Hôm nay,  

Father’s Day! Sun 16, June, 2019: Từ Phụ!

14/06/201910:21:00(Xem: 4104)

Những năm 50, miền Nam thanh bình, trù phú, thạnh trị. Đêm không giới nghiêm. Nhà tôi có cái ‘ra-dô’ chạy đèn, lúc đó chưa có ‘ra-dô tran-sit-to’ như sau này. Thời đó có cái ‘ra-dô’ như vậy là “oách” lắm rồi.

Tối thứ Bảy bà con lối xóm: bà dì, bà cô, bà thiếm xách theo giỏ trầu đến nằm, ngồi trên bộ ngựa trong nhà, vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa thả hồn theo câu xàng xê, câu vọng cổ của tuồng cải lương trực tiếp truyền thanh trên đài phát thanh Sài Gòn.

***

Ba tôi là người nghệ sĩ mần văn. Năm 1957, ông Trần Tấn Quốc, chủ báo Tiếng Dội, phụ trách trương kịch trường đầu tiên của làng báo Việt Nam Cộng Hòa, khuyến khích, thân phụ tôi viết kịch trường, phê bình những vở cải lương.

Cách phê bình của thân phụ tôi hơi khác, hơi lạ. Thay vì nhận xét về tuồng tích,  khen chê soạn giả và diễn viên thì Ba tôi lại lượm lặt những cảm xúc chân thành của bà con khán giả: bà Năm, cô Bảy, chị Hai, em Ba gom lại thành bài viết.

Nghệ sỉ Việt Hùng chẳng hạn mà khán giả, xem tuồng xong, kêu ổng bằng “thằng”, chửi ông tắt bếp thì nghệ sĩ Việt Hùng đã thành công xuất sắc trong vai trò kép độc.

Còn “Sầu Nữ Út Bạch Lan’ xuống một câu vọng cổ mà bà con ai nấy đều thút thít khóc thì xứng danh với “Đệ nhứt Đào thương”


***

Tôi được Ba dẫn theo đi coi cải lương. Ba mặc áo dài tay, gài nút ‘măng-sét’, thắt ‘cà-ra-vat’. Tôi, áo trắng bỏ vô quần sọt, mang giày ‘xăng-đan’.

Ba nói: “Mình ăn mặc chỉnh tề để tôn trọng người nghệ sĩ. Khi ra sân khấu trình diễn, họ ăn mặc đàng hoàng, y trang, cảnh trí, mình là khán giả, tại sao không?”

Theo ba, tôi vừa hào hứng vừa e dè khi vào hậu trường, nơi có bàn thờ tổ khói hương nghi ngút. Có bàn trang điểm, làm mặt cho đào và kép. Có ban nhạc cổ đang so dây, nắn phím. Đàn kìm giữ nhịp song lang, đàn cò, đàn ‘guitar’ phím lõm, sáo, đàn tranh, đàn bầu, trống. Còn dàn nhạc Tây, kèn hơi đàn ‘guitar solo’, ‘guitar bass’, đại hồ cầm và giàn trống  ngồi bên hàng ghế danh dự sát sân khấu; chứ không ngồi sau cánh gà như dàn cổ nhạc. Khi trình diễn, có người đứng sau lưng phông màn nhắc tuồng và người kéo ‘micro’ theo cái ròng rọc cho nghệ sĩ hát.

Ký giả kịch trường được ngồi ghế thượng hạng, sát bên với soạn giả, còn gọi là thầy tuồng. (Xưa chỉ có soạn giả viết tuồng rồi phân vai cho nghệ sĩ. Chứ không có đạo diễn như bây giờ.)

***

Năm 1957, đoàn Thúy Nga Phước Trọng về Mỹ Tho, diễn phúc khảo tuồng hương xa: “Khi Hoa Anh Đào Nở” của Hà Triều Hoa Phượng tại rạp Vĩnh Lợi đường Lý Công Uẩn của thầy Năm Tú, ba tôi là ký giả kịch trường được mời đi xem.

Kép chánh đêm diễn là Thành Được, năm ấy ông mới vừa mười chín tuổi, mặc áo kiểu hiệp sĩ Lã Sanh Môn, dắt gươm trên lưng. Còn đào chánh là “Kiều nữ Bích Sơn” mặc kimono đi từng bước ngắn trên đôi dép cao của Nhựt.

Đoạn cuối vở tuồng, sau cánh gà còn ngâm hai câu thơ: “Cổng chùa đã khép lại rồi…”Dàn nhạc tây thì chơi “Ò e Robe đánh đu, Tạc dăng nhảy dù, Zoro bắn súng”. Và màn nhung từ từ buông xuống, em trở lại đời thường, trả lại phấn son.

Ba tôi được hai bác soạn giả Hà Triều Hoa Phượng mời đi ăn cháo trước cửa rạp hát cùng anh em nghệ sĩ. Cái tình văn nghệ thuở ấy sao mà nồng ấm như tô cháo trắng tép rang có chan nước cốt dừa của ngày năm cũ.

