Có phải ông Nguyễn Phú Trọng bị hạ độc? Nếu thế, ai đã đầu độc ông Trọng? Có phải tình báo Trung Quốc? Hay đàn em Nguyễn Tấn Dũng? Hay các quan chức tham nhũng sắp vô lò?
Bản tin từ RFI ghi rằng Việt Nam rộ tin đồn: Ông Trọng chậm bình phục vì ''trúng độc''…
Bản tin ghi lời nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang) về vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng “theo nguồn tin rò rỉ - để tham khảo thôi, chứ còn để tin thì phải có bằng chứng -, ông ấy bị uống một loại thuốc có chất độc lạ.”
Cụ thể, nhà báo này nói: “Theo nguồn tin này, ông ấy bị đầu độc. Thậm chí còn nói là mẫu bệnh phẩm đã được chuyển sang Nhật, người ta nói là cùng một nhóm virus lạ, hay hóa chất lạ, giống như trường hợp của ông Trần Đại Quang. Tình thế lúc đó là nguy ngập. Tin đó tôi nhớ là đã có vào cuối tháng 4, hoặc đầu tháng 5, trước khi ông xuất hiện trở lại trên truyền thông. Nhờ Quân y Viện 108, có quan hệ với Quân đội Nga, nên nhập về được thuốc giải được cái đó.”
Trong khi đó, báo Pháp Luật ghi nhận: 7 học sinh đuối nước ở Khánh Hòa trong 1 tuần. Trong đó, trong vòng một tuần, riêng thị xã Ninh Hòa có đến sáu em học sinh tử vong...
Nhậu hay bớt nhậu? Câu hỏi này đưa ra vì nhiều quan chức Việt Nam bị các hãng rượu bia bịt miệng. Thế là trong một bản tin do Zing dịch, có ghi lời như là nhắn nhủ: “Những nhà sản xuất đồ uống có cồn luôn tự đắc rằng họ đóng góp một khoản không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng khoản đóng góp đó sẽ chỉ như muối bỏ bể nếu so với tác hại rượu bia gây ra.”
Trong khi đó, Báo Dân Trí kể chuyện lá thư một học sinh lớp 4: Giật mình với lá thư “nhiều lúc con muốn chết” vì “áp lực điểm 10”… Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ thấy mình trong tiếng kêu cứu thảm thiết của con trẻ qua những lần nghĩ đến cái chết của học trò lớp 4 vì áp lực điểm số từ bố mẹ.
"Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10?", câu đầu tiên trong lá thư nhưng cũng là bài tập về "Điều con muốn nói" được cho là của cậu học trò lớp 4, đang theo học tại một trường tiểu học ở Hà Nội.
Lá thư viết: "Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con..."
Báo Dân Sinh kể về một khu phố độc đáo ở Sài Gòn: Con đường Pasteur chạy dọc từ quận 1 sang quận 3 với chiều dài gần 2 km, được coi là một trong những con đường “đa sắc” nhất của Sài Gòn. Vì ở đó có nhiều công sở, nhiều tiệm buôn bán, quán ăn. Nhưng đối với giới nữ, thì điều đáng quan tâm nhất trên con đường này là những tiệm áo dài trứ danh trải dọc suốt từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai đến cuối đường, giáp với Trần Quốc Toản. Ví thế mà từ vài năm gần đây, chính quyền thành số đã chính thức chọn Pasteur làm “phố áo dài”.
Bản tin RFA kể: Mưa lũ lớn kéo dài cộng nước sông dâng do Trung Quốc xả lũ đã khiến thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt từ ngày 25/5 vừa qua và khiến một người mất tích, hàng chục đò chở hàng bị đắm. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 27/5.
Ông Hoàng Ngọc Anh, Chánh văn phòng UBND thành phố Móng Cái được VOV trích lời cho biết: “Hiện nay không mưa nữa nhưng phía đầu nguồn bên Trung Quốc xả lũ nên nước vẫn dâng cao”.
