Dưới đây là tin của VietCatholic News.
Chúng tôi vừa nhận được tin là vào ngày Thứ Tư 16/5/2001 tới đây Tổ chức Đối thoại về Việt nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ (do dân biểu Zoe Lofgren, Dân biểu đơn vị 16 thuộc California đồng thành lập) đã mời một số nhân chứng Việt nam tới trình bày trong buổi điều trần do Tiểu Ban Quốc Hội Về Nhân Quyền lắng nghe về Tình trạng Tự do Tôn Giáo tại Việt Nam.
Đây là tượng trưng một Lá thư mời gửi cho Mục sư Yhin Nie (Giáo Hội Tin Lành - người Thượng – vừa đến định cư tại South Carolina). Lá thư được viết ra như sau:
“Mục Sư Yhin Nie
“International Montagnard Bible Church
“Mục sư Nie thân mến,
“Với tư cách là đồng sáng lập “Đối Thoại Quốc Hội về Việt Nam”, tôi xin mời Ngài đến làm chứng trong cuộc điều trần Tiểu Ban Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ về Nhân Quyền hầu lắng nghe về Tình trạng Tự do Tôn Giáo tại Việt Nam. Buổi điều trần sẽ diễn ra vào ngày thứ Tư ngày 16-5-2001 từ 2:00 - 3:30 PM.
“Tiểu Ban Nhân Quyền Lưỡng Viện Hoa Kỳ sẽ rất lấy làm vinh dự vì sự có mặt của ngài và sẽ hoan hỉ có cơ hội lắng nghe sự nhận định của ngài về tình trạng tại Việt Nam. Tôi xác tín rằng được nghe chính do miệng ngài nói về công tác của ngài đối với Hội Thánh Kinh Thánh Quốc Tế cho Người Thượng (The International Montagnard Bible Church) sẽ cho tạo cho Thành viên Quốc Hội chúng tôi có cái nhìn độc nhất và trở thành rất giá trị cho chúng tôi. Tôi và Đồng Viện chúng tôi hy vọng rằng chứng từ của ngài và chứng từ của các vị đồng liêu (Việt Nam) khác sẽ làm sáng tỏ thêm và nổi bật để xem xét chi tiết lại những hành động của chính quyền Việt Nam.
“Tôi thành thực hy vọng rằng Ngài sẽ có thể đến với chúng tôi. Nếu như ngài định đến điều trần, thì xin tiêp xúc với cô Sandra Soto, thư ký điều hành của tôi tại số điện thoại 408-271-8700 hầu có thể phối trí những chi tiết liên quan tới lộ trình di chuyển và lời chứng của ngài.
“Ký tên
“ZOE LOFGREN
“Member of Congress “
Chúng tôi cũng được tin là Lá thư như trên cũng sẽ được gửi tới Bảy (7) vị lãnh đạo tôn giáo mà đa số còn ở trong nước đến Quốc Hội Hoa Kỳ làm nhân chứng, tuy nhiên chúng tôi chưa xác thực được tính cách chính thức của việc các vị này đã nhận được thư mời hay chưa.
Trong khi đó, hôm Chủ Nhật, một bản tin lưu hành trên các diễn đàn Internet ký tên nguoitinan đã cho biết thêm chi tiết về cuộc điều trần tôn giaó đó, tóm lược như sau.
Vào ngày 16/5/2001, Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ sẽ có một buổi họp để bàn về vấn đề nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội tiếp tục chính sách ĐÀN ÁP TÔN GIÁO tại Vietnam, vi phạm những quyền tự do căn bản của con người theo tinh thần của bản Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hợp Quốc .
Buổi họp này nhằm mục đích lắng nghe những nhân chứng sống đã hoặc đang từng là nạn nhân của chính sách bạo ngược, vô nhân của CSVN để quyết định xem có nên phê chuẩn hiệp ước thương mại song phương với Hà nội hay không .
7 vị lãnh đạo tôn giáo mà đa số còn ở trong nước đã được mời làm nhân chứng điều trần trước Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ gồm có:
- Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ (GHPGVNTN - trong nước)
- Linh Mục Tađêô NGUYỄN VĂN LÝ (Công Giáo - trong nước)
- Cụ LÊ QUANG LIÊM (PGHH - trong nước)
- Sĩ Tải PHÙNG VĂN PHAN (Cao Đài - trong nước)
- Mục Sư Y HIN NIE (Tin Lành - người Thượng - S. Carolina)
- Mục Sư BÙI VĂN CHÍ (Tin Lành - trong nước)
- Truyền Đạo RMAH MLOI (Tin Lành - trong nhóm 24 người Thượng vừa trốn thoát khỏi Vietnam)...
Các thủ tục hành chánh đang được xúc tiến cấp thời để các nhân chứng sống này có thể hiện diện trong buổi điều trần . Ngoại trừ Mục Sư Y Hin Nie và Truyền Đạo Rmah Mloi hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ, 5 vị kia đều còn đang ở tại Vietnam, nhất là Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Cụ Lê Quang Liêm đang bị quản chế chặt chẽ, nghiêm nhặt . Hà nội đang ở thế lưỡng nan thọ địch, cho đi cũng "chết" mà không cho đi thì càng chứng tỏ cho Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới thấy rõ chính sách cai trị đàn áp phi nhân đang được áp dụng tại Vietnam .
Mục Sư Y Hin Nie là một trong những số 400 đồng bào Thượng đã trốn khỏi Vietnam và được nhận cho định cư tại Hoa Kỳ sai 17 năm sống ly khai trong vùng rừng núi Tây Nguyên Vietnam và biên giới Cam Bốt.