Hôm nay,  

Mỹ Đang Bao Vây Trung Quốc

21/08/201916:11:00(Xem: 4527)

Nhìn thấy một Trung Cộng nổi lên một cách hung hăng dưới thời của ông Tập Cận Bình, Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng Thống Trump, đã có những chính sách làm suy yếu Trung Cộng.  Mỹ đang bao vây Trung Cộng trên nhiều bình diện:

1/ Bán cho Đài Loan 66 máy bay quân sự Jet F16v với tổng số tiền lên $8 tỉ USD
2/ Phóng thành công hỏa tiễn (tên lửa) tầm trung mới từ đảo Saint Nicholas, California, đánh trúng mục tiêu trên Thái Bình Dương cách xa 500km. Xa hơn nữa Hoa kỳ sẽ thiết lập các dàn phòng thủ hỏa tiễn tầm trung này tại các nước đồng minh Á Châu, khiến Trung Quốc phải phá sản nếu chạy đua vũ trang với Mỹ. Nếu không chạy đua xem như tự thua
3/ Muốn mời Nga tái tham dự nhóm G7, chỉ cần Nga nhượng bộ đôi chút với Ukraine, để trở thành G8, điều này với mục đích là làm cô lập Trung Quốc
4/ Thắt chặt cách hiệu quả liên minh ở vành đai Ấn Độ Thái Bình Dương với Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Nhật, Hàn, Singapore
5/ Siết chặt kinh tế Trung Quốc qua đánh thuế hàng nhập khẩu, khuyến khích các đại công ty rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, chống việc ăn cắp bản quyền, làm giảm năng lực của các công ty công nghệ của Trung Quốc...

Những điều này đang xảy ra dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Trump, vì thế Việt Nam phải tận dung cơ hội để thay đổi, chuyển đất nước sang nền dân chủ, thoát khỏi ách kèm kẹp của Trung Quốc, liên kết với Mỹ và Đồng Minh của Mỹ để cùng đứng trong một khối của Thế Giới Tự Do. Nếu được như vậy toàn dân VN trong ngoài là một khối, chắc chắn Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng.

Trung Quốc đánh Tư Chính là muốn nắn gân mối liên hệ Việt Mỹ. Mỹ không thể giúp một Việt Nam Cộng Sản vì khi cần thì kêu giúp nhưng khi xong việc thì chống chửi. Nếu Việt Nam vẫn là Cộng Sản thì đành phải đi chính sách này:
Để cho Cộng Sản họ đánh nhau
Kẻ gãy tay chân, kẻ bể đầu
Tự tay chúng diệt tình đồng chí
Nay mai chế độ cũng lộn nhào.

Nhân dịp này cũng nên nhắc lại mối liên hệ Mỹ Trung trong suốt 70 năm qua

Hoa Kỳ và Trung Cộng là hai quốc gia đứng hàng đấu thế giới trong giai đoạn hiện tại.  Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Mỹ và Liên Sô (Liên Bang Sô Viết) là hai thế đối cực của thế giới về quân sự, thì ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Cộng là hai thế đối cực về công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa này.  Hoa Kỳ và Thanh Triều ký Hiệp Ước Wangxia vào ngày 16 tháng 6 năm 1844 chính thức hình thành mối quan hệ Mỹ Trung. Sự thăng trầm của nhà nước Trung Cộng trong suốt 70 năm qua có lệ thuộc vào mối quan hệ với Hoa Kỳ.  Bài viết này tóm lược mối quan hệ Mỹ Trung trong 70 năm qua 1949-1919 kể từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được hình thành.

 

Trong Chiến Tranh Thế Giới thứ Hai, Hoa Kỳ đã yểm trợ Tưởng Giới Thạch và Trung Hoa Dân Quốc chống Nhật.  Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản cướp chính quyền từ Trung Hoa Dân Quốc và thành lập nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PCR).  Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra đảo Đài Loan. Hoa Kỳ công nhận Đài Loan và mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Cộng xem như đóng băng nhiều thập niên kể từ đó. 

 

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tại Bán Đảo Triều Tiên nổ ra khi Nga Sô yểm trợ Bắc Hàn xâm lược Nam Hàn.  Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ ra sức bảo vệ Nam Hàn bằng cách đưa quân tấn công Bắc Hàn, đẩy lùi quân đội Miền Bắc gần đến biên giới Trung Quốc.  Nhân danh bảo vệ biên giới, Trung Cộng nhảy vào cuộc chiến. Vì e ngại xảy ra cuộc chiến toàn diện cho nên Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng và Bắc Hàn đã ký một hiệp ước đình chiến vào năm 1953.  Sau 3 năm chiến tranh đã có chừng 4 triệu người chết.

