Hôm nay,  

Tu Chỉnh Đạo Đức hay Triệt Hạ Cộng Đồng?

13/05/201916:33:00(Xem: 4636)

Một nhóm  cư dân từ Thành Phố Westminster đang tìm cách triệt hạ ảnh hưởng của cộng đồng Việt Nam qua đề luật tu chính nguyên tắc đạo đức đối với Hội Đồng Thành Phố (HĐTP). Đây cũng cùng là nhóm người đang chống đối các quyết định gần đây của HĐTP nhằm xây Đài Tưởng Niệm Trận Chiến Hoàng Sa và Bảo Tàng Viện Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực gần Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ. Họ đề nghị các công trình này nên được xây dựng tại một công viên sân chơi trẻ em bên kia đường Westminster (Liberty Park), chứ “không xứng đáng” trong khu vực Tượng Đài Việt Mỹ.

Những cư dân này lúc nào họ cũng chống đối hầu hết các dự án nào có lợi cho cộng đồng Việt Nam, từ công trình xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, bảo trì hay nâng cấp tượng đài này, hay các nghị quyết như vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ hay cấm cản các viên chức Cộng Sản Việt Nam đến lai vãng trong khu vực Little Saigon. Lý luận của họ đưa ra cũng rất được lòng đối với những người không thông cảm với người Việt Nam như “nếu xây dựng tượng đài cho người Việt Nam, còn các sắc dân khác hay chiến tranh khác thì sao? Lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải là cờ chính thức cho quốc gia nào hiện nay thì tại sao phải vinh danh, Ai cũng có quyền tự do đi lại thì làm sao có thể cấm cảm các viên chức Cộng Sản Việt Nam? hay đóng đường để tổ chức diễn hành Tết thì phiền phức đến cư dân khác thì phải tính sao?”

Nếu dự luật này được thông qua với các điều khoản như hiện nay, rất khó cho TP Westminster có thể đạt được các thành quả chống cộng như chúng ta đã thấy trong nhiều thập niên qua vì những ràng buộc quá đáng như tuân theo pháp luật, mở rộng tham khảo ý kiến của mọi thành phần cư dân hay cung phụng đồng đều cho mọi sắc dân trong thành phố.  Vấn đề của dự luật tu chính đạo đức hiện nay là nghe tên và mục đích thì rất là hợp lý và chính đáng, nhưng đọc kỹ các ngôn ngữ thì rõ ràng là nhằm mực đích làm tê liệt hay triệt hạ ảnh hưởng của các vị dân cử trong HĐTP mà đa số hiện nay là các nghị viên gốc Việt.

Cộng đồng Việt Nam cần hiểu rõ ý nghĩa các điều luật này và tác dụng của mỗi điều luật để có thể bảo vệ các thành quả mà cộng đồng đã đạt được trong nhiều thập niên qua, không phải là dễ dàng hay không đầy cam go. Có những điều khoản nguy hiểm trong dự luật chấn chỉnh đạo đức hiện nay mà cộng đồng nên lưu ý.

Không liên lạc trực tiếp với nhân viên (B.3.b) Một điều khoản quan trọng nhất mà các thành phần này muốn nhắm vào là cấm các nghị viên không được tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thành phố mà chỉ qua ông Tổng Quản Đốc Thành Phố - City Manager (TQD) mà thôi. Điều khoản này nói là có mục đích ngăn cấm các nghị viên liên lạc với các viên chức để đòi hỏi quyền lợi riêng, nhưng thực tế là làm tê liệt khả năng can thiệp cho các cư dân, đoàn thể hay thương gia khi họ gặp khó khăn với thành phố và cần giúp đỡ. Nếu điều khoản này được thông qua, các nghị viên không thể liên lạc với các viên chức có thẩm quyền để can thiệp trong các trường hợp như giấy phép xin tổ chức lễ lạc, cư dân có trục trặc với thành phố hay các cơ sở thương mại bị ức hiếp. Điều khoản này nhằm trao hết mọi quyền hành hay ảnh hưởng của các nghị viên vào tay vị TQD trong khi vị này không được dân bầu lên và mọi vấn đề can thiệp cho các cư dân hay hội đoàn đều tùy thuộc vào quyền xử lý của vị TQD này. Tác dụng trực tiếp là vô hiệu hóa kết quả bầu cử các vị đại diện và giao phó mọi trách nhiệm và quyền hành vào tay vị TQD.

