Hôm nay,  

Vui Buồn Thẩm Mỹ: Bé Mới Sinh Không Có Da...

27/04/201900:00:00(Xem: 1844)
Trong tiệm.

Hôm nay vui quá vì có bà Cá Thu tới.

Bà khách này rất vui tánh, hôm nào bà tới là nghe đủ chuyện tào lao bà kể. Bà tên Turner, nhưng bị Thu kêu bằng giọng ngọng nghịu nên tên của bà trở thành Tuna. Mỗi khi nói lén gì về bà trước mặt bà thì Thu nói trớ qua thành “bà cá thu”, cho nên chết danh. Bà khách dễ thương thích nói chuyện. Tạm dịch câu chuyện hôm nay của bà qua tiếng Việt cho tiện.

Khi chị Ngà quảng cáo một loại kem dưỡng da chống lão hóa, bà hỏi:

-Thế, các cô có nghe tin tức trên đài chưa? Chuyện một em bé mới sinh mà than thở không có làn da bao bọc.

Mọi người cùng lắc đầu.

Láng cười cười hỏi lại:

-Là chuyện thật hay chuyện xạo chuyện lừa như “cá tháng tư” đó bà?

Bà trả lời liền:

-Chuyện thật đàng hoàng. Thế, chưa biết thì tôi kể cho nghe. Các cô làm nghề nầy mà sao không theo dõi tin tức, nhất là có liên quan đến nghề nghiệp của mình?

Tuấn vừa bước vô tiệm, chưa biết ất giáp, nghe loáng thoáng câu nầy, chắc chạm tới tự ái bởi vì mấy chị em trong tiệm đều phải công nhận Tuấn là người theo dõi thời sự trong và ngoài nước, có chuyện gì là hay liền và vô kể cho chị em nghe. Như hôm trước Tuấn vừa kể vừa than vụ nhà thờ Đức Bà có tên là Notre Dame bị cháy cái tháp và mái vòm đã được xây dựng gần 900 năm.

Nhưng, vấn đề nào không nói nhiều, đào sâu, chớ chuyện gì thuộc về tin tức trên đài hay trong computer mà có dính liếu tới nghề thẩm mỹ thì có hơi đụng tới anh chàng Tuấn liền. Tuấn nói:

-Ạ ạ chuyện gì thế? Sao lại không theo dõi tin tức? Tin gì thế? thưa bà chị.

Bà cười xòa, nói một hơi:

-Hê, anh chàng trẻ tuổi đẹp trai.  Lâu quá không gặp. Có bạn gái chưa?

Thanh xen vô:

-Không chỉ có bạn gái mà anh ta có tới 3, 4 cô lận bà ơi.

Bà Turner cười cười:

-Thế à? ha haha, coi chừng có ngày bị các cô xé ra thành từng mảnh, không còn miếng da bọc thân đấy nhé. À, là chuyện thế nầy nầy:

Em bé không có da

Bé trai tên Ja’bara Gray, vào đúng ngày Tết dương lịch năm 2019 đã mở mắt chào đời với một thân thể lạ kỳ, toàn thân không được bao bọc bằng làn da bình thường ngoại trừ mặt và đầu; là một vấn đề vô cùng khó nghĩ của các bác sĩ, nhưng với cha mẹ của bé, họ đặt trọn niềm tin vào định mệnh, và mong chờ những bác sĩ chuyên khoa đặc biệt trong ngành Y sẽ tìm ra phương pháp cứu giúp cho đứa con trai bé bỏng với thân thể mỏng manh như thủy tinh dễ vỡ.

Ôm đứa con đáng thương trong lòng, mà người mẹ và gia đình chỉ được phép gặp bé 2 lần trong ba tháng, mẹ Priscilla Gray và cha Marvin Gray của bé kể lại với phóng viên báo San Antonio Express News: Bào thai phát triển bình thường, cho tới tuần lễ thứ 37 thì đột nhiên không tăng cân nữa. Sau khi hội ý, nhóm bác sĩ đã quyết định phải mổ để lấy em bé ra.