Trong khi đó, Tuổi Trẻ trích lời một lãnh đạo thành phố Móng Cái cho biết “Bình thường khi Trung Quốc xả lũ họ sẽ thông báo trước cho mình, tuy nhiên có thể do đợt này mưa lớn nên họ xả lũ bất chợt, không kịp thông báo để mình cảnh báo người dân”.
Báo Văn Hóa kể chuyện du lịch VN: Đón hơn 5.700 du khách từ tàu biển Spectrum of the Seas.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, tàu biển cao cấp hoàn toàn mới Spectrum of the Seas thuộc hãng tàu biển Royal Carribean International của Mỹ mang theo 5.718 du khách và thuyền viên đã cập cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào sáng ngày 27.5. Đa số du khách mang quốc tịch Anh, Australia, Mỹ, Trung Quốc… Lữ hành Saigontourist là đơn vị tiếp đón và phục vụ đoàn khách quốc tế này với các hành trình tham quan TP.SG, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Báo Tuổi Trẻ kể chuyện cán bộ ăn chận tiền dân nghèo Sài Gòn: Lập hồ sơ vay tiền xóa đói giảm nghèo 'khống' để chiếm đoạt tiền tỉ; thiếu trách nhiệm trong quản lý, hàng loạt cán bộ UBND phường 11, quận 6, TP.SG phải hầu tòa.
Bốn bị cáo nguyên là cán bộ UBND phường 11 bị đưa ra xét xử gồm: Quách Vân Loan (nguyên cán bộ chuyên trách giảm nghèo, tăng hộ khá); Trần Ngọc Tân (nguyên phó chủ tịch UBND phường), Nguyễn Thị Thanh Lan (nguyên phó chủ tịch) và Phùng Thị Lộc (phó ban kiêm thủ quỹ Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá).
...Kết quả điều tra cho thấy trong 3 năm từ 2012 đến 2015, bà Loan đã lập khống 267 hồ sơ vay vốn và thu hồi vốn vay quỹ xóa đói giảm nghèo nhưng không nộp lại. Tổng số tiền bà Loan đã chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân là hơn 7,3 tỉ đồng.
Bản tin Infonet kể: Hà Nội "bội thực" cao ốc, xẻ thịt công viên,"đô thị đáng sống" biến thành "phát ngán"…
Tình trạng nhà cao tầng bị “nhồi nhét" tuyến phố; công viên bị “xẻ thịt” làm bãi đỗ xe, trung tâm thương mại. Hàng loạt lý do được viện dẫn để xin điều chỉnh, không tuân theo quy hoạch đã để lại nhiều hệ lụy xấu cho đô thị khiến “chúng ta phải trả giá vì đã quy hoạch băm nát Hà Nội".
...Là một trong những tuyến đường huyết mạch hướng Tây Nam vào nội đô Hà Nội, đường Lê Văn Lương đang hàng ngày phải oằn mình chịu cảnh tắc đường thường xuyên. Lý do mà mắt thường bất cứ người dân nào cũng có thể nhìn thấy, ấy là 2 km đường “cõng” 40 tòa chung cư cao tầng.
Vào giờ cao điểm, từng dãy ô tô xếp hàng dài chờ đợi, xe máy tràn lên cả vỉa hè... khung cảnh hỗn độn không khác gì một trận hỗn chiến.
Báo Đầu Tư kể: Ngày 28/5, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND TP. Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng hợp nhất) trên cơ sở thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng.
Báo Tiền Phong hỏi: 'Cán bộ đi nước ngoài như đi chợ', thu hồi tiền thế nào?
Đại diện Kho bạc Nhà nước cho biết sẽ yêu cầu thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước số tiền chi sai theo quy định mà các địa phương, doanh nghiệp đã chi cho cán bộ, lãnh đạo đi công tác nước ngoài.
...Kết luận của Thanh tra TP SG mới đây cũng chỉ rõ nhiều sai phạm tại IPC, một trong những sai phạm của Công ty IPC, có sai phạm liên quan đến việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài. Điển hình, ông Tề Trí Dũng, Tổng Giám đốc IPC, trong năm 2016-2017 đã đi nước ngoài đến 106 ngày.
