Hôm nay,  

Tri Thiên Mệnh ! Rô Bô Lục Vân Tiên!

12/08/201902:40:00(Xem: 3405)
Tri Thiên Mệnh ! Rô Bô Lục Vân Tiên!
 
    Letamanh
 
    Chẳng có một người bình dân hay thức giả nào mà không biết đến truyện thơ Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Đó là một áng văn đầy khí khái phản ảnh chí khí người "quân tử". Nó ra đời để khẳng định lý thuyết Chính danh của Đức Khổng Phu Tử. Lục Vân Tiên là nhân vật chính và tiêu biểu cho đạo Khổng Mạnh. Trong suốt truyện thơ đều ca ngợi đạo làm người, lấy tam cang ngủ thường làm gương soi cho đấng mày râu và lấy đức hạnh làm kim chỉ nam cho người con gái...
    "Trai thời trung hiếu làm đầu
    Gái thời đức hạnh là câu trau mình..."

    Từ nhỏ tôi chưa bao giờ đọc thơ Lục Vân Tiên hay Truyện Kiều. Nhưng tôi thuộc gần hết hai cuốn truyện thơ nầy vì một lý do rất là kỳ diệu. Số là lúc tôi còn nhỏ, mỗi đêm, sau khi cơm nước và lo công việc nhà xong, mẹ tôi thường đọc truyện Tàu hay thơ cho bà Nội tôi nghe. Tôi thường nằm bên cạnh mẹ nghe đọc truyện, không thiếu truyện gì. Nào là Bao Công kỳ án, Tiết Nhơn Quí chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Xuân Thu chiến Quốc,Tam quốc chí, Truyện Phong Thần...Hết truyện đến thơ. Hồi đó chỉ có hai cuốn thơ mẹ tôi ưa đọc đi đọc lại là Kim Vân Kiều và Lục Vân Tiên. Có khi tôi nghe được thơ Nhị Độ Mai, Bích Câu Kỳ ngộ, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc...Nhưng vì hai cuốn thơ của Nguyễn Du và Nguyễn đình Chiểu được cả nhà thích, thỉnh thoảng còn đem ra bói toán nữa. Truyện Kiều là một tập truyện được mọi người áp dụng để bói. Khi muốn biết chuyện gì thì lâm râm khấn vái rồi giở ra trang nào là đọc thơ trang đó để đoán vận hạn tình duyên...Cho nên nghe riết tôi đâm ra thuộc làu!
    Khi lên Trung học, tôi ít khi phải phiền hà về chuyện học cho thuộc thơ Kiều để trả bài. Còn thơ Lục Vân Tiên thì ngay từ nhỏ tôi đã dùng để ru em ngủ mỗi khi mẹ vắng nhà. Tôi hát thơ rất hấp dẫn và la thật to để át tiếng em tôi khóc. Cho nên hàng xóm, có những gia đình cạnh nhà và cả phía bên kia bờ sông Cửu Lợi; thỉnh thoảng phàn nàn với cha mẹ tôi là tôi cho họ nghe thơ Lục Vân Tiên hơi nhiều...
    Vì thuộc thơ Lục Vân Tiên, cho nên tôi cũng đâm ra dở dở ương ương theo cái kiểu quân tử Tàu. Tôi thường viết lách lung tung về cái chính danh quân tử và hay ca tụng "Danh có chánh thì ngôn mới thuận!". Tôi hay đưa ra những lý luận về thuyết chính danh trong hầu hết các bài viết. Thỉnh thoảng tôi hay chứng minh thơ Lục Vân Tiên...viết những bài theo cái kiểu "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha"! Nhưng bỗng có một ngày tôi nhận ra là trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu có một cái gì đó chưa ổn. Những điều chưa ổn đó làm cho tôi đâm ra suy nghĩ rằng phải viết ra đây để bàng dân thiên hạ xem chơi...
                                              *
    Số là lúc chàng họ Lục vừa học xong chương trình, đủ thi thố tài năng để chiếm giải Nguyên thì thầy cho xuống núi. Trước khi tạ từ, Thầy có cho chàng biết về vận hạn bằng cách hai thầy trò ra sân xem sao trên trời. Thầy cho chàng mấy câu triết lý về cuộc đời:
    "...Việc người chẳng khác việc sao trên trời
    Tuy rằng soi khắp mọi nơi,
    Khi mờ khi tỏ khi vơi khi đầy,
    Sao con chẳng hiểu chuyện nầy,
    Lựa là con phải hỏi thầy làm chi..."

