HANOI/SAIGON -- Rủ nhau bớt nhậu để giảm tai nạn xe. Nhưng tự giác vẫn chưa đủ. Do vậty, Bộ Giao Thông Vận Tải đề nghị tăng mức phạt hành vi uống rượu, bia lái xe...
Báo Pháp Luật ghi rằng Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ nghiên cứu tăng mức xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có chỉ thị về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Thể cho biết thời gian qua trên toàn quốc xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân ban đầu của một số vụ tai nạn cho thấy có tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia dẫn đến trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Bản tin Báo Pháp Luật cũng ghi rằng Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan sửa đổi Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Trong đó, nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép...
Liên quan đến vấn đề trên, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho rằng sắp tới khi sửa Nghị định 46/2016 sẽ xem xét tăng mức xử phạt tiền, tước giấy phép lái xe và nhiều hình thức phạt bổ sung khác. “Nhưng mức phạt phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội…”, bà Hiền nói.
Trong khi đó, bản tin VOV đưa ra một số thống kê để thấy mức độ thảm khốc của tai nạn giao thông đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam.
Theo báo cáo của UB ATGT Quốc gia, trong quý I năm 2019, toàn quốc xảy ra 4.030 vụ TNGT, làm chết 1.905 người, bị thương 3.141 người.
VOV cũng ghi rằng theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận cấp cứu khoảng 150 trường hợp, nhiều trường hợp chấn thương sọ não do sử dụng rượu, bia. Tuy số ca cấp cứu tại bệnh viện không tăng so với ngày bình thường nhưng lại gia tăng các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương... Điều đáng nói, nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép rất nhiều lần.
Thống kê khác cũng cho thấy mức độ cần báo động: năm 2017 Việt Nam tiêu thụ 305 triệu lít rượu và 4,1 tỷ lít bia, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, đứng thứ 29 trên thế giới. Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít năm 2016.
Với vị trí này, Việt Nam được đánh giá là một trong những “cường quốc” về tiêu thụ rượu bia và những con số về tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ còn tăng lên khiến nhiều người phải giật mình.
Báo Pháp Luật ghi rằng Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ nghiên cứu tăng mức xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có chỉ thị về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Thể cho biết thời gian qua trên toàn quốc xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân ban đầu của một số vụ tai nạn cho thấy có tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia dẫn đến trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Bản tin Báo Pháp Luật cũng ghi rằng Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan sửa đổi Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Trong đó, nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép...
Liên quan đến vấn đề trên, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho rằng sắp tới khi sửa Nghị định 46/2016 sẽ xem xét tăng mức xử phạt tiền, tước giấy phép lái xe và nhiều hình thức phạt bổ sung khác. “Nhưng mức phạt phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội…”, bà Hiền nói.
Trong khi đó, bản tin VOV đưa ra một số thống kê để thấy mức độ thảm khốc của tai nạn giao thông đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam.
Theo báo cáo của UB ATGT Quốc gia, trong quý I năm 2019, toàn quốc xảy ra 4.030 vụ TNGT, làm chết 1.905 người, bị thương 3.141 người.
VOV cũng ghi rằng theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận cấp cứu khoảng 150 trường hợp, nhiều trường hợp chấn thương sọ não do sử dụng rượu, bia. Tuy số ca cấp cứu tại bệnh viện không tăng so với ngày bình thường nhưng lại gia tăng các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương... Điều đáng nói, nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép rất nhiều lần.
Thống kê khác cũng cho thấy mức độ cần báo động: năm 2017 Việt Nam tiêu thụ 305 triệu lít rượu và 4,1 tỷ lít bia, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, đứng thứ 29 trên thế giới. Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít năm 2016.
Với vị trí này, Việt Nam được đánh giá là một trong những “cường quốc” về tiêu thụ rượu bia và những con số về tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ còn tăng lên khiến nhiều người phải giật mình.
Gửi ý kiến của bạn