Báo Thanh Niên kể: Khoảng 1 tháng trở lại đây, đường phố TP.SG lúc nào cũng trong tình trạng ùn ứ quá tải. Các trục đường xuyên tâm như đường Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dù không vào giờ cao điểm nhưng vẫn dày đặc phương tiện.
Xe cộ tăng đột biến, lưu thông khó khăn, nhích từng chút. Một số giao lộ như Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo luôn có lực lượng cảnh sát giao thông điều tiết, nhưng lượng xe quá đông nên tình trạng không cải thiện là bao.
Trục đường Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo (Q.3), trước đây thông thoáng, phương tiện chỉ hơi đông hơn vào giờ tan tầm chiều tối nhưng nay cũng liên tục tắc nghẽn. Ô tô xếp hàng chôn chân kéo dài từ đoạn Nguyễn Đình Chiểu giao Trương Định tới tận đoạn giao Cao Thắng.
Báo Công Lý kể: Dân phẫn nộ vì Đà Nẵng không di dời bãi rác Khánh Sơn. Trước thông tin người dân khối Đà Sơn, Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) dự định chặn xe vào bãi rác, lãnh đạo quận Liên Chiểu đã có buổi đối thoại để giải đáp bức xúc của nhân dân địa phương.
...Tại hội trường UBND phường Hòa Khánh Nam, gần 100 người dân có mặt từ rất sớm. Hơn 30 kiến nghị, câu hỏi được người dân tham gia đặt ra cho phía UBND quận, cũng như các Sở, ngành liên quan về các vấn đề: tại sao không di dời bãi rác Khánh Sơn; nước rỉ rác gây ô nhiễm, mùi hôi thối không được xử lý; lò đốt rác y tế có hoạt động hiệu quả không; tác động của các chế phẩm xử lý rác đến người dân khu vực và hướng giải quyết của cơ quan chức năng khi có quyết định không di dời nhà máy xử lý rác tại bãi rác Khánh Sơn.
Bản tin từ RFI ghi rằng Việt Nam rộ tin đồn: Ông Trọng chậm bình phục vì ''trúng độc''…
Bản tin ghi lời nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang) về vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng “theo nguồn tin rò rỉ - để tham khảo thôi, chứ còn để tin thì phải có bằng chứng -, ông ấy bị uống một loại thuốc có chất độc lạ.”
Cụ thể, nhà báo này nói: “Theo nguồn tin này, ông ấy bị đầu độc. Thậm chí còn nói là mẫu bệnh phẩm đã được chuyển sang Nhật, người ta nói là cùng một nhóm virus lạ, hay hóa chất lạ, giống như trường hợp của ông Trần Đại Quang. Tình thế lúc đó là nguy ngập. Tin đó tôi nhớ là đã có vào cuối tháng 4, hoặc đầu tháng 5, trước khi ông xuất hiện trở lại trên truyền thông. Nhờ Quân y Viện 108, có quan hệ với Quân đội Nga, nên nhập về được thuốc giải được cái đó.”
Trong khi đó, báo Pháp Luật ghi nhận: 7 học sinh đuối nước ở Khánh Hòa trong 1 tuần. Trong đó, trong vòng một tuần, riêng thị xã Ninh Hòa có đến sáu em học sinh tử vong...
Nhậu hay bớt nhậu? Câu hỏi này đưa ra vì nhiều quan chức Việt Nam bị các hãng rượu bia bịt miệng. Thế là trong một bản tin do Zing dịch, có ghi lời như là nhắn nhủ: “Những nhà sản xuất đồ uống có cồn luôn tự đắc rằng họ đóng góp một khoản không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng khoản đóng góp đó sẽ chỉ như muối bỏ bể nếu so với tác hại rượu bia gây ra.”