    Hay là đoán vận hạn họ Lục đến năm Tý mới thành danh, còn nhiều truân chuyên những năm năm nữa. Tuy thế, thầy vẫn cho học trò xuống núi, có thể là để thử thách tài kinh bang tế thế của anh chàng họ Lục nầy chăng!
    Khi vừa xuống núi để về thăm gia đình cha mẹ trước khi đến kinh kỳ thì anh chàng "chuẩn quân tử" gặp phải chuyện "bất bình chẳng tha"; giữa đường, bèn bẻ tre làm gậy đánh bọn cướp Phong Lai đang dày vò một cô gái chân yếu tay mềm. Sau khi dẹp được lũ kiến chòm ong, anh chàng bèn hỏi nàng theo cái kiểu người có học chữ thánh hiền, nam nữ thọ thọ bất thân! Chắc là lần đầu gặp gái nên anh chàng "teo". Vì thế lời lẽ trở nên thô lỗ cộc cằn rất là "bình dân học vụ":
    "...Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
    Nàng là phận gái ta là phận trai.
    Chẳng hay con gái nhà ai.
    Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ.
    Quê đâu tên họ là chi,
    Khuê môn phận gái việc gì đến đây?"

    Nếu là người trai có học, vừa hào hiệp, vừa anh hùng, vừa lịch sự thì chẳng bao giờ hỏi người con gái đẹp đang ngồi e thẹn trong xe theo cái kiểu trịch thượng thô lỗ như thế! Trái lại, cô nàng vừa thoát vòng nguy hiểm là con mắt bén như dao, lời nói ngọt ngào đến xiêu lòng quân tử! Nàng thỏ thẻ:
    "Thưa rằng tôi Kiều Nguyệt Nga,
    Con nầy tỳ tất tên là Kim Liên,
    Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
    Cha làm Tri phủ nhậm miền Hà Khê.
    Sai tôi đem bức thư về,
    Đón tôi qua đó định bề nghi gia.
    Làm con sao dám cưởng cha,
    Nước non ngàn dậm xông pha cũng đành,
    Bỗng đâu gặp chuyện bất bình,
    Nếu chàng không cứu còn gì là tôi..."

    Nói xong nàng còn yêu cầu người quân tử hãy ngồi trước xe cho nàng lạy tạ và trao chiếc trâm vàng, ước nguyện kết nghĩa, đền ơn cứu tử bằng cả tấm thân xinh đẹp của mình. Theo đúng sách vở thánh hiền, chàng đã ngoảnh mặt chỗ khác "em chả" theo cái kiểu con bà Phó Đoan trong truyện Xuân tóc Đỏ...Và chàng chỉ nhận bài thơ tạ từ của nàng rồi quày quả ra đi. Bài thơ của Kiều thật là thảm thiết:
    Thơ rằng:
    "Ơn nặng chưa đền ruột héo hon,
    Câu thơ nghĩa chút đãi nghìn son,
    Bút hoa đưa đẩy lời vàng đá,
    Thiên gấm dệt thêu bởi nước non.
    Một chiếc trâm vàng coi tí tị,
    Nghìn chung muôn kiếp vẫn mơ màng!"