Vài hôm sau, bài viết của Ba lên trương kịch trường của nhựt báo Tiếng Dội, tạo dư luận háo hức chờ đoàn hát nhập thủ đô Sài Gòn tại rạp Nguyễn văn Hảo để ra mắt bà con mộ điệu.

***
Năm 1961, tuồng hương xa đã xa hương, Hà Triều Hoa Phượng chuyển qua tuồng xã hội với vở “Nửa Đời Hương Phấn”, phảng phất ‘Marguerite Gautier’ trong ‘Trà Hoa Nữ’ và Lan Điệp trước cổng chùa, đã lấy đi nước mắt biết bao nhiêu khán giả khóc thương cho một mảnh hồng nhan bạc phận!

Hương, con nhà gia giáo ở Lái Thiêu, bị một tên nhạc sĩ sở khanh dụ dỗ đến mang thai. Sợ dư luận đàm tiếu, Hương phải lên Sài Gòn trốn tránh. Số phận cay nghiệt đã đưa đẩy Hương vào con đường bán phấn buôn hương, rồi tình cờ gặp được Tùng. Vì danh giá gia đình không cho phép Tùng lấy một người con gái bán phấn buôn hương. Cang, anh Tùng phản đối và bày kế chia rẽ, khiến Tùng cứ ngỡ Hương phản bội mình nên đã bỏ đi lấy vợ. Nhưng trái ngang, đau lòng, vợ Tùng, Dịu, là em ruột của Hương. Hương đã vào chùa quy y để quên đi mối tình dang dở!

Thân phụ tôi nói: “Dịu chứ không phải Diệu do Ngọc Nuôi đóng. Vì Hương, Út Bạch Lan tên “The” trước khi thành gái giang hồ. Tên mùi vị quê nhà, mà The cho là “quê” nên đổi tên là “Hương”. Hương, tên đẹp, nhưng là Hương của “Nửa Đời Hương Phấn”. Cách chọn tên của soạn giả thiệt thâm trầm!

***

Đó là chuyện năm mươi năm về trước, khi tôi còn thơ dại theo ba. Năm 1990, từ Adelaide, Nam Úc, thằng Quân, em tôi, gởi giấy bảo lãnh về cho thân phụ tôi đi. Ba không muốn. Vì ba già rồi, vì không muốn má tôi nằm lại một mình, không ai nhang khói. Quê nhà ai muốn bỏ mà đi?!

Tôi từ Cần Thơ về để thuyết phục ba tôi: “Em con lãnh ba đi, chắc nó có ở hai bên rồi, nên biết sướng khổ thế nào, nó không lãnh ba qua đó mà chịu khổ đâu. Đi khó về dễ! Ba cứ đi, nếu khổ quá thì về! ”

Tiệc tiễn hành, ba nói: “Bên đó chắc không có cải lương đâu con?!” Em gái tôi tìm được cuộn cát sét “Nửa Đời Hương Phấn” cho ba mang theo.

Cả nhà nghe bài Phụng Hoàng với Út Bạch Lan vai Hương, Thành Được vai Tùng và Ngọc Nuôi vai Dịu: “Dù em có thành hôn với ai đi nữa, thì chị cũng ráng về với em…”

Cha con tôi nghe hết mấy câu Phượng Hoàng này thì lại nhớ về hình bóng của một thời thơ mộng cũ. Thời có Ba, có Má, có anh, có em. Thời thanh bình có những ngày vui!

Ba nói: “Mai, Ba đi, mang theo hình ảnh quê nhà, hình ảnh má con và kỷ niệm nầy. Không biết ba còn có dịp trở về quê cũ nữa hay không?”

***

Ba tôi suốt một đời lao khổ vì con, chỉ hưởng được năm năm ở chốn thiên đường rồi vướng vào bạo bịnh, chiến đấu với bệnh tật ba năm nữa rồi thua cuộc. Trước khi đi vào hôn mê, Ba trăng trối: “Hết giặc, tụi con mang tro than của Ba về quê cũ. Ba muốn về cạnh má con! Sao đành bỏ má con một mình cho được!”
Ba tôi mất đã hơn hai mươi năm lẻ, anh em tôi vẫn chưa thực hiện được lời trăng trối tha thiết của phụ thân; vì lẽ đêm quê nhà dài, dài quá cho tới bây giờ mà sao bình minh vẫn còn diệu vợi?!

Vậy là hằng năm tới ngày giỗ ba, em tôi bay từ Adelaide lên, cả nhà đoàn tụ nhắc về kỷ niệm xưa của gia đình. Phượng, em gái tôi, mang cuộn cát sét kỷ vật “Nửa Đời Hương Phấn” ra hát lại. Thời gian hủy hoại dần tất cả. Cuộn băng nhão đi, chỉ còn nghe được câu đầu: “Dù em có thành hôn với ai đi nữa thì chị cũng ráng về với em!”

Và nước mắt!


Đoàn Xuân Thu

Melbourne.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.