Hôm nay,  

Tiếng Khóc Giữa Mùa Xuân Paris

20/04/201900:00:00(Xem: 4395)
Nguyễn Thị Cỏ May

 
Văn hào Victor Hugo tưởng tượng một Paris tương lai sẽ không còn những lâu đài, dinh thự mà chỉ còn hai di sản lớn, đó là Khải Hoàn môn và Nhà thờ Notre-Dame. Dưới mắt ông, đó là hai tác phẩm vĩ đại và bất tử. Khải Hoàn môn do Napoléon Đệ I cho xây dựng, khởi đầu vào năm 1806 và xong năm 1836, dưới triều đại vua Louis-Philippe, hiện tọa lạc giữa 3 Quận 8, 16 và 17 của Paris. Còn Nhà thờ Notre-Dame đúng là một chứng nhơn lịch sử Pháp vì nó trải qua thời Quân chủ, Đế chế và Cộng hòa.

Thế mà chỉ trong vòng có vài tháng, hai biểu tượng vĩ đại của nước Pháp đã phải hứng chịu những thảm nạn kinh khủng. Khải Hoàn môn hồi cuối năm 2018 bị đám Áo vàng đập phá một cách vô cùng thô bạo và cực kỳ dã mang. Nhà thờ Notre-Dame, hôm chiều 15/03/2019, bị ngọn lửa tàn bạo thiêu mất một phần quan trọng với ngọn tháp mũi tên.  Cho đến nay hơn 850 năm, Đức Bà chỉ bị hỏa hoạn năm 1644 ở sườn nhưng nhẹ, và một trái bom của quân đội Đức hồi tháng 10/1914 trong Đệ I Thế chiến, làm thiệt mạng bốn tín đồ nhưng không thiệt hại đến Đức Bà.

Hồi Paris Công xã, Đức Bà thoát nạn, không bị đốt mặc dầu đã bị ghi vào danh sách những nơi phải thanh toán. Bàn ghế đã được những người làm cách mạng đem tới chất đống trước bàn thờ làm mồi lửa. Nhưng lửa vừa được châm thì người châm lửa, một người trong nhóm Công xã, vì hối hận do tín ngưởng hay kính trọng vẻ nguy nga của một công trình cổ, bèn bỏ đi tìm linh mục báo động. Trong lúc đó, sinh viên y khoa của Bịnh viện Hotel-Dieu ở ngay phía trước thấy khói bôc lên, bèn ào qua, tông cửa, vào dập tắt lửa kịp lúc.

Đến năm 1831,  một cánh phía nam của thánh đường bị cách mạng tàn phá và hủy bỏ luôn nên ngày nay không còn vết tích.

Sáng nay, thứ tư, buổi họp Hội Đồng Chánh phủ Pháp hằng tuần, nay dành trọn cho thảo luận lập chương trình làm lại nhà thờ Notre Dame, cho đẹp, cho chắc chắn nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ cũ. TT. Macron đưa ra quyết tâm công trình này phải làm xong trong 5 năm. Và Chánh phủ đề cử ông Tướng Jean-Louis Georgelin, cựu Tham muu trưởng Liên quân, Đại diện đặc biệt,  để theo dõi việc thực hiện chương trình sửa chữa.

Ngay hôm tối thứ hai xảy ra hỏa hoạn, TT. Macron liền đưa ra lời kêu gọi toàn nước Pháp hãy bắt tay cùng nhau phục dựng lại di tích lịch sử  dân tộc.

Những sáng kiến và những kế hoạch liền được đề xuất kêu gọi đóng góp tiền bạc cho chi phí làm lại nhà thờ. Cho tới chiều thứ tư 17/04/2019, những nhà hảo tâm và tín đồ, kẻ ít người nhiều, đã đóng góp được gần cả tỷ euros. Một hiện tượng đại đoàn kết dân tộc chưa từng thấy đối với dân Pháp. Phải chăng người ta chỉ đoàn kết thật tình trước một hoạn nạn lớn chung?

Từ Công ty Apple tới Ngân hàng Trung ương Âu châu, và hằng ngàn người vô danh khác nhiệt tình hưởng ứng đóng góp. Chắc chắn trong nay mai, số tiền đóng góp sẽ vượt qua một tỷ dễ dàng.

Ngay trong đêm thứ hai, sau lời kêu gọi của ông Macron, nhiều nhà giàu Pháp như gia đình Pinault báo tin sẽ đóng góp 100 triệu euros, tiếp theo là nhóm LVMH và gia đình Arnault sẽ gởi tới 200 triệu euros và gia đình Bettencourt-Meyers và Nhóm L’Oréal cũng cho 200 triệu euros. Gia đình Bouygues cho biết sẽ cho 200 triệu euros. Doanh nhơn Marc Ladreit de Lacharrière (Fimalac) đồng ý cho 10 triệu để phụ làm lại ngọn tháp mũi tên bị lửa thiêu rụi. Gia đình nhà quảng cáo Decaux gởi 20 triệu euros đóng góp.