Trong khi đó, Báo Dân Trí kể chuyện lá thư một học sinh lớp 4: Giật mình với lá thư “nhiều lúc con muốn chết” vì “áp lực điểm 10”… Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ thấy mình trong tiếng kêu cứu thảm thiết của con trẻ qua những lần nghĩ đến cái chết của học trò lớp 4 vì áp lực điểm số từ bố mẹ.
"Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10?", câu đầu tiên trong lá thư nhưng cũng là bài tập về "Điều con muốn nói" được cho là của cậu học trò lớp 4, đang theo học tại một trường tiểu học ở Hà Nội.
Lá thư viết: "Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con..."
Báo Dân Sinh kể về một khu phố độc đáo ở Sài Gòn: Con đường Pasteur chạy dọc từ quận 1 sang quận 3 với chiều dài gần 2 km, được coi là một trong những con đường “đa sắc” nhất của Sài Gòn. Vì ở đó có nhiều công sở, nhiều tiệm buôn bán, quán ăn. Nhưng đối với giới nữ, thì điều đáng quan tâm nhất trên con đường này là những tiệm áo dài trứ danh trải dọc suốt từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai đến cuối đường, giáp với Trần Quốc Toản. Ví thế mà từ vài năm gần đây, chính quyền thành số đã chính thức chọn Pasteur làm “phố áo dài”.
Bản tin RFA kể: Mưa lũ lớn kéo dài cộng nước sông dâng do Trung Quốc xả lũ đã khiến thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt từ ngày 25/5 vừa qua và khiến một người mất tích, hàng chục đò chở hàng bị đắm. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 27/5.
Ông Hoàng Ngọc Anh, Chánh văn phòng UBND thành phố Móng Cái được VOV trích lời cho biết: “Hiện nay không mưa nữa nhưng phía đầu nguồn bên Trung Quốc xả lũ nên nước vẫn dâng cao”.
Trong khi đó, Tuổi Trẻ trích lời một lãnh đạo thành phố Móng Cái cho biết “Bình thường khi Trung Quốc xả lũ họ sẽ thông báo trước cho mình, tuy nhiên có thể do đợt này mưa lớn nên họ xả lũ bất chợt, không kịp thông báo để mình cảnh báo người dân”.
Báo Văn Hóa kể chuyện du lịch VN: Đón hơn 5.700 du khách từ tàu biển Spectrum of the Seas.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, tàu biển cao cấp hoàn toàn mới Spectrum of the Seas thuộc hãng tàu biển Royal Carribean International của Mỹ mang theo 5.718 du khách và thuyền viên đã cập cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào sáng ngày 27.5. Đa số du khách mang quốc tịch Anh, Australia, Mỹ, Trung Quốc… Lữ hành Saigontourist là đơn vị tiếp đón và phục vụ đoàn khách quốc tế này với các hành trình tham quan TP.SG, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Báo Tuổi Trẻ kể chuyện cán bộ ăn chận tiền dân nghèo Sài Gòn: Lập hồ sơ vay tiền xóa đói giảm nghèo 'khống' để chiếm đoạt tiền tỉ; thiếu trách nhiệm trong quản lý, hàng loạt cán bộ UBND phường 11, quận 6, TP.SG phải hầu tòa.
Bốn bị cáo nguyên là cán bộ UBND phường 11 bị đưa ra xét xử gồm: Quách Vân Loan (nguyên cán bộ chuyên trách giảm nghèo, tăng hộ khá); Trần Ngọc Tân (nguyên phó chủ tịch UBND phường), Nguyễn Thị Thanh Lan (nguyên phó chủ tịch) và Phùng Thị Lộc (phó ban kiêm thủ quỹ Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá).
...Kết quả điều tra cho thấy trong 3 năm từ 2012 đến 2015, bà Loan đã lập khống 267 hồ sơ vay vốn và thu hồi vốn vay quỹ xóa đói giảm nghèo nhưng không nộp lại. Tổng số tiền bà Loan đã chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân là hơn 7,3 tỉ đồng.