    Anh chàng bèn họa lại một bài thơ để cho nàng biết tài...(Người viết quên bài thơ họa của LVT, xin thứ lỗi, nếu chư liệt vị nào còn nhớ thì hãy xin bổ túc)
    Đến đây, ta thấy anh chàng họ Lục nầy đã không làm đúng nghĩa vụ cứu khổ phò nguy của người quân tử. Chàng cứu nàng ra khỏi bọn dâm đãng Phong Lai xong và lại bỏ nàng ngay đó mà đi, thì cứu làm gì! Lỡ khi chàng đi rồi, bọn cướp lại chận đường làm nhục thì ai cứu nữa:
    "Vân Tiên từ tạ phản hồi,
    Nguyệt Nga than khóc tình ôi là tình,
    Nghĩ mình mà ngán cho mình..."
    Chữ ân chưa trả, chữ tình lại mang..."

    Mới gặp trai là đã liếc, đã bén tình ngay với người cứu mạng cũng là chuyện thường tình. Sau đó nàng bảo tỳ tất Kim Liên:
    " Thôi thôi em hỡi Kim Liên,
    Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê,
    Trải bao dấu thỏ đường dê,
    Chim kêu vượn hú tứ bề nước non..."

    Đúng là chàng quân tử "Tàu" nầy tắc trách. Thử tưởng tượng, nếu chàng biết suy nghĩ là cứu người xong, sau đó phải làm gì thì hay biết mấy. Đàng nầy anh chàng đã mặc cho người con gái đẹp, sau khi được cứu, lại phải vượt qua một đoạn đường vắng vẻ, chỉ có chim kêu vượn hú để về lại Phủ đường, quả thật là đoản hậu!
    Nhưng ở đây ta lại thấy Kiều Nguyệt Nga khai gian với chàng họ Lục về cái lý do nàng một thân một mình với con hầu đẩy xe:
    "...sai tôi đem bức thư về,
    đón tôi qua đó định bề nghi gia,
    Làm con sao dám cưởng cha,

    Nước non ngàn dậm xông pha cũng đành..."

    Có nghĩa là lúc Kiều Công sai nàng đi, có quân lính theo bảo hộ. Thế nhưng lúc bọn Phong Lai làm mưa làm gió thì chẳng thấy có câu nào nói đến quân lính. Như vậy mà chàng quân tử nỡ nào kiếu từ ra đi cho đành, mặc cho thân gái lại một mình ngàn dậm quan san... không người theo bảo hộ và cũng chẳng màng gì đến thân gái dặm trường hàng ngàn cây số, bao hiểm họa chực chờ, nhất là một người con gái đẹp hơ hớ...Vì chữ hiếu nên nàng cũng liều mạng ra đi, không dám cãi lại lệnh cha! Nhưng khi về đến phủ đường thì Kiều Công ngạc nhiên, quát những người hầu:
    " Công rằng bớ lũ tỳ nhi
    Cớ sao nên nỗi con đi một mình..."

    Như thế ngay trong việc ra đi của nàng con cưng quan phủ có cái gì không ổn. Hai câu thơ trên chứng tỏ ngài quan phủ họ Kiều rất ngạc nhiên về chuyện con gái mình đi xa ngàn dậm với chỉ có một mình con tỳ tất. Như thế lệnh quan đã không được thi hành đúng đắn! Lúc Nguyệt Nga khai với vị cứu tinh của mình, Nàng trách cha:
    "...bảo tôi qua đó định bề nghi gia,
    Làm con sao dám cưởng cha,
    Nước non ngàn dậm xông pha cũng đành..."