 

Tháng 8 năm 1954, Tưởng Giới Thạch cho hàng ngàn quân chiếm các đảo Quemoy và Matsu tại eo biển Đài Loan.  Quân đội Trung Cộng đáp trả bằng cách bắn đạn pháo vào các đảo này. Hoa Kỳ ký hiệp ước bảo vệ Đài Loan và hăm dọa sẽ dùng bom nguyên tử để tấn công Trung Cộng.  Điều này đã khiến Trung Cộng phải ngồi vào bàn đàm phán vào tháng 4 năm 1955.  

 

Ngày 7 tháng 10 năm 1950 quân Trung Cộng vượt sông Yangtze tiến chiếm Tây Tạng.  Chín năm sau, tháng 3 năm 1959, người dân Tây Tạng nổi dậy chống Trung Cộng, nhưng thất bại và Đức Dalai Lama, lãnh đạo của Tây Tạng, phải chạy lánh nạn tại Ấn Độ cho đến ngày nay.  Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ lên án Trung Cộng đàn áp người Tây Tạng. Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ vũ trang cho nhóm người Tây Tạng yêu nước để nổi dậy chống Trung Quốc trong nhiều năm của thập niên 1950.   

 

Tháng 10 năm 1964, Trung Cộng thử bom hạt nhân đầu tiên.  Sự thử nghiệm này đưa mối liên hệ Mỹ Trung căng thẳng. Cộng thêm vào đó là chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã đưa quân vào Miền Nam Việt Nam và Trung Quốc đưa quân đến biên giới Bắc Việt.  

 

Liên Sô và Trung Quốc có sự khác biệt nhau về chính sách phát triển công nghiệp theo mô hình XHCN và đưa đến sự bất hòa giữa hai chính quyền của hai quốc gia này.  Năm 1960 Liên Sô đã rút cố vấn từ Trung Cộng về nước. Tháng 3 năm 1969, Liên Sô và Trung Cộng đối đầu nhau về đường biên giới. Ngày 13 tháng 8 năm 1969 một lực lượng Liên Sô có cả 6 xe tăng phục kích và hạ sát toàn bộ toán lính 37 người tuần tra biên phòng của Trung Cộng.  Trung Cộng phản đối, nhưng Liên Sô cho rằng họ bảo vệ lãnh thổ của mình. Giai đoạn này, Liên Sô thay thế Hoa Kỳ trở thành mối đe dọa lớn nhất của Trung Cộng, điều này khiến Trung Cộng muốn được gần với Mỹ.

 

Ngày 6 tháng 4 năm 1971, đội bóng bàn Trung Cộng mời đội bóng bàn Mỹ viếng thăm Trung Cộng và được phía nhà nước Trung Cộng đài thọ hoàn toàn.  Một số nhà báo cũng được tháp tùng đội bóng bàn và đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, Người Mỹ được cho phép đến Trung Quốc. Sự kiện này được gọi là “Ngoại Giao Bóng Bàn.”  Mỹ thấy Trung Cộng là đối tác quan trọng để chống Liên Sô và cũng muốn chia rẻ hai nước Cộng Sản này. Tháng Bảy năm 1971, nhân chuyến công du Á Châu, Ngoại Trưởng Kissinger đã bí mật đi thăm Bắc Kinh hai ngày.  Sau đó Mỹ đã có động thái ủng hộ Trung Cộng có được chiếc ghế thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

 

Tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc 8 ngày, đã gặp Chủ Tịch Mao và ký Tuyên Bố Shanghai với Thủ Tướng Chu Ân Lai, ông này được đánh giá là một lãnh đạo am tường, ôn hòa và có giá nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.  Bảng Tuyên Bố này cho phép hai nước cải tiến mối quan hệ với nhau và trao đổi ngoại giao ngay cả những vấn đề khó nhất như Đài Loan. Từ Tuyên Bố này, mối liên hệ Mỹ Trung từ từ dẫn đến việc bình thường hóa.

 

Năm 1979, dưới thời kỳ của Tổng Thống Jimmy Carter, Hoa Kỳ đã bình thường hóa ban giao toàn diện với Trung Cộng.  Nguyên tắc Một Trung Hoa cũng được thừa nhận dành cho Trung Cộng, từ trước đến lúc này, Mỹ vẫn giữ cho Đài Loan. Sau đó không lâu, phó thủ tướng bấy giờ, ông Đặng Tiểu Bình đến thăm Hoa Kỳ.  Đặng Tiểu Bình là nhân vật có chính sách đổi mới kinh tế cho Trung Cộng. Để bảo vệ Đài Loan, Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua đạo luật Quan Hệ Đài Loan, cho phép Hoa Kỳ vẫn di trì trao đổi thương mại, văn hóa với Đài Loan và bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.  Đạo luật này không trái ngược gì với chính sách Một Trung Hoa của Hành Pháp.