Tiền đóng góp sửa chữa nhà thờ sẽ được gởi thẳng tới quỹ của công trình dự án này.

Ngọn tháp mũi tên

Bộ phận quan trọng của Notre-Dame bị lửa xóa vết tích là ngọn tháp. Nhà hảo tâm Fimalac góp 10 triệu euros và nói rõ nguyện vọng là để góp tạo dựng lại ngọn tháp. Vậy ngọn tháp có gì đặc biệt hơn những phần khác cũng bị hư hại và cũng cần phải làm lại?

Ngọn tháp đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ XIII, đặt trên sườn của tòa khiến trúc rất kiên cố. Ngọn tháp là phần trang trí nhà thờ và còn là lầu chuông. Vào thế kỷ XVII, nơi đây có 6 cái chuông nhỏ. Nhưng dưới áp lực của gió, nó đã sập vào giữa thế kỷ XVIII, kế đó, được tháo gỡ từ năm 1786 tới năm 1792. Ngọn tháp tồn tại suốt 5 thế kỷ.

Notre-Dame từ đó không có tháp cho tới khi được sửa chữa và kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc làm lại ngọn tháp mới vào giữa thế kỷ XIX, dựa theo ngọn tháp của nhà thờ Sainte-Croix d’Orléans, với 500 tấn gỗ sồi, bao phủ bên ngoài bằng 250 tấn chì, cao 96 thước, khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 1859.

Vài điều cần biết về Notre-Dame

Notre-Dame đầu tiên được Giáp mục Maurice de Sully kêu gọi và vận động xây cất vào năm 1163. Ông là con trai của một người lao động chơn tay và một bà tiều phu. Ông được các thầy tu dòng Sully nuôi dạy và được gởi lên Paris tiếp tục học, rồi gia nhập vào nhà thờ Notre- Dame, trước khi trở thành giám mục. Một hôm, mẹ của ông tới thăm ông, bà ăn diện đẹp như một nhà tư sản. Ông khuyên mẹ nên ăn mặc như phụ nữ nông dân mà ông từng quen biết.

Notre-Dame ngày nay được xây dựng trên nền của 4 nhà thờ cổ đã có trước đó theo những khai quật khảo cổ cho biết. Những nhà thờ cổ này đã có ở đó từ thế kỷ thứ IV và lần lược bị phá bỏ, gạch đá được dùng lại làm nền cho nhà thờ mới.


Chánh điện nhà thờ đặt theo trục mặt trời mọc, không ngay theo gian giữa nên hơi nghiên về phía trái. Không phải là lỗi kỹ thuật mà chính là truyền thống tượng trưng đầu của đấng Ky- tô ngã trên thập tự giá.

Từ thế kỷ XIII, Notre-Dame là nhà thờ lớn nhứt của Tây phương cho tới khi có những nhà thờ khác như nhà thờ ở Chartres và nhà thờ ở Reims. Notre-Dame tiêu biểu cho sự giàu sang và sức mạnh của Paris thời vua Philippe Auguste.

Làm sườn nhà thờ Notre-Dame, người ta phải cần tới một mẫu rừng cây sồi nên người ta mới gọi đó là «cánh rừng». Mỗi cây cừ là một cây sồi và đã hạ 1300 cây sồi, có những cây ra đời từ thế kỳ thứ IX. Ngày nay làm lại phần nhà thờ bị cháy, không biết người ta có thể tìm được những cây sồi lớn và cao như vậy hay không?

Tới khi cách mạng bùng nổ, Notre-Dame bị những nhà cách mạng cướp giựt tất cả bảo vật, tượng thờ bị phá hủy, ngọn tháp bị bẻ cong. Cách mạng dự tính san bằng Notre-Dame, lấy đá đem bán. Phải đợi tới khi tác phẩm «Notre-Dame de Paris» của Victor Hugo ra đời năm 1831, người ta mới chợt tỉnh và khám phá vẻ đẹp của di sản dân tộc, bắt đầu đưa ra dự án xây dựng lại ngôi thánh đường cổ.

Ngọn tháp chánh, vừa bị cháy sập đó, giữ 3 bảo vật vô giá: một phần của vương miệng của đấng Ky-tô, một miếng xương của thánh Denis, giám mục đầu tiên của Paris, và một miếng xương của nữ thánh Genevìève, chủ thủ đô. Tất cả ba bảo vật này đều được đựng trong bụng của con gà trống trên ngọn tháp. Và sau hỏa hoạn hôm 15/4 rồi, người ta tìm lại được con gà trống còn nguyên vẹn.