    Ở đoạn nầy ta thấy giữa hai cha con họ Kiều nầy có những lời không phù hợp. Nàng con thì không dám cải cha, ra đi một mình với con hầu gái để "nước non ngàn dặm xông pha cũng đành!". Còn ông cha thì quát lũ ăn người ở trong nhà, kể cả quân hầu là tại sao con gái cưng của quan phải đi ngoài ngàn dậm một mình mà không có ai hộ tống. Như vậy ai phải chịu trách nhiệm việc nầy nếu không có anh chàng "quân tử Tàu" họ Lục tình cờ ra tay tế độ.
    Nếu bình tâm mà suy xét thì anh chàng Lục Vân Tiên là một anh chàng học đòi làm người quân tử nhưng là quân tử nửa chừng. Vả lại, nếu là một người mưu trí, xứng đáng mai sau đậu trạng nguyên, cầm quân dẹp giặc...rồi trở thành quốc vương một nước thì hành động bỏ con giữa chợ thế nầy không thể nào xảy ra được! Người quân tử thời xưa học về những việc gì đã định sẵn như Tam cang: Quân sư Phụ - Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để làm chuẩn. Nhưng ngay chữ Trí trong Ngũ thường, anh chàng họ Lục lại không đem ra dùng được một tí ti ông cụ nào sau khi cứu người đẹp.
    Dĩ nhiên hồi đó chữ trung và chữ hiếu rất nặng nề trên hai vai người quân tử; Nhưng khi nghe tin mẹ chết, anh chàng họ Lục nầy lại không đủ sáng suốt nhận định tình hình và đã khóc một cách vô ích từ kinh kỳ trở về nhà để chịu tang. Vì thế nên sức khỏe suy giảm để đến nỗi mang bệnh ngặt nghèo mù hai con mắt. Người thông minh có học chữ thánh hiền và trí dũng như thế lại không biết được cách xử trí lúc có việc khẩn cấp thì làm thế nào trở thành người lãnh đạo trong tương lai cho một đất nước. Dù thế nào thì mẹ mình cũng đã chết. Về chịu tang là bổn phận, nhưng bi thảm hóa vấn đề để đến nỗi đui mù, không về kịp chịu tang mà còn mang họa vào thân. Suy ra như thế là kẻ bất hiếu và bất trí!
    Sau 30-4-1975, tất cả các "quân tử Tàu" Việt Nam chui vô tù. Nếu ai cũng bi thảm hóa cuộc đời và rủ ra rồi ngồi chờ chết, không tự phấn đấu để có được sức khỏe, thì mấy ai được trở về với một tương lai...Đành rằng vẫn có những anh chàng, khi vô tù, vì buồn nhớ gia đình và trước một tương lai mờ mịt, họ đã tự tử hay chết lần chết mòn, vì chính mình không biết sử dụng trí tri, không hiểu được lẽ cuộc đời là: "Lên voi ắt có ngày xuống chó; xuống chó phải chuẩn bị có ngày lên voi!" Đừng bao giờ quên, lúc lên voi thì hách dịch quá đà, tưởng rằng chẳng bao giờ bị xuống chó. Cho nên lúc bị xuống chó, chẳng có ai thương hại lia xương cho gặm mà họ còn bắt làm thịt bán trong các tiệm "Cờ Tây"...! Có những anh chàng tưởng rằng xuống chó như thế là không còn dịp ngóc đầu lên được nữa, đã làm thân chó thật trong tù, nên đã mang cần angten tổ bố trên đầu! Cho nên sau nầy khi tất cả mọi người, kể cả những anh chàng đó lại có dịp "lên voi" trên đất tự do thì...
    Ra đường chẳng dám ngẩn đầu,
    Gặp "nhau" chẳng biết trốn đâu bây giờ!