Đối xử công bằng với mọi người, bỏ ra ngoài mọi quan điểm cá nhân và tôn trọng quyền lợi của mọi cư dân. A.1. Nếu cứu xét vấn đề theo điều luật này thì khi cấp giấy phép biểu tình, thắp nến cầu nguyện hay lễ lộc khác thì giải quyết như thế nào đối với vấn đề giao thông, ảnh hưởng về ánh sáng hay âm thanh gây ra phiền phức đối với các sắc dân khác? Các hoạt động thông thường của cộng đồng Việt Nam lúc nào cũng gặp các phàn nàn hay chống đối của các cư dân khác, cho dầu là có lý hay vô lý.

Nếu xét xử vấn đề một cách công bình, cởi mở hay tuân theo pháp luật thì cộng đồng Việt Nam đã không bao giờ thực hiện được những thành quả đã đạt được, ví dụ như xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ hay thông qua các nghị quyết chính đáng như vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, cấm cản các viên chức Đảng Cộng Sản Việt Nam lai vãng trong khu vực Little Saigon hay ngăn cản các thành phần gây khuấy động hay mất an ninh trong khu vực thành phố.

Tuân theo luật lệ của liên bang, tiểu bang và thành phố “trên giấy tờ cũng như trong tinh thần.” A.2.Tuân theo luật lệ của liên bang hay tiểu bang có nghĩa là lá cờ vàng không được coi là cờ quốc gia vì hiện nay quốc gia đó không còn nữa. Thay vào đó, theo đúng điều luật “trên giấy tờ cũng như trong tinh thần” thì phải dùng luật đối với “banner” đối với các biểu ngữ treo giá quảng cáo đối với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Mặc dầu hiện nay có hàng trăm nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, nhưng đó chỉ là nghị quyết chứ không phải luật lệ.

Quyết định phải dựa trên dữ kiện được đưa ra trước công chúng chứ không được dựa trên sự hiểu biết riêng của nghị viên. Hơn nữa, các nghị viên phải giữ đầu óc cởi mở và không được đi đến kết luật trước khi kết thúc lắng nghe các dữ kiện. A.6 & 7. Điều khoản này nghe thì hay, nhưng trên thực tế có nghĩa là đơn xin tổ chức hội họp phải đầy đủ dữ kiện và tiêu chuẩn yêu cầu, nếu thiếu thì bị từ chối ráng mà chịu vì các nghị viên không được áp dụng sự hiểu biết riêng của minh, ngay cả không được quyền can thiệp với các viên chức thành phố. Các đối tượng phá hoại cộng đồng, cho dầu là Cộng Sản, thì các nghị viên vẫn phải lắng nghe và không được phán xét cho đến khi kết luận vấn đề. Đến khi kết luận thì phải dựa trên yếu tố luật lệ, công bình và cởi mở với mọi người, không được phán quyết trước khi kết thúc điều trần, cho dầu là Cộng Sản hay không Cộng Sản. Các nghị viên không được phán xét vấn đề dựa trên kiến thức riêng của mình. Theo tinh thần của điều luật này, một người xin giấy phép treo cờ vàng ba sọc đỏ hay cờ đỏ của Cộng Sản phải được đối xử giống nhau và không có sự kỳ thị hay quyết đoán hay kiến thức cá nhân từ phía các nghị viên.

Không được dùng vai trò nghị viên để vận động các cơ quan chính quyền nếu có một quan điểm dứt khoát cá nhân (impermissible bias (a completely closed mind)), A.8.A, ví dụ như chống cộng tuyệt đối, nghĩa là hễ thấy Cộng Sản là chống đối.  Theo tinh thần bộ luật này, các nghị viên phải cởi mở và công bình xét xử vấn đề, không được tuyệt đối ra phán quyết chống cộng trước khi cứu xét rõ vấn đề. Trong trường hợp đó, các nghị viên phải trình bày với luật sư thành phố để giải quyết vấn đề tinh thần chống cộng tuyệt đối như vậy. Các nghị viên có tính chống cộng như vậy phải tiết lộ quan điểm của mình mỗi khi cứu xét các vấn đề có liên hệ với Cộng Sản.

