BIỂN ĐÔNG -- Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với chính phủ Việt Nam về các vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Bản tin NHK ghi rằng Bộ trưởng phòng vệ, quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác giải quyết hòa bình vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trung Quốc hiện gia tăng hiện diện quân sự tại vùng biển này.
Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Iwaya Takeshi và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch gặp tại Hà Nội hôm thứ Năm.
Hai bên đồng ý thúc đẩy hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Việt Nam về an ninh trên biển và các lĩnh vực khác, vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bộ trưởng hai nước ký một số biên bản ghi nhớ, một trong số đó là về gia tăng việc tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cập cảng Việt Nam, trong đó có tàu khu trục Izumo lớn nhất của Nhật Bản. Một biên bản nữa là về thúc đẩy hợp tác kỹ thuật song phương về trang thiết bị phòng vệ phục vụ giám sát trên biển.
Hai bộ trưởng khẳng định rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng hợp tác để phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Ông Iwaya đề nghị Việt Nam hỗ trợ giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Iwaya nói nỗ lực xây dựng sự tin cậy lẫn nhau với Trung Quốc là quan trọng, tuy nhiên đáng tiếc là trên Biển Nam Trung Hoa đang có nỗ lực dùng sức mạnh nhằm thay đổi hiện trạng. Ông nói cộng đồng quốc tế cần hợp tác và lên tiếng về vấn đề này.
Bản tin khác của NHK ghi rằng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang ngày càng có khả năng "cạnh tranh với sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ". Họ cho rằng rất có thể trước năm 2022 Trung Quốc sẽ có trong biên chế 2 tàu sân bay chế tạo trong nước.
Lầu Năm Góc đưa ra đánh giá trên trong báo cáo thường niên được công bố hôm thứ Năm.
Theo báo cáo, tàu sân bay đầu tiên được đóng trong nước của Trung Quốc có khả năng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay, còn tàu thứ hai có thể sẽ đi vào hoạt động trong 3 năm tới.
Báo cáo cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan. Mục tiêu của các cuộc tập trận này là nhằm tăng cường sức ép đối với Đài Loan. Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh bị tách ra khỏi Trung Quốc.
Cũng theo báo cáo, Trung Quốc đang cố gắng ngăn không để các bên thứ 3 ủng hộ Đài Loan.
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc đang cố gắng xây thêm nhiều căn cứ ở nước ngoài. Động thái này dường như có liên quan đến sáng kiến kinh tế "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc. Hiện nay tại nước ngoài, Trung Quốc có 1 căn cứ tại Djibouti phía Đông châu Phi.
Đánh giá của Bộ Quốc phòng dường như có nét tương đồng với lập trường của chính quyền ông Trump, vốn coi việc Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự là một mối nguy với thế giới.
Bản tin NHK ghi rằng Bộ trưởng phòng vệ, quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác giải quyết hòa bình vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trung Quốc hiện gia tăng hiện diện quân sự tại vùng biển này.
Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Iwaya Takeshi và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch gặp tại Hà Nội hôm thứ Năm.
Hai bên đồng ý thúc đẩy hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Việt Nam về an ninh trên biển và các lĩnh vực khác, vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bộ trưởng hai nước ký một số biên bản ghi nhớ, một trong số đó là về gia tăng việc tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cập cảng Việt Nam, trong đó có tàu khu trục Izumo lớn nhất của Nhật Bản. Một biên bản nữa là về thúc đẩy hợp tác kỹ thuật song phương về trang thiết bị phòng vệ phục vụ giám sát trên biển.
Hai bộ trưởng khẳng định rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng hợp tác để phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Ông Iwaya đề nghị Việt Nam hỗ trợ giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Iwaya nói nỗ lực xây dựng sự tin cậy lẫn nhau với Trung Quốc là quan trọng, tuy nhiên đáng tiếc là trên Biển Nam Trung Hoa đang có nỗ lực dùng sức mạnh nhằm thay đổi hiện trạng. Ông nói cộng đồng quốc tế cần hợp tác và lên tiếng về vấn đề này.
Bản tin khác của NHK ghi rằng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang ngày càng có khả năng "cạnh tranh với sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ". Họ cho rằng rất có thể trước năm 2022 Trung Quốc sẽ có trong biên chế 2 tàu sân bay chế tạo trong nước.
Lầu Năm Góc đưa ra đánh giá trên trong báo cáo thường niên được công bố hôm thứ Năm.
Theo báo cáo, tàu sân bay đầu tiên được đóng trong nước của Trung Quốc có khả năng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay, còn tàu thứ hai có thể sẽ đi vào hoạt động trong 3 năm tới.
Báo cáo cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan. Mục tiêu của các cuộc tập trận này là nhằm tăng cường sức ép đối với Đài Loan. Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh bị tách ra khỏi Trung Quốc.
Cũng theo báo cáo, Trung Quốc đang cố gắng ngăn không để các bên thứ 3 ủng hộ Đài Loan.
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc đang cố gắng xây thêm nhiều căn cứ ở nước ngoài. Động thái này dường như có liên quan đến sáng kiến kinh tế "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc. Hiện nay tại nước ngoài, Trung Quốc có 1 căn cứ tại Djibouti phía Đông châu Phi.
Đánh giá của Bộ Quốc phòng dường như có nét tương đồng với lập trường của chính quyền ông Trump, vốn coi việc Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự là một mối nguy với thế giới.
Gửi ý kiến của bạn