Thằng Gù nhà thờ Đức Bà

Tựa thật là «Nhà thờ Đức Bà Paris» của Victor Hugo, sau được dựng thành phim. Những người chưa từng tới Paris vẫn có thể biết  Notre-Dame qua quyển tiểu thuyết này hoặc nhờ coi phim do hai tài tử nổi tiếng Anthony Quinn đóng vai thằng gù Quasimodo và Gina Lollobrigida, vai nữ vũ công dân du mục Esméralda.

Văn hào Victor Hugo muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ phải vượt thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã thể hiện tư tưởng trong văn học lảng mạn pháp.

Esméralda múa hát trước nhà thờ kiếm sống, điều này bị Phó Giám mục Claude  Frollo cấm. Nhưng khi nhìn thấy nữ vũ công thì Ngài lại si tình mê mệt, bèn ra lệnh cho Quasimodo bắt cóc. Sự việc không thành, Esméralda bắt đầu yêu Đại úy Phoebus, người đã cúu cô.

Anh Gù trông thấy Esméralda cũng yêu ngay cô gái, yêu say mê chết bỏ, không cần biết có được yêu lại hay không.

Phó Giám mục biết Esméralda chỉ yêu Phoebus nên câm thù Phoebus, kết tội treo cổ Esméralda. Quasimodo giải cứu người yêu, đem dấu trong nhà thờ.

Phó Giám mục phát hiện Esméralda đang trốn trong nhà thờ, buộc cô phải ưng Ngài nếu không, Ngài cho lính tới bắt và đem xử tội.

Sau  cùng Esméralda cũng bị bắt và bị treo cổ lần thứ hai. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện nên xô Frollo té từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất và ôm Esméralda chết chung trong hầm mộ. Khi khai quật hầm mộ người ta thấy 2 bộ xương, một bộ không bình thường ôm lấy bộ xương kia, họ định tách ra thì bộ xương không bình thường tan thành tro bụi

Nghĩ lại xứ Việt Nam ngày nay

Đó là chuyện Notre-Dame của Paris bị cháy và cả nước Pháp khóc. Họ đồng lòng chung góp kẻ ít, người nhiều để xây dựng lại ngôi thánh đường. Chỉ từ tối hôm hỏa hoạn tới nay chưa quá 3 ngày mà đã có tới cả tỷ euros cho ngân sách thực hiện dự án. Và dân Pháp cả quyết việc tái tạo phải kết thúc trong vòng 5 năm tuy thời hạn này, theo vài nhà chuyên môn, thì khó làm xong được. Thời gian phải dài hơn.

Khi biết dân Pháp khóc cho nhà thờ Notre-Dame, có người Việt nam cũng muốn khóc cho hoàn cảnh đất nước Việt nam. Di tích lịch sử của Việt nam tuy không lâu đời, không nguy nga tráng lệ nhưng vẫn là những di sản của đất nước đã có. Nó là dấu ấn lịch sử của đất nước, cửa thành phố, với giá trị văn hóa xã hội của nó. Tại sao không được gìn giữ?

Di sản nào chưa bị suy sụp thì người ta ra tay đập phá với những lý do chánh thức là «chủ trương», là «qui hoạch», …Để lấy đất bán cho ngoại quốc xây cất cơ sở thương mại.

Chủ trương  phá hủy cho sạch thật ra không phải của đảng và nhà nước cộng sản ngày nay có sáng kiến đưa ra mà do học tập và làm theo tư tưởng thần sầu của Hồ Chí Minh.

Đúng vậy, tháng 6 năm 1946, Tướng Salan của Pháp và Hồ Chí Minh trên đường đi qua Paris dừng lại ở Ấn độ. Hai người cùng thăm viếng ngôi đền cổ  Taj Mahal nổi tiếng của Ấn độ, Tướng Salan trầm trồ ngợi khen vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi đền, hỏi Hồ Chí Minh có thấy như vậy không? Hồ Chí Minh trả lời «Tôi bị hấp dẫn đó nhưng tôi muồn đừng đem chuyện như vậy hỏi tôi nữa. Chúng tôi phải bắt đầu làm lại từ mảnh đất trống. Phải từ mảnh đất trống trơn như vậy, chúng tôi sẽ rút ra cái tinh hoa cách mạng để đem vào thực tế sau khi đã hoàn toàn xóa sạch quá khứ»(Salan, Hồi ký, Tập I, Paris, 1968).

Nguyễn Thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.