Trung Cộng kéo dài Thương Chiến, Chủ Tịch Tập Cận Bình có thể bị chỉnh lý, một hình thức thay đổi người cầm đầu chánh quyền mà chế độ không thay đổi. Chỉnh lý, lật đổ TCB do áp lực của thất bại ngoại thương và bên trong do nội bộ đảng CS chống đối.
Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung có tăng, chớ không giảm. Nhưng phân tích cho thấy TC bị nhiều áp lực từ trong ra ngoài ắt phải cầu hoà trước với Mỹ. Thông thường ai cầu hoà trước là phải nhượng bộ nhiều hơn trong thoả hiệp án. Tăng trưởng kinh tế, là lý do tồn tại của chế độ CS nói chung và của sự thăng tiến của TCB nói riêng và của phe phái TCB trong nội bộ đảng.
Hồi cuối tháng Tám năm 2019, TC tuyên bố áp thuế lên 75 tỷ đô la giá trị hàng hóa Mỹ nhập vào TQ để trả đũa Mỹ sau cuộc đàm phán bế tắc vì TC thất hứa không mua đậu nành của mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đã hứa. Nếu TC dùng đại pháo thì Mỹ dùng hoả tiễn phản công. Tổng thống Mỹ Donald Trump chơi bạo hơn, Ông tăng thuế hàng Trung Quốc nhập cảng vào Mỹ từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ đô la giá trị hàng đã đánh thuế từ trước, và từ 10% lên 15% đối với 300 tỷ đô la giá trị hàng sẽ đánh thuế bắt đầu từ tháng 9. Coi như tất cả các hàng hoá của TC xuất cảng qua Mỹ đều bị tăng thuế cao hơn tỷ lệ TC tang thuế hàng hoá Mỹ.
Ông Trump còn bồi thêm môt cú hồi mã thương, lên tiếng kêu gọi các hãng xưởng Mỹ hiện đang làm ăn ở Trung Quốc qui hồi cố quốc Mỹ. Nhưng đây mới là lờì kêu gọi, chớ nếu chánh quyền Mỹ dựa vào luật đã có từ lâu, buộc công ty Mỹ rút về chiếu tình trạng khẩn cấp thì TC sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chánh trị, xã hội.
Trên đây là phần đúc kết gọn bài phân tích công phu của một chuyên gia Mỹ gốc Việt là Tiến sĩ Đinh Trường Hinh. Ông là cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới hiện đang sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, nhận định trên đài VOA ngày 4-09. Ts Hinh nhận định, “Cho đến nay Mỹ chỉ đánh thuế vào hàng trung gian (nguyên liệu, thiết bị dùng để sản xuất) của Trung Quốc nhưng vòng đánh thuế mới nhất vào ngày 23/8 sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng bán lẻ, từ điện thoại, điện tử cho đến hàng may mặc.” Ô. Hinh giải thích và cho rằng lâu nay ông Trump ‘ngại ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân Mỹ’ nhưng hành động của Trung Quốc khiến ông thay đổi thái độ. Ông Hinh nói 'ông không nghĩ rằng Trung Quốc đoán trước ông Trump đi đến mức làm tới như vậy’.
Nhà kinh tế này nói rằng nếu cuộc chiến tranh thương mại này tiếp tục với mức độ như vậy thì ‘Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn’. Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã xuống giá, phải hơn 7 nhân dân tệ mới đổi được 1 đô la Mỹ. Dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài, tăng trưởng GDP của Trung Quốc ‘đã hạ xuống 3%’. Trong quý vừa rồi Trung Quốc phải ‘tung ra gói kích thích kinh tế 300 tỷ đô la’.
Ts Hinh đưa ra một sự kiện đặc biệt về giao thương. Ông cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng gánh chịu một phần thuế quan chứ không để các nhà nhập cảng Mỹ và nhất là người tiêu dùng Mỹ gánh hết. Ông nói “Trên thế giới lúc này không có nước nào thay thế được Mỹ trong việc tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc”. “Nếu hàng hóa Trung Quốc mà tăng giá thì người tiêu dùng Mỹ ngoài việc phải trả tiền cao hơn thì họ có thể giảm bớt tiêu dùng. Do đó, ông cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng để người tiêu dùng Mỹ không bị thiệt hại nhiều vì họ sẽ bị mất thị phần.
Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhiều áp lực nếu kinh tế không tăng trưởng, người dân mất công ăn việc làm. Khi đó, lãnh đạo ‘sẽ bị lật bằng cách này hay cách khác’.
Còn về phía Mỹ và cuộc bầu cử của TT Trump. TS Hinh nói đối vớí Mỹ con số 540 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc xuất cảng vào Mỹ ‘dù rất lớn nhưng không là gì (khoảng 3%) so với 20.000 tỷ đô la quy mô kinh tế Mỹ’. Và con số gần 120 tỷ đô la hàng hóa Mỹ xuất cảng vào TQ, Trung Quốc mua cũng chiếm phần rất nhỏ, tương đương 1%, trong hơn GDP hơn 12.000 tỷ đô la của Trung Quốc. Nên “Dù không giao dịch mua bán gì với Trung Quốc thì Mỹ vẫn sống,” ông Hinh nhắc lại lời của TT Donald Trump.
Do vậy tác động của cuộc chiến thương mại ‘không ảnh hưởng gì nhiều’ đối với cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Ts Hinh nói “Ông Trump có những người ủng hộ đi theo rất trung thành, nông dân ở Mỹ (đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan của Trung Quốc) vẫn ủng hộ ông´và TT Trump cũng dung cả chục tỷ Đô la dể giup cho nhưng tieu bang nông nghiệp của Mỹ. “Nếu ông Trump có thất cử thì không phải là do chiến tranh thương mại mà có thể là những bất mãn khác.”
Và nếu thương chiến kéo dài đến ngày bầu cử Tổng Thống Mỹ vào tháng 11 năm sau 2020, lợi hại cho ai, TT Trump hay Chủ Tịch Tập Cận Bình. Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc đang chơi trò câu giờ nhằm đợi cho đến kỳ bầu cử năm 2020 cho nên họ không tích cực đàm phán tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại.TT Trump đã tố giác và hăm doạ Chủ Tịch Bình không thoả thuận thương chiến, chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Một mặt Ông Trump nói chận đầu TCB, nếu ông đắc cử Ông sẽ đưa ra nhưng điều kiện cứng rắn hơn. Mặt khác Ông Trump liên tục yêu cầu Quỹ Dự trữ Liên bang FED giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và kéo kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái. Ông cũng có thể tung ra gói kích thích bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng.” Ts Hinh nhận định“Nếu làm được như vậy thì có thể giúp Mỹ đẩy lùi suy thoái trong vòng 1, 2 năm nữa. Khi đó Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.”./.( VA)