Đây là khoảng thời gian rất nặng nề, "Bạn mong đợi hạnh phúc khi có con nhưng chúng tôi không biết gì hết cho đến khi họ đưa người mẹ vào phòng và giải thích chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi vô cùng bối rối, tuyệt vọng. Chuyện gì vậy? sẽ xảy ra?". Vì sinh sớm, bé đã chào đời chỉ nặng 3 cân Anh (pounds), và hầu như toàn thân thể không được bao bọc bởi lớp da che chở như bình thường, ngoại trừ phần đầu và mặt. Sau đó ba tháng, bé được chuyển qua nhà thương đặc biệt về da để chữa trị. Các bác sĩ tại Bệnh viện Methodist ở San Antonio đã định bịnh là em bé mắc chứng Epidermolysis bullosa, một chứng bịnh da, tình trạng hiếm gặp khi một em bé sinh ra không có làn da.

Bệnh vàng da biểu bì Epidermolysis bullosa là một bệnh di truyền hiếm gặp, không thể chữa được. Bịnh gây ra mụn nước trên da, cũng có thể ảnh hưởng đến miệng, thực quản, phổi, cơ, mắt, móng và răng. Bệnh ảnh hưởng đến 20 trẻ sơ sinh trong số 1 triệu trẻ sinh ra và sống ở Mỹ.

Các bậc cha mẹ, những người cũng có con bị bịnh này ở độ tuổi 5 và 6, đang trải qua thử nghiệm di truyền vì hầu hết các dạng của bệnh này đều là nguyên do di truyền,

Đây sẽ là một bệnh vô cùng nhức đầu, nhưng các bác sĩ cũng như cha mẹ của bé hoàn toàn tin tưởng sẽ tìm ra biện pháp để có thể bao bọc lại cho bé một làn da bảo vệ để bé có thể lớn lên bình thường như mọi trẻ em khác.

Mẹ của Ja Gurbari cho biết kể từ khi con trai bà đến bệnh viện Houston vào thứ sáu tuần trước, một nhóm bốn bác sĩ đã cho biết tin tức nhiều hy vọng. "Họ cho chúng tôi lời hứa chắc chắn, họ sẽ không từ bỏ Ja'bari", mẹ của bé nói.

Ngoài tình trạng da của mình, bé Ja Chebari được sinh ra với cằm liền với ngực. Mắt, ngón chân và ngón tay của bé cũng bị dính lại. Bé cần phẫu thuật mũi để có thể tự thở.
"

Thật đáng sợ!”, cô Priscilla Maldonado Gray nói với phóng viên thêm rằng bất cứ thay đổi bên ngoài, dù nhỏ nhặt cũng có thể ảnh hưởng tới mạng sống của bé,nhưng chúng tôi có niềm tin, đó mới là điều chính."

Cuộc phẫu thuật cho bé chưa được bàn thảo, nhưng "Tôi có rất nhiều hy vọng", mẹ bé nói.

Rồi bà Turner thở dài:

-Không biết rồi đây tương lai của em bé ra sao, tội quá. Con người ta có làn da bảo bọc. Cứ tưởng tượng, không có làn da, ta có thể nhìn thấy tất cả tim phổi phèo gan ruột bắp thịt gân cốt..., không thể đi đứng bình thường, không thể làm gì hết ngoài cái giường phải nằm suốt cuộc đời hay sao?

Chị Ngà cũng thở dài:

-Bởi vậy mới nói. Mình có được một cơ thể bình thường khỏe mạnh như thế nầy mà không chịu chăm sóc thì thiệt là đáng trách.