Bản tin Infonet kể: Hà Nội "bội thực" cao ốc, xẻ thịt công viên,"đô thị đáng sống" biến thành "phát ngán"…
Tình trạng nhà cao tầng bị “nhồi nhét" tuyến phố; công viên bị “xẻ thịt” làm bãi đỗ xe, trung tâm thương mại. Hàng loạt lý do được viện dẫn để xin điều chỉnh, không tuân theo quy hoạch đã để lại nhiều hệ lụy xấu cho đô thị khiến “chúng ta phải trả giá vì đã quy hoạch băm nát Hà Nội".
...Là một trong những tuyến đường huyết mạch hướng Tây Nam vào nội đô Hà Nội, đường Lê Văn Lương đang hàng ngày phải oằn mình chịu cảnh tắc đường thường xuyên. Lý do mà mắt thường bất cứ người dân nào cũng có thể nhìn thấy, ấy là 2 km đường “cõng” 40 tòa chung cư cao tầng.
Vào giờ cao điểm, từng dãy ô tô xếp hàng dài chờ đợi, xe máy tràn lên cả vỉa hè... khung cảnh hỗn độn không khác gì một trận hỗn chiến.
Báo Đầu Tư kể: Ngày 28/5, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND TP. Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng hợp nhất) trên cơ sở thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng.
Báo Tiền Phong hỏi: 'Cán bộ đi nước ngoài như đi chợ', thu hồi tiền thế nào?
Đại diện Kho bạc Nhà nước cho biết sẽ yêu cầu thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước số tiền chi sai theo quy định mà các địa phương, doanh nghiệp đã chi cho cán bộ, lãnh đạo đi công tác nước ngoài.
...Kết luận của Thanh tra TP SG mới đây cũng chỉ rõ nhiều sai phạm tại IPC, một trong những sai phạm của Công ty IPC, có sai phạm liên quan đến việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài. Điển hình, ông Tề Trí Dũng, Tổng Giám đốc IPC, trong năm 2016-2017 đã đi nước ngoài đến 106 ngày.
Báo Thanh Niên kể: Khoảng 1 tháng trở lại đây, đường phố TP.SG lúc nào cũng trong tình trạng ùn ứ quá tải. Các trục đường xuyên tâm như đường Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dù không vào giờ cao điểm nhưng vẫn dày đặc phương tiện.
Xe cộ tăng đột biến, lưu thông khó khăn, nhích từng chút. Một số giao lộ như Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo luôn có lực lượng cảnh sát giao thông điều tiết, nhưng lượng xe quá đông nên tình trạng không cải thiện là bao.
Trục đường Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo (Q.3), trước đây thông thoáng, phương tiện chỉ hơi đông hơn vào giờ tan tầm chiều tối nhưng nay cũng liên tục tắc nghẽn. Ô tô xếp hàng chôn chân kéo dài từ đoạn Nguyễn Đình Chiểu giao Trương Định tới tận đoạn giao Cao Thắng.
Báo Công Lý kể: Dân phẫn nộ vì Đà Nẵng không di dời bãi rác Khánh Sơn. Trước thông tin người dân khối Đà Sơn, Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) dự định chặn xe vào bãi rác, lãnh đạo quận Liên Chiểu đã có buổi đối thoại để giải đáp bức xúc của nhân dân địa phương.
...Tại hội trường UBND phường Hòa Khánh Nam, gần 100 người dân có mặt từ rất sớm. Hơn 30 kiến nghị, câu hỏi được người dân tham gia đặt ra cho phía UBND quận, cũng như các Sở, ngành liên quan về các vấn đề: tại sao không di dời bãi rác Khánh Sơn; nước rỉ rác gây ô nhiễm, mùi hôi thối không được xử lý; lò đốt rác y tế có hoạt động hiệu quả không; tác động của các chế phẩm xử lý rác đến người dân khu vực và hướng giải quyết của cơ quan chức năng khi có quyết định không di dời nhà máy xử lý rác tại bãi rác Khánh Sơn.
Gửi ý kiến của bạn