Hôm nay,  

UPDATE 2: Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và cá voi cứu nạn (với video trọn buổi)

23/07/201900:19:00(Xem: 11298)

Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và cá voi cứu nạn
 
Phan Trung Kiên
 
(Kể trong Đêm nhạc 40 năm quốc tế cứu thuyền nhân
Thứ Bảy 20/7/2019 tại Hội Trường Việt Báo, Westminster, Calif.)
  
blankPhan Trung Kiên đang kể

Gia đình Phan Trung Kiên trên một chiếc ghe nhỏ với 24 người trên ghe (trong đó gia đình Kiên gồm 5 cha con) đã rời bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) vào khoảng 3 giờ sáng ngày 3 tháng 7 năm 1981 và đi thẳng ra khơi sau khi bị lộ kế hoạch đành phải bỏ lại một số người trong gia đình (gồm má và 5 người em Kiên). Trên đường ra khơi, ghe đã gặp nhiều tàu lớn trên đường chạy vào bờ Tiên Sa để tránh bão, đều ra hiệu cho mọi người biết đang có bão ngoài khơi và yêu cầu quay vào. Nhưng những người trên ghe đã quyết lòng vượt biên nên chấp nhận rủi ro vẫn tiếp tục ra khơi. Sau khi đi khỏi Cù Lao Chàm khoảng 3 giờ, ghe bắt đầu lọt vào vùng ảnh hưởng bão Kelly từ khoảng 10 giờ sáng ngày 3 tháng 7 và phải liên tục cầm cự trên vùng biển sóng gió. Cơn bão lúc đó đang hoành hành trên biển và di chuyển về hướng đảo Hải Nam.
 

Trong hơn 6 tiếng đồng hồ cầm cự giữa cơn bão, những người trên ghe đã gắng gượng dùng đủ mọi phương cách để giữ ghe không bị đắm. Ghe nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 15 mét (50 feet) nên rất mong manh trên mặt biển bão tố. Ba Kiên là người cầm lái phải hết sức thận trọng, cùng với ông An là người cầm chèo phách phía trước mũi ghe, hai người phải cố giữ cho ghe tuyệt đối đi thẳng, chỉ cần lệch mũi là sẽ lập tức bị nhấn chìm. Sự căng thẳng và kinh hoàng lên cao và bao trùm tất cả mọi người trên ghe vì những cơn sóng lớn từ bốn phía cứ liên tục ập vào. Để ngăn bớt sức đập của sóng, Ba của Kiên ra lệnh tháo gỡ các cái giường trên ghe làm thành bè thả xuống phía sau ghe. Sau nhiều lần ghép bè như vậy, hàng chục cái giường trên ghe đều không chịu nổi, đều tan tành vì sóng nước quá mạnh. Trong khi ghe cố lướt sóng đi thẳng về phía trước thì những cơn sóng chung quanh vẫn liên tục ập vào. Mỗi lần như vậy, quả tim mọi người đều như vọt ra khỏi lồng ngực vì sợ hãi và chỉ còn biết thét lên những tiếng kêu cứu vô vọng theo tập quán của người dân biển “Quớ làng! Quớ làng!” Những tiếng kêu cứu vô vọng này như chìm trong sóng nước và mặt biển mênh mông, nhưng nhờ vậy cũng vẫn mang lại một chút niềm tin mong manh cho những người đang cận kề cái chết.
 

Đến khoảng 5 giờ chiều cùng ngày thì tất cả đều đuối sức và đành buông xuôi cho số phận. Mọi người đã dùng các can nhựa trống buộc vào tay dính liền nhau, để khi ghe chìm thì vẫn còn chút hy vọng được nổi lên một lúc và nếu có chết thì cũng được chết chung. Lúc đó Kiên vô cùng xúc động nghẹn ngào khi phải cột tay hai đứa em trai vào chung một can nhựa trống với mình và mọi người. Hai em này là Phan Văn Minh, lúc đó 10 tuổi, nay là nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân và Phan Mẫn, lúc đó 8 tuổi, nay là Tiến sĩ Phan Mẫn đang dạy học tại Comsumes River College ở Sacramento. Sau đó, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện theo niềm tin của mình, kẻ niệm Phật, người cầu Chúa, ai ai cũng chỉ còn biết trông mong vào phép lạ mới có thể cứu được mình. Khi ấy, ba của Kiên và Kiên đều hết lòng khấn vái cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn. Và phép lạ hay kỳ tích (miracle) đã thực sự xuất hiện ngay sau đó, khi ghe tưởng như sắp chìm xuống giữa biển thì bỗng nhiên có chuyển động rất mạnh và một bóng đen ập tới dưới lòng ghe. Lúc đó Kiên vẫn còn đang tát nước và đã chạm tay vào lưng cá voi. Mọi người nhìn xuống biển mới thấy cá voi vừa xuất hiện. Những người lớn trên ghe vẫn còn nhớ rõ lúc đó nhìn thấy được hai con cá voi ở hai bên mạn ghe và phía trước ghe xuất hiện những con cá heo nhảy lượn và bơi trước như dẫn đường. Cá voi tiếp tục giúp giữ ghe đi an toàn trên sóng biển trong suốt một đêm và một ngày sau đó, cho đến khi sóng yên biển lặng hoàn toàn.
 

