HÀ NỘI -- Những năm gần đây Việt Nam vào hàng những nước xuất cảng gạo nhiều nhất ở Đông Nam Á, vậy mà điều lạ vừa xảy ra là chính phủ trung ương phải khẩn cấp hỗ trợ cả ngàn tấn gạo cho 2 tỉnh Đắk Lắk và Thanh Hóa, theo bản tin của trang mạng Báo Chính Phủ và báo Thời Đại cho biết hôm 16 tháng 5.
Bản tin báo Chính Phủ viết rằng, “Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.030,41 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 2 tỉnh: Đắk Lắk, Thanh Hóa để cứu đói cho nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2019.
“Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ xuất cấp cho tỉnh Đắk Lắk 776,865 tấn gạo; tỉnh Thanh Hóa 253,545 tấn gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo. UBND các tỉnh: Đắk Lắk, Thanh Hóa tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.”
Trong khi đó bản tin của báo Thời Đại ngày 16 tháng 5 cho biết thêm thông tin như sau.
“Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ra các quyết định xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 14 địa phương dịp Tết Nguyên đán 2019.
“Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành 100% kế hoạch xuất cấp hơn 7,8 ngàn tấn gạo để hỗ trợ cho 520.354 nhân khẩu của 14 tỉnh (Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk). Gạo hỗ trợ các dịa phương bảo đảm đủ về số lượng, an toàn về chất lượng, theo đúng kế hoạch phân bổ, tiếp nhận của UBND các tỉnh nêu trên.”
Liên quan đến tình hình lúa gạo mùa màn tại VN, bản tin của báo Nhân Dân hôm 17 tháng 5 đề cập đến hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu rộng vào đất canh tác làm hại mùa màn ở các tỉnh miền Trung VN. Bản tin viết như sau.
“Hạn hán, xâm nhập mặn lan rộng ở Trung Bộ Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, trong những đợt nắng nóng sắp tới thì nền nhiệt cao mức lịch sử ở một số nơi nhất là khu vực Tây Bắc và các huyện vùng núi phía tây miền trung, có nhiều khả năng sẽ lặp lại. Từ ngày 17 đến 19-5, nắng nóng gay gắt tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39oC, riêng khu vực Tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi hơn 40oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 11-16 giờ. Khu vực Hà Nội, từ ngày 17 đến 19-5 xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 37 - 39oC.
“* Thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho thấy, tổng lượng mưa tại Trung Bộ trong tháng 5 và 6-2019 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10 đến 30%. Thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông sẽ lan rộng ra các tỉnh từ Hà Tĩnh đến bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài đến tháng 8.
“* Từ nay đến tháng 8, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phổ biến ít mưa và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, nguyên nhân là do tác động của El Nino. Để bảo đảm nước tưới vụ hè thu tới, hiện các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng đang xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm nước tưới cho cây trồng.
“* Tại tỉnh Phú Yên, nắng nóng kéo dài làm hàng trăm héc-ta mía ở hai huyện Sông Hinh, Sơn Hòa bị héo lá. Huyện Sơn Hòa hiện có 15.615 ha mía, chủ yếu dựa vào nước tưới tự nhiên, diện tích có nước tưới chưa đến 10%. Toàn huyện có khoảng 1.000 ha mía bị hạn, trong đó 385 ha mía giống. Niên vụ 2018 - 2019, nông dân Phú Yên trồng 29.764 ha mía, đến nay đã thu hoạch 21.415 ha.
“* Tại Quảng Bình, thành phố Đồng Hới hiện có 11 hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, mực nước tại các hồ chứa đều đạt dưới 40% dung tích thiết kế, nhiều hồ chỉ đủ làm đất và tưới đợt đầu cho vụ lúa hè thu. Một số hồ khô cạn. Tại các xã Lộc Ninh, Bắc Lý, Nam Lý, Bắc Nghĩa, đến nay có 200 ha không thể sản xuất do hạn hán.
“* Hà Tĩnh hiện có 32 tuyến đê với chiều dài hơn 317 km, 351 hồ chứa và 89 đập dâng với tổng dung tích 1.584 triệu m3. Từ năm 2016 đến nay, ngành nông nghiệp tổ chức 22 cuộc kiểm tra, phát hiện 77 vụ vi phạm pháp luật đê điều và thủy lợi như xây dựng trang trại, đào ao đắp bờ, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê và hành lang thoát lũ...