Theo dự luật này thì các nghị viên không được dùng vai trò nghị viên của mình để vận động chống đối các hành động có lợi cho Cộng Sản như chống các thành phố khác kết nghĩa chị em với một thành phố tại Việt Nam hay các dự luật cho phép các đảng viên Cộng Sản có thể làm thầy cô giáo, bởi vì lý do căn bản là các nghị viên chống cộng tuyệt đối là hể thấy ảnh hưởng của Cộng Sản là chống chứ không cần tổ chức điều trần, cứu xét hay cân nhắc. Tư tưởng đó là “impermissible bias (a completely closed mind)” là một quan điểm không được chấp nhận theo định nghĩa hay tinh thần của dự luật chấn chỉnh đạo đức này.

Không được tỏ bày quan điểm trước khi cuộc điều trần kết thúc. B.1.a. và B.2.b & d. Các nghị viên không được phán quyết trước là các đối tượng trong cuộc điều trần là tốt hay xấu cho tới khi cuộc điều trần kết thúc. Điều đó có nghĩa là nếu thấy người tốt việc tốt cũng không được rút ngắn thủ tục. Còn nếu thấy người xấu việc xấu cũng không được đưa đến phán quyết vì chưa nghe hết câu chuyện. Điều này có nghĩa là một hội đoàn đã hoàn tất đơn xin phép treo cờ vàng ba sọc đỏ, thì nếu có một hội đoàn khác xin giấy phép treo cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản thì cũng phải đi theo thủ tực như vậy, cũng cùng khoản thời gian và cách đối xử, không được phân biệt hay kỳ thị vì phải tuân theo pháp luật và các thủ tục công bằng và cởi mở của thành phố. Một điều khoản khác, B.4.a, còn cấm các nghị viên không được bày tỏ thái độ hay hành động nào mà đối tượng có thể đánh giá là thủ tục không được thực hiện một cách công bằng. Thử tưởng tượng một tổ chức thân Cộng Sản đang trình bày đơn xin một yêu cầu nào đó nhằm chống lại cộng đồng mà các nghị viên không được tỏ bày quan điểm trước khi vấn đề kết thúc.

Nếu thành viên nào thấy có vi phạm tiêu chuẩn đạo đức thì họ có quyền báo cáo và yêu cầu các luật sư điều tra (C. Sanction). Nếu dựa trên cách đối xử giữa các nghị viên hiện nay, rất có thể các nghị viên sẽ liên tục yêu cầu luật sư thành phố điều tra nhau chứ không ai sẽ có thời giờ làm việc cho thành phố. Nên nhớ rằng luật sư thành phố là viên chức hay nhân viên cấp dưới. Do đó, không có quyền điều tra cấp trên một cách thường xuyên như vậy. Điều đó sẽ tạo ra sự căng thẳng, đố kỵ và mâu thuẫn công việc giữa luật sư thành phố và các nghị viên.

Kết luận

Cộng đồng Việt Nam tại khu vực Westminster đã có những bước tiến rất xa từ những ngày mà các nghị viên thành phố đã nói thẳng với cộng đồng Việt Nam rằng nếu các cựu quân nhân VNCH muốn diễn hành thì hãy về Việt nam mà diễn hành đi, hay muốn treo cờ Việt Nam thì phải áp dụng luật đối với banner quảng cáo chứ không phải cờ quốc gia, hay muốn xin biểu tình thì phải làm đơn trước tối thiểu 60 ngày. Một số các cư dân vẫn cứ ấm ức vì các thành quả chính trị mà các cư dân đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng vì không tranh cử thành công trong khối cư dân gốc Việt, họ đưa ra các điều luật này để hy vọng khóa tay khóa chân các vị dân cử đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của của các cư dân gốc Việt.

Họ sẽ không thành công, nhưng họ sẽ tiếp tục cố gắng như họ đã làm trong nhiều thập niên qua. Cộng đồng Việt Nam cần xác định rõ đâu là bạn hay thù, đâu quyền lợi và tiếng nói của mình trong một cuộc giằng co mới về dự luật chấn chỉnh đạo đức này.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.