Sau khi thoát hiểm từ cơn bão, mọi người chỉ còn biết theo hướng mặt trời để chạy tiếp với số nhiên liệu còn lại. Ba ngày sau đó thì thuyền mất phương hướng hoàn toàn vì không còn biết đang ở nơi đâu trên biển. Lương thực và nước uống đã cạn dần, đói và khát bắt đầu đe dọa tất cả. Tiếp tục cầm cự trong tình trạng này đến vài ngày sau nữa thì mọi người gần như kiệt lực. Cha con Kiên dùng ít củi lửa cuối cùng để nấu nước biển với xác trà nhằm lấy chút hơi nước ẩm bôi lên môi cho đỡ khát. Có người nhảy xuống ngâm nước biển cho đỡ khát nhưng vô hiệu. Những người lớn thúc giục trẻ em tiểu tiện để lấy nước uống vào cầm cự, nhưng vì quá khát và trong người không còn nước nên không em nào đi tiểu được cả. May thay, lúc đó bỗng nhiên có một cơn mưa giông đổ xuống. Nhờ đó trên ghe đã hứng được một ít nước mưa để giảm bớt cơn khát. Sau đó, đến ngày thứ tám thì xuất hiện hàng trăm con mực sim (mực bút) chỉ nhỏ bằng đầu móng tay bay ào vào ghe. Mọi người bốc ăn ngấu nghiến những con mực này, có người rút túi mực, có người để nguyên như vậy mà ăn. Nhờ đó mà tạm qua được cơn đói khát. Hiện tượng mực sim vào ghe còn lặp lại một lần nữa sau đó, nhờ vậy mà mọi người trên ghe mới tiếp tục cầm cự được cho đến khi Phan Trung Kiên là người đầu tiên nhìn thấy bóng núi đảo từ xa.
 
blank  Nhạc sĩ Trần Chí Phúc (bìa phải), Phan Trung Kiên (thứ 2 từ trái)

Ghe nhắm hướng đảo tiếp tục chạy vào trong khoảng hơn 5 giờ thì đến gần nhưng lại đi vào nhằm khu vực quân sự nên bị lính trên đảo xả súng bắn chặn đầu ghe. Ba của Kiên dùng vải trắng buộc lên cây chèo để ra hiệu. Lính trên đảo ngừng bắn và ra hiệu cho ghe chạy vòng sang bãi biển khác. Chạy vòng theo ven biển một lúc thì nhìn thấy một ngư dân trên đảo đang câu cá gần bờ, hai người trên ghe (Phan Trung Kiên và một người khác) nhảy xuống biển ôm can nhựa bơi thẳng vào để hỏi đường vào bãi và xin nước uống mang ra cho mọi người. Nhưng do can nhựa đựng dầu còn hôi nên mọi người uống nước vào đều bị nôn ói ra. Sau đó theo chỉ dẫn của người câu cá, ghe tiếp tục chạy dọc theo bờ biển và tìm được bãi vào. Sau khi vào bãi, mọi người được ngư dân trên đảo cung cấp thức ăn, nước uống và mới biết là mình đã sống sót. Khi đó đã trải qua đúng 9 ngày lênh đênh trên biển.

Theo thông tin từ Wikipedia về cơn bão nhiệt đới Kelly này, ở Philippines gọi là Bão nhiệt đới Daling, là một cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá mạnh hình thành ở Philippines vào cuối tháng 6 năm 1981. Áp thấp nhiệt đới hình thành ở phía đông Philippines từ ngày 28 tháng 6, mạnh lên thành bão vào ngày 30 tháng 6 rồi đi vào miền trung Philippines. Bão Kelly sau đó suy yếu dần trên các đảo nhưng lại mạnh lên trên Biển Đông, đạt được trạng thái bão vào ngày 2 tháng 7 và đi về phía nam đảo Hải Nam vào ngày 3 tháng 7. Cơn lốc xoáy của bão sau đó vượt qua Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thành bão nhiệt đới suy yếu và đổ bộ vào miền bắc Việt Nam trong ngày 4 tháng 7 lại mạnh lên thành bão nhiệt đới. Bão Kelly chỉ mất đi vào hai ngày sau đó trong đất liền, tức kéo dài đến ngày 6 tháng 7.

xem video Phan Trung Kiên kể chuyện vượt biên ở đây:
 



Bão nhiệt đới Kelly là cơn bão tồi tệ nhất ảnh hưởng đến Philippines. Chín thị trấn trong một khu vực dài 6.920 km (4.300 miles) gần núi lửa Mayon bị ngập lụt kéo dài. Hơn 1.450 km (900 miles) đường sắt đã bị cuốn trôi. Ít nhất 800 ngôi nhà đã bị phá hủy và 3.845 ha (9.500 mẫu Anh) đồng lúa bị hủy hoại. Hơn 3.600 người phải di dời khỏi nơi cư trú. Theo báo cáo chính thức có 192 người chết, 30 người bị thương, 9 trường hợp vẫn được xem là mất tích. Tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 7,8 triệu đô-la.
 
Video trọn đêm nhạc:


 

Tường thuật trọn đêm nhạc 40 năm quốc tế cứu thuyền nhân:
https://vietbao.com/a296790/dem-40-nam-quoc-te-cuu-thuyen-nhan-day-xuc-dong-on-lai-chuyen-vuot-bien-va-cam-on-tam-long-the-gioi 

 

Độc giả có thể xem chi tiết về cơn bão này hiện vẫn còn được lưu giữ trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Tropical_Storm_Kelly

  
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.