“* Tại Quảng Nam, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nước biển xâm nhập vào các con sông gây nhiễm mặn. Tại sông Bàn Thạch (TP Tam Kỳ), độ mặn đo được lên đến 5/1.000, cao nhất từ trước đến nay. Hơn 500 ha lúa của người dân các xã Tam Thăng, Tam Phú, An Phú bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.”
Bản tin báo Chính Phủ viết rằng, “Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.030,41 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 2 tỉnh: Đắk Lắk, Thanh Hóa để cứu đói cho nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2019.
“Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ xuất cấp cho tỉnh Đắk Lắk 776,865 tấn gạo; tỉnh Thanh Hóa 253,545 tấn gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo. UBND các tỉnh: Đắk Lắk, Thanh Hóa tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.”
Trong khi đó bản tin của báo Thời Đại ngày 16 tháng 5 cho biết thêm thông tin như sau.
“Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ra các quyết định xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 14 địa phương dịp Tết Nguyên đán 2019.
“Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành 100% kế hoạch xuất cấp hơn 7,8 ngàn tấn gạo để hỗ trợ cho 520.354 nhân khẩu của 14 tỉnh (Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk). Gạo hỗ trợ các dịa phương bảo đảm đủ về số lượng, an toàn về chất lượng, theo đúng kế hoạch phân bổ, tiếp nhận của UBND các tỉnh nêu trên.”
Liên quan đến tình hình lúa gạo mùa màn tại VN, bản tin của báo Nhân Dân hôm 17 tháng 5 đề cập đến hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu rộng vào đất canh tác làm hại mùa màn ở các tỉnh miền Trung VN. Bản tin viết như sau.
“Hạn hán, xâm nhập mặn lan rộng ở Trung Bộ Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, trong những đợt nắng nóng sắp tới thì nền nhiệt cao mức lịch sử ở một số nơi nhất là khu vực Tây Bắc và các huyện vùng núi phía tây miền trung, có nhiều khả năng sẽ lặp lại. Từ ngày 17 đến 19-5, nắng nóng gay gắt tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39oC, riêng khu vực Tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi hơn 40oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 11-16 giờ. Khu vực Hà Nội, từ ngày 17 đến 19-5 xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 37 - 39oC.
“* Thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho thấy, tổng lượng mưa tại Trung Bộ trong tháng 5 và 6-2019 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10 đến 30%. Thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông sẽ lan rộng ra các tỉnh từ Hà Tĩnh đến bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài đến tháng 8.
“* Từ nay đến tháng 8, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phổ biến ít mưa và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, nguyên nhân là do tác động của El Nino. Để bảo đảm nước tưới vụ hè thu tới, hiện các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng đang xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm nước tưới cho cây trồng.
“* Tại tỉnh Phú Yên, nắng nóng kéo dài làm hàng trăm héc-ta mía ở hai huyện Sông Hinh, Sơn Hòa bị héo lá. Huyện Sơn Hòa hiện có 15.615 ha mía, chủ yếu dựa vào nước tưới tự nhiên, diện tích có nước tưới chưa đến 10%. Toàn huyện có khoảng 1.000 ha mía bị hạn, trong đó 385 ha mía giống. Niên vụ 2018 - 2019, nông dân Phú Yên trồng 29.764 ha mía, đến nay đã thu hoạch 21.415 ha.
“* Tại Quảng Bình, thành phố Đồng Hới hiện có 11 hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, mực nước tại các hồ chứa đều đạt dưới 40% dung tích thiết kế, nhiều hồ chỉ đủ làm đất và tưới đợt đầu cho vụ lúa hè thu. Một số hồ khô cạn. Tại các xã Lộc Ninh, Bắc Lý, Nam Lý, Bắc Nghĩa, đến nay có 200 ha không thể sản xuất do hạn hán.
“* Hà Tĩnh hiện có 32 tuyến đê với chiều dài hơn 317 km, 351 hồ chứa và 89 đập dâng với tổng dung tích 1.584 triệu m3. Từ năm 2016 đến nay, ngành nông nghiệp tổ chức 22 cuộc kiểm tra, phát hiện 77 vụ vi phạm pháp luật đê điều và thủy lợi như xây dựng trang trại, đào ao đắp bờ, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê và hành lang thoát lũ...
“* Tại Quảng Nam, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nước biển xâm nhập vào các con sông gây nhiễm mặn. Tại sông Bàn Thạch (TP Tam Kỳ), độ mặn đo được lên đến 5/1.000, cao nhất từ trước đến nay. Hơn 500 ha lúa của người dân các xã Tam Thăng, Tam Phú, An Phú bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.”
Gửi ý kiến của bạn