MOSCOW - Bắc Hàn gửi 8 sinh viên sang Moscow để theo học 1 trường điện ảnh của Nga trong thời kỳ phát triển tuyên truyền.
Sau này, 8 chàng trai trẻ lên án chế độ Kim, chọn cuộc sống lưu vong, theo chuyện kể trong 1 phim tài liệu Nam Hàn.
Sau cuộc chiến Nam-Bắc 1950-1953, tầng lớp ưu tú mới của Pyongyang du học Nga, nhiều người không bao giờ về nước. Han Tae-ying, là 1 trong nhóm gọi là “Moscow Eight” viết truyện ngắn, gọi sinh quán là quê hương, và chọn 1 từ ngữ yêu quý khác để gọi nơi chết.
Chính quyền Pyongyang chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng Lenin, dạy rằng phim ảnh là nghệ thuật hữu hiệu nhất để tuyên truyền lòng trung thành trong quần chúng.
Kim Jong-il là người hâm mộ điện ảnh, đã ra lệnh bắt cóc 1 đạo diễn và 1 nữ diễn viên Nam Hàn năm 1978 để giúp phát triển kỹ nghệ điển ảnh Bắc Hàn. Ngày nay, mặc dù dân đói, kinh tế đình đốn, Pyongyang vẫn dành 1 phần đáng kể ngân sách cho điện ảnh tuyên truyền.
Trong đợt chỉnh lý Tháng 8-1956, Kim Il-Sung thanh trừng trong đảng, hành quyết hàng trăm người. Qua năm sau, 1 thành viên của Moscow Eight là Hong ung-pae công khai lên án gia tộc Kim và tìm kiếm quy chế tị nạn. Hong bị 1 nhà ngoại giao Bắc Hàn bắt đưa về sứ quán nhưng đảo thoát được qua cửa sổ phòng vệ sinh. Năm 1958, 7 người kia cũng từ bỏ các đặc quyền trong nước để tị nạn.
Moscow đáp ứng, nhưng buộc họ sống riêng lẻ, tại các thành phố rất xa cách. Người sống sót sau cùng đến gần Bắc Cực. Sau này, 4 người định cư tại Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan, nơi tiếp nhận 172,000 người Hàn thân Stalin bị tống xuất từ Viễn Đông Nga năm 1937.
Phim về Moscow Eight do 1 đạo diễn Nam Hàn thực hiện, đang được trình chiếu trong lúc đàm phán phi nguyên tử đình trệ.
Giới phê bình nhận xét: nhân vật Han đau khổ về sự xâu xé giữa tình gia đình và chính kiến. Nhiều người thân gửi thư khuyên răn và mời về, nhưng ông cam chịu cuộc sống lưu vong cho đến ngày qua đời, năm 1993.