 

Dưới thời của Tổng Thống Reagan, Mỹ vẫn di trì chính sách một Trung Quốc dành cho Trung Cộng để kéo Trung Cộng không liên kết với Liên Sô và tiếp tục cam kết bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.  Tháng 4 năm 1984 Tổng Thống Reagan thăm Trung Quốc và đến tháng 6, chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán trang thiết bị quân sự cho Trung Cộng.

 

Mùa Xuân năm 1989, hàng ngàn sinh viên biểu tình tại Quảng Trường Thiên An Môn đòi hỏi cải cách và chống tham nhũng.  Chính quyền Trung Cộng đã đàn áp một cách mạnh mẽ. Ngày 3 tháng 6, quân đội có xe tăng tấn công đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên tại quãng trường.  Hàng ngàn sinh viên bị tử nạn. Thế giới lên án Trung Cộng. Mối quan hệ Mỹ Trung bị đóng băng.

 

Tháng 9 năm 1993, để xoa dịu Hoa Kỳ, Trung Cộng đã thả ông Ngụy Kinh Sinh, tù nhân chính trị nổi tiếng, bị bắt từ năm 1979.  Sau đó Tổng Thống Clinton cho phép nối kết trở lại mối quan hệ với Trung Cộng. Nhưng sau đó Trung Cộng lại bắt giam ông Ngụy trở lại.  Hoa Kỳ phản đối. Dưới sự áp lực của Hoa Kỳ và thế giới, Trung Cộng thả ông Ngụy Kinh Sinh và Sinh viên Quang Đán, thủ lãnh của phong trào sinh viên đang bị nhốt, ra khỏi tù và trục xuất sang Mỹ.  

 

Tháng 3 năm 1996, Đài Loan có cuộc bầu cử tổng thổng đầu tiên qua phổ thông đầu phiếu.  Người dân Đài Loan chính thức được bầu chọn tổng thống. Ông Lý Đăng Huy đắc cử. Trung Cộng giận dữ về cuộc bầu cử dân chủ này và rất sợ người dân Đài Loan bỏ phiếu độc lập.  Chính phủ Hoa Kỳ công nhận Tổng Thống Đài Loan và mời Tổng Thống Lý Đăng Hy sang thăm Hoa Kỳ. Trung Cộng triệu tập đại sứ tại Mỹ về nước.  

 

Tháng 5 năm 1999, vì nhầm lẫn của tình báo Hoa Kỳ, tòa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade bị NATO đánh bom trong chiến dịch tấn công quân Serbia đang chiếm Kosovo.  Mặc dầu Hoa Kỳ và NATO có lời xin lỗi, nhưng tại Trung Cộng, người dân xuống đường biểu tình chống Mỹ và đập phá tài sản của chính phủ Hoa Kỳ tại Trung Cộng.

 

Đạo luật Bình Thường Hóa Quan Hệ Mỹ Trung năm 2000 dưới thời Tổng Thống Clinton đã cho phép việc trao đổi mậu dịch với Trung Cộng và mở đường cho Trung Cộng gia nhập Tổ Chức Thương Mai Thế Giới năm 2001.  Kim ngạch thương mại Mỹ Trung tăng từ $5 tỷ năm 2004 lên $231 tỷ năm 2004.  

 

Năm 2006, Trung Cộng qua mặt Mexico để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hoa Kỳ sau Canada.

 

Năm 2007, trong chuyến công du tại Á Châu, phó Tổng Thống Dick Cheney phát biểu rằng Trung Cộng đang xây dựng quân đội một cách không bình thường.  Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng tăng 18 phần trăm, lên $45 tỷ trong năm 2007 và đẩy mạnh việc xâm chiếm các biển đảo.

Năm 2008, Trung Cộng trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.  Tiền của Trung Quốc đổ vào Mỹ để mua công trái phiếu của chính phủ Mỹ.

Năm 2010, Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.  GDP của Trung Cộng trong năm này là $5.88 ức và GDP của Mỹ là $14.99 ức.  Mặc dầu GDP của Trung Cộng còn xa Hoa Kỳ, nhưng Trung Cộng không ngần ngại muốn qua mặt Hoa Kỳ trong lĩnh vực thương mại vào năm 2027.  Việc này tạo nên mối đe dọa cho Hoa Kỳ. 

Năm 2011, Mỹ có chính sách chuyển trục sang Á Châu Thái Bình Dương.  Tổng Thống Obama muốn cô lập Trung Quốc bằng cách thành hình Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương.  Tổng Thống Obama cũng đưa 2,500 lính Mỹ đến Úc và bị Trung Cộng lên án. Thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng cứ đà gia tăng lên $295.5 tỉ năm 2011.

