Hôm nay,  

Gia Đình Mùa Vu Lan: Mẹ Và Tôi

24/08/201900:00:00(Xem: 2816)

Ngày của Mẹ, Mother's Day với người phương Tây nói chung được tính là ngày chủ nhật thứ 2 trong tháng Năm. Còn với người Việt hay các quốc gia theo đạo Phật phương Đông, Ngày của Mẹ có lẽ là ngày rằm tháng 7 Âm Lịch, dựa vào tích Mục Liên Thanh Đề. Người Việt Nam có một tập tục đẹp là khi đi chùa vào ngày này, sư trụ trì sẽ hỏi xem Phật tử còn mẹ hay mất. Nếu còn, sẽ được gài lên áo một bông hoa vải màu đỏ, nếu không, là một bông hoa trắng.

Nhà văn Võ Hồng có tác phẩm Áo em cài hoa trắng. Tôi chưa xem, nhưng nghe nói rất cảm động. Mà cũng đúng thôi, dù thương, yêu, hờn, giận ra sao, lòng mẹ chính là nơi ta bắt đầu, và là nơi phút cuối ta hướng về!

Chúc mừng những ai còn Mẹ- như tôi. Và, những ai không còn, đừng buồn, vì Mẹ luôn trong tim mình.

****

Tôi vốn là con gái rượu của ba. Nhà 4 cô con gái, ba yêu nhất tôi. Đến trước khi mất, nghe mẹ kể, còn chút hơi tàn, ba chỉ tay vào cái đầu máy video, ráng thều thào: cho con K. Ba chỉ chịu nhắm mắt khi tôi vuốt. Ông chờ tôi! Tình thương đó, cộng nỗi hối hận vì không thể nhìn ba lần cuối trước khi ông mất làm tôi vẫn trào lệ mỗi khi nghĩ về. Và, tình thương đó, lấn bớt tình thương mẹ của tôi!

Mẹ tôi là người cứng rắn. Mẹ có bàn tay sắt bọc nhung. Tôi cũng có bàn tay sắt, nhưng không bọc nhung. Tính tôi, tính mẹ va chạm nhau đôm đốp, hậu quả là tôi thường hậm hực bỏ về nhà riêng sau khi tranh luận với mẹ. Tự nhủ, mẹ không thương mình. Hơi tức cười cho cái tủi thân kỳ cục của một con mụ đã hơn 40 tuổi đầu!

Mẹ tôi chăm lo và tỏ ra yêu thương mấy đứa em tôi hơn tôi. Cũng phải thôi, tụi nó là những phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó, không nổi loạn như tôi. Tôi từng là niềm hy vọng của mẹ ngày bé. Mẹ dắt tôi đi lãnh các giải thưởng trên báo. Mẹ mua nhung nai cho tôi uống - dù nhà không có thịt ăn - mong tôi đẫy đà hơn. Mẹ cắt để dành từng bài báo tôi được đăng, từng tấm ảnh tôi được chụp trên báo, dán đầy một cuốn sách. Và, mẹ đã bị thất vọng. Tôi là một con cừu đen khi bướng bỉnh chạy trệch con đường mẹ vạch, rồi quàng xiên lối nọ lối kia, đến mức sa chân. Tôi, từ niềm tự hào trở thành một nỗi buồn. Và mẹ chôn nỗi buồn ấy vào lòng, như từng chôn biết bao ước mơ....

Nhưng, mẹ yêu tôi. Và tôi yêu mẹ. Dù mẹ con tôi có khắc khẩu tới đâu. Dù tôi đã giận điên khi mẹ từ chối giang tay cứu giúp. Dù tôi có lần tự hứa sẽ bỏ đi và không nhìn mẹ nữa. Tình mẫu tử, nó sâu xa lắm, không thể lý giải bằng việc làm hay lý trí. Nó chỉ mất, khi cả hai không còn trên đời!

Hôm nay nhìn mẹ quằn quại đau vì hậu quả của chứng suy nhược thần kinh, tôi quay đi, ứa nước mắt. Ước gì tôi có thể chịu dùm cho mẹ. Tôi còn trẻ, còn khỏe!

Mẹ ơi, nước mắt không phải lúc nào cũng chỉ chảy xuôi!

 

Khánh Vân Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.