Cả tiệm im lặng, tưởng tượng ra một em bé mới sinh mà phải chịu nhiều đau đớn, tội nghiệp quá. Cảm nhận được sự lo lắng đau buồn của cha mẹ em bé, chẳng ai dám cười đùa như mọi khi gì hết./.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước hết, chúng ta thừa hưởng một nền văn hóa phụ hệ. Người đàn ông nắm hết quyền hành và đàn áp đàn bà theo ý riêng. Những thế hệ trước năm 1950, hầu hết đàn bà Việt là nô tỳ cho đàn ông, một loại nô lệ tự nguyện theo truyền thống và có thể bị hành hạ nhiều hơn nữa, nhưng không được xã hội, chính quyền bênh vực. Về sau, nhờ du nhập văn hóa, văn minh tây phương và bộ luật gia đình thời đệ nhất cộng hòa, người đàn bà Việt mới trút bớt gánh khổ bị áp bức, tuy nhiên, tinh thần tự nguyện nô tỳ vẫn hiện diện trong huyết mạch của những thế hệ trẻ, kéo dài qua hải ngoại, cho dù nơi đây tôn trọng phụ nữ bậc nhất.
Nghe họ nói chuyện với nhau thì hiểu ra. Nhóm phụ nữ này hầu hết hơi phúng phính nên họ đã tạo ra một trò chơi vừa vui vừa có ích, họ mang vô sở cái cân và mạnh ai nấy leo lên cân rồi ghi số cân vô sổ. Họ mở ra một cái quỹ, mỗi tuần mỗi người góp vô quỹ 5 đô la rồi bắt đầu ăn cữ ăn kiêng, tới cuối tháng, người nào sụt số cân nhiều nhứt sẽ được thưởng số tiền gom chung đó, rồi họ bắt đầu góp tiền cho tháng tới. Họ làm sao mà giống giống như chơi hụi mở hụi khui hụi góp hụi vậy ta.
Hiểu biết về màu sắc làm nền cho nghề nghiệp thẩm mỹ, đặc biệt trong công việc trang điểm và nhuộm, tẩy tóc; ví dụ như: Màu đỏ dự phần vào đời sống con người qua máu và lửa. Chúng ta cũng nhận xét rằng những người thời xưa đã kết hợp màu đen với bóng đêm, và màu vàng cho những ngày tươi sáng. Màu trắng tượng trưng cho sự trinh trắng, trong khi màu tím chỉ được dùng trong giới trưởng giả mà thôi.
Có những chiều thu vương nắng cuối thôn …mùa thu đã về trên bầu trời thênh thang mây, mùa thu về với những chiếc lá nâu vàng thay nhau đổi màu, mùa thu về trên vai áo nâu non, tóc mùa thu cũng nâu vàng theo nắng thu rất vội. Mùa thu chỉ vừa mới chớm.
Tối qua ngủ được, sáng sớm chị Ngà thức dậy, khỏe khoắn, lòng vui vui. Đứng lên quơ tay quơ chưn, làm vài động tác cho giãn gân cốt. Hai cánh tay dơ lên cao khỏi đầu, hạ xuống ngang vai, rồi khỏi hông. Hít thở vài cái. Một hồi.
Đường nâu + sữa = hợp chất tẩy da chết cho toàn thân thể. Da-ua + mật ong = dưỡng chất dành cho da nhạy cảm (sensitive skin) và da hay bị ửng đỏ
Chúng ta thường đi bộ, nhiều người thích đi bộ. Từ đi bộ trong nhà, cho tới ngoài đường, chợ búa, mua sắm, trong sở làm v…v…như là một sinh hoạt tự nhiên. Đi bộ thực ra cũng là một môn thể thao chậm, kiểu “Low-impact”. Đi bộ vừa thong thả tự do, thích hợp với mọi lứa tuổi mà còn rất tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp cho cả hai phái nam và nữ.
Phần mái ở trước trán (bang), nhiều bạn gái thích cắt ngắn, trông nhí nhảnh trẻ trung, nhất là khi cột tóc đuôi ngựa. Nhưng phần tóc nầy mọc ra dài rất nhanh, chúng ta nên tập tự cắt lấy, để khỏi phải chạy ra tiệm chỉ để cắt chút xíu ở phần tóc nầy, vừa mất thì giờ lại tốn tiền.
Nè mấy người, ai muốn học gắn lông mi từ sợi từ sợi y như lông mi thiệt hông tui dạy tính rẻ, lấy vốn đồ nghề lại coi. Thu chanh chua càng nói càng lớn tiếng: Xời ơi bà nầy, vừa vô ơn vừa bòn. Trong túi có chín đồng, cố ngó quanh quất xung quanh coi có lòi ra thêm một đồng nào đâu đó đặng bỏ vô túi. Chẵn mười đồng!
Quí vị muốn tránh cảm giác choáng váng hay nhức đầu dữ dội sau khi uống rượu chăng ? Hãy ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ. Khi thức dậy, quí vị sẽ thấy tỉnh táo và hết nhức đầu. Dưa leo chứa một lượng đường vừa đủ, các loại vitamin B, và các chất điện giải để tái bổ sung những tinh chất sinh tố cần thiết mà cơ thể đã bị mất đi, hầu tái lập sự cân bằng, xua tan cảm giác choáng váng hay nhức đầu.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.