Tháng 3 năm 2012, Mỹ, Âu Châu và Nhật yêu cầu Tổ Chức Thương Mại Thế Giới giới hạn việc xuất khẩu thép của Trung Cộng.  Hoa Kỳ thay đổi quota nhập thép của Trung Cộng, khiến nhiều công ty thép phải rời bỏ Trung Cộng. Trung Cộng kêu gào xóa bỏ việc “giới hạn bất công” này.  Tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình thay Hồ Cẩm Đào nắm quyền hàng đầu của Trung Cộng, thâu tóm quyền lực rất lớn với các chức vụ từ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nhà Nước, Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương…

Ngày 7-8 tháng 6 năm 2013, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập gặp nhau ở Sunnylands để giảm căng thẳng trong mối quan hệ.  Ông Tập muốn hình thành một mối quan hệ mới mà theo ông, mối quan hệ của các sức mạnh siêu cường, cho Trung Quốc ngang hàng với Hoa Kỳ.

Ngày 19 tháng 5 năm 2014, một tòa án của Hoa Kỳ đã kết án năm tin tặc có liên hệ với quân đội Trung Cộng đã ăn cấp kỹ thuật công nghệ của các công ty Hoa Kỳ.  Tháng 6 năm 2015, chính phủ Hoa Kỳ lại trưng ra bằng chứng Trung Cộng ăn cắp thông tin cá nhân của các nhân viên chính phủ Mỹ.

Ngày 30 tháng 5 năm 2015, Quân đội Hoa Kỳ chỉ ra bằng chứng thu thập từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đã thành hình những đảo nhân tạo tại Biển Đông cho mục đích quân sự.  Trung Quốc biện hộ bằng cách cho rằng việc bồi đắp các đảo nhân tạo là cho mục đích dân sự.

Ngày 6-7 tháng 4 năm 2017, Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập gặp thượng đỉnh tại Florida, Hoa Kỳ.  Chuyến gặp này để bàn về “Bắc Hàn” và thắc chặt mối quan hệ giữa hai nước. Vấn đề thương mại cũng được đem ra thảo luận và một bản ký kết có mười phần về việc trao đổi mậu dịch cũng được ký.  Thâm hụt thương mại giữa Mỹ Trung là $336 tỉ trong năm 2017.

Tháng 3 năm 2018, Chính quyền Trump lên án mạnh mẽ Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật công nghệ của Mỹ.  Để giảm thâm hụt thương mại với Trung Cộng, Tổng Thống Trump đòi đánh thuế vào hàng hóa nhập từ Trung Cộng, việc đánh thuế này có trị giá lên đến $50 tỉ.  Để đáp lại Trung Cộng đòi đánh thuế lên các sản phẩm nông nghiệp nhập từ Mỹ. Cuộc chiến thương mại bùng nổ khiến nền kinh tế Trung Cộng rơi vào khó khăn thấy rõ.  Chứng khoáng giảm giá, các công ty rút ra khỏi Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2018.

Ngày 6 tháng 7 năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung tiếp tục leo thang.  Mỹ đánh thuế $34 tỉ trên hơn 800 loại hàng hóa đến từ Trung Quốc. Tổng Thống Trump chỉ ra rằng, Trung Cộng đã lợi dụng sự trao đổi thương mại tự do để làm lợi cho mình qua các công ty Mỹ đến Trung Quốc đầu tư và nhập khẩu hàng hóa trở lại Mỹ.  Sự cạnh tranh không công bằng này đã làm thiệt hại cho Hoa Kỳ.     

Mối quan hệ Mỹ Trung đang xoay quanh Cuộc Chiến Thương Mại Mỹ Trung vẫn tiếp diễn vào những tháng đầu năm 2019.  Trong thời của các Tổng Thống Đảng Dân Chủ, chính phủ Mỹ luôn tăng thuế đối với các đại công ty để bù vào ngân sách giúp người nghèo, khiến cho các đại công ty Mỹ chạy sang Trung Quốc để đầu tư, sau đó bán hàng hóa trở lại Hoa Kỳ.  Chính phủ của Tổng Thống Trump có ý đem các công ty Mỹ về lại Mỹ bằng cách giảm thuế cho các đại công ty.  

Cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc mà là cuộc chiến để xác định vị thế đứng đầu thế giới của Hoa Kỳ.  Giới tinh hoa chính trị của Mỹ đã mở cửa cho Trung Cộng để kéo chính quyền và đất nước này đến gần với các giá trị của Mỹ hơn trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.  Ngày hôm nay, họ thấy sự trổi dậy hung hăng của Trung Cộng từ chiến lược một vành đai một con đường đến tham vọng muốn trở siêu cường quốc qua mặt Hoa Kỳ, là một mối đe dọa cho sự ổn định của thế giới.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.