Hôm nay,  

Đỗ Nguyên Mai với Thi Tập Battlefield Blooming

30/04/201900:02:00(Xem: 5418)
BIA TAP THP_Battlefield Blooming_Do Nguyen Mai
Hình bìa tập thơ

Đỗ Nguyên Mai với Thi Tập Battlefield Blooming

 

Phan Tấn Hải

 

Nhà thơ Đỗ Nguyên Mai vừa ấn hành tập thơ cho ngày 30 tháng 4 năm 2019: Battlefield Blooming.

Tập thơ ấn hành cho ngày tưởng niệm 44 năm Miền Nam sụp đổ dày 60 trang, viết bằng Anh ngữ, vì bản thân nhà thơ Đỗ Nguyên Mai thuộc thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ, trước giờ chỉ làm thơ tiếng Anh.

Thi tập do nhà xuất bản Sahtu Press (https://sahtu.press/)  ấn hành.

Tập thơ gồm 40 bài thơ, trong đó có bài dài hai trang -- như bài “The Warrior’s Wife” trang 8-9 -- và có bài ngắn chỉ 4 câu.

Tuy là rất kiệm chữ, nhưng nhiều bài thơ ngắn mang sức mạnh rất lớn, đặc biệt đối với   người Việt tỵ nạn (và có thể là xúc động cho tất cả những người tỵ nạn toàn cầu).

Thí dụ như bài thơ bốn dòng, trang 13 như sau:

 

THE REFUGEES

Bones washed

barren onto shores,

  

we smell of salt;

we open wounds.

 

Nơi đây, người giới thiệu sách xin dịch như sau:

 

NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN

Xương dạt

trơ trụi vào bờ,

  

chúng tôi ngửi thấy muối,

chúng tôi mở các vết thương.

.

Đó là một hình ảnh bi thương, đặc biệt đối với một nữ sinh viên như Đỗ Nguyên Mai -- bên cạnh vai trò nhà thơ, cô hiện đang là nột nhà nghiên cứu chính trị Mỹ gốc Á châu từ Santa Clarita, California.

Cô đã hoàn tất bậc Cử nhân tại Washington College, và đang theo đuổi học vị Tiến sĩ ở University of California, Riverside.

Cũng nên ghi rằng đây là thi tập thứ nhì của cô.

Thị tập đầu tiên là Ghosts Still Walking (NXB Platypus Press, 2016) và bây giờ là Battlefield Blooming.

 

Cô sinh viên gốc Việt này bước vào đại học và nhìn thấy hình ảnh mình hiện ra trên sách giáo khoa như thế nào?

Bài thơ 6 dòng nơi trang 18 cho thấy mắt nhìn của cô gắn liền với lịch sử Việt Nam bi thương, như sau:

 

TEXTBOOKS

     My fingers cut

on hesitation,

reach to turn the page.

     They say

the soldiers’ blood

is still drying.

 

Người điểm sách xin dịch như sau:

 

SÁCH GIÁO KHOA

     Các ngón tay tôi bị cứa

khi do dự,

đưa tới lật sang trang.

     Người ta nói

máu các chiến sĩ

vẫn còn đang khô dần.

 

Nhà thơ Đỗ Nguyên Mai suy nghĩ về cuộc chiến Việt Nam, về cội nguồn Âu Cơ khi làm bài thơ xin Mẹ Âu Cơ cứu... Bài thơ này dài, nơi đây trích dịch hai đoạn giữa như sau:

 

Một lần, tên  con là Mai, nhưng rồi

nó là Mei & Marie & Mia và

Hán Triều & Đông Dương & Cuộc Chiến Việt Nam và

  

bây giờ tàu của chúng con chìm, nặng trĩu các xác chết vô danh,

rơi vào giữa tâm bão lửa không thể thoát ra -

chúng con nghĩ đây là địa ngục nhưng chính là bụng mẹ;

chúng con biết mẹ là ánh sáng nhưng chúng con tin rằng mẹ là điêu tàn.

Đã bao nhiêu kiếp con đã làm trái lòng mẹ, thưa Mẹ?

 

Cô Đỗ Nguyên Mai từ khi còn sinh viên đã sáng lập ra tạp chí thơ Rambutan Literary (https://www.rambutanliterary.com/) , và hiện cô cũng là Chủ bút tạp chí  The Santa Clarita Valley Proclaimer.

Cần ghi nhận rằng cô có riêng trang nhà ở: http://donguyenmai.com/

 Một bài thơ nơi trang 40 cho thấy những suy nghĩ của cô về gia tộc tổ tiên:

 

ON THE QUESTION OF ANCESTRY

They ask family tree,

I see ash,

I see a pale hand

flicking matches

to the roots,

a library

in perpetual flame.

 

Nơi đây, xin dịch là:

 

CÂU HỎI VỀ GIA PHẢ

Họ hỏi cây gia phả

Tôi thấy tro,

Tôi thấy một bàn tay mờ nhạt

bật các que diêm

tới các gốc rễ,

một thư viện

trong ngọn lửa bất tận.

 

Nhà thơ Đỗ Nguyên Mai phát hành thi tập Battlefield Blooming đúng vào ngày 30 tháng 4/2019. Tuy nhiên, cần nói rằng, có một lỗi nhỏ nơi trang 5 trong thi tập Battlefield Blooming: nhà thơ Đỗ Nguyên Mai ghi rằng chị Nhất Chi Mai  (người để lại 10 di thư kêu gọi hòa bình trước khi tự thiêu năm 1967) là ni cô -- thực ra chị Nhất Chi Mai không phải ni cô, chỉ là nữ cư sĩ đời thường.

Đúng vào ba năm trước, vào đúng ngày 30-4-2016, cô  Đỗ Nguyên Mai có buổi đọc thơ tại The Open Book ở thị trấn Valencia (thuộc quận Los Angeles, California) -- Tập thơ đó nhan đề “Ghosts Still Walking” (Những Bóng Ma Vẫn Đang Bước Đi).

Độc giả có thể đọc thêm về nhà thơ Đỗ Nguyên Mai qua các trang:

https://www.rambutanliterary.com/

 http://donguyenmai.com/


Người điểm sách xin bày tỏ lời ca ngợi: Rất mực trân trọng các sáng tác của nhà thơ Đỗ Nguyên Mai.

 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.