồng mến yêu những môi cười thương nhớ

Cầm tay thiết tha sánh vai nhau ta cùng ca…

Lời cảm ơn của nhà văn Nhã Ca đối với mọi người đã đến chúc mừng sinh nhật của bà cùng tiếng ca đầy tràn không gian:

Ca đi anh,

ca đi em,

ta chia nhau

từng miếng yêu thương…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.