    Thời đại ngày nay, chúng ta nhìn Lục Vân Tiên qua thấu kính phân kỳ thì thấy rằng: Anh chàng nầy là một tiêu biểu cho một "Robo quân tử"! Anh chàng khoát vào người chiếc áo của đạo Khổng Mạnh một cách cứng ngắt, không dùng chính cái trí óc của mình, không thấy được, chính mình mới là tâm điểm của mọi sự để từ đó phô diễn tài năng và trí tuệ. Những điều học hỏi được giúp cho bộ óc phát huy thêm sáng kiến và từ đó có những lối hành sử đúng đắn...Đàng nầy anh chàng đã đóng khuôn cứng ngắc một cách thảm hại ngay từ khi xuống núi! Vì thế những tai họa xảy đến cho anh ta là chuyện dĩ nhiên mà thôi.
    Lúc Khổng Minh đốt cha con Tư Mã Ý trong hang Tà Cốc, ông ta cũng biết đó là cãi lại ý Trời, nhưng ông vẫn cứ đốt. Khi cha con họ Tư Mã ôm nhau khóc chờ chết thì trời mưa...Chừng ấy Khổng Minh mới ngước mặt lên trời than: "Nhân định như thử như thử, thiên lý vị nhiên vị nhiên!". Xem như thế người xưa, dầu có tri thiên mạng đi nữa cũng vẫn cứ cố gắng cãi lại đến đâu hay đến đó. Chừng nào không cãi được mới chịu đầu hàng.
    Có lẽ phải nói một cách hãnh diện là những người Việt Nam tị nạn đang làm một việc giống như Khổng Minh thời xưa. Toàn thể mọi người hải ngoại đang mưu cầu một tương lai cho đất nước trong hòa bình và tự do đã bốn mươi mấy năm trường bị tước đoạt. Những cuộc đấu tranh và đấu trí từng bước suốt bao nhiêu năm nay chẳng phải là những thành quả hay sao khi trong nước đang dần dần phục hồi hơi thở củ! Đó là cưỡng lại với thiên mệnh hay đang thực tế đi dần đến thành công thì ta hãy để cho tương lai trả lời...!
    Trong trường hợp của anh chàng Lục Vân Tiên, chúng ta thấy từ đầu đến cuối, anh ta chỉ tuân theo lệnh mà chẳng có ý kiến gì kể cả chuyện vâng lời cha, qua Hà Giang làm rể, hay tìm thầy chữa mắt...Suốt đời anh chàng nầy chỉ giao cho mệnh số đẩy đưa mà không hề than van hay dùng trí tri của chính mình cưỡng lại. Nhưng Kiều Nguyệt Nga thì lại khác. Nàng đã chính mình định được và theo đuổi đến cùng quyết tâm ngay từ lúc ban đầu. Với tinh thần sắt đá và một dạ sắt son, dù biết là trong vô vọng, nàng vẫn phấn đấu không hề nản chí, theo đuổi đến cùng một tình yêu trong sáng! Nàng đã trải qua không biết bao nhiêu gian nan trắc trở, nhưng nàng đã dùng đủ mọi cách, mọi cố gắng, trí tuệ để vượt qua. Nếu so sánh chữ trí hay mưu lược giữa Lục Vân tiên và Kiều Nguyệt Nga, thì nàng chiếm giải quán quân, đáng cho đấng mày râu phải thẹn mặt...! Cãi lệnh vua, trung thành với tình yêu một chiều, gieo mình xuống sông tự tử. Trốn khỏi nhà Bùi Ông để thoát tay Bùi Kiệm... Dù biết là anh chàng cộc cằn thô lỗ họ Lục đã chết, nàng vẫn ôm tấm họa đồ hình chàng thờ phượng...
                                                           *
    Người đời sau mà phê phán chuyện người xưa thì cũng thật là không phải. Thời đại nào cũng mang một sắc thái riêng biệt của thời đại đó. Ngay cả chuyện tình yêu, chuyện vợ chồng, chuyện trai gái, chuyện cuộc đời, chuyện tù tội...Cứ mỗi một thế hệ hai mươi năm là đã khác rồi, nói chi đến chuyện xửa chuyện xưa. Đây chỉ là những ý tưởng chủ quan của tác giả đưa ra " théc méc" và lạm bàn cho vui cuộc đời, để bàng dân thiên hạ xem chơi giải sầu! Mong những bậc trưởng thượng và những thức giả uyên thâm về văn học cùng những bậc hiền triết thông cảm, niệm tình tha thứ. Rất mong quí liệt vị có lời chỉ giáo để kẻ cuồng sĩ nầy học hỏi thêm...
letamanh


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.