Brian Hoàng
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ
Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ… là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự …. của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước, … cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết của bạn.
Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com
Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.
Tuần này, kỷ niệm tháng Tư Đen, mời quý vị độc giả đọc bài viết cảm động của tác giả Brian Hoàng nhắc lại thời kỳ vượt biên và xin tị nạn của cộng đồng Việt Nam. Cám ơn anh Brian Hoàng đã chia sẻ bài viết với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.
CHÚNG TA ĐÃ TỪNG MỘT LẦN LÀ NGƯỜI TỊ NẠN
Brian Hoàng
Tháng Tư Đen, xin được nhắc lại chuyện vượt biển và xin tị nạn. 8 tháng trời làm việc với Cao Uỷ Tị Nạn, đã có mặt hầu hết ở các trại tị nạn với vai trò thông dịch. Không biết đã phải khóc, phải nghẹn lời, tim như bị ai bóp thắt lại bao lần khi chứng kiến những thảm cảnh của thuyền nhân tị nạn Việt Nam.
Tị nạn là 1 bi kịch lớn nhất của loài người mà lại do chính con người tạo ra, những con người chỉ có mỗi hình dạng là người.
Nhớ anh Vũ Thư Hiên hay nhắc là phải kể để là chứng nhân và để đời sau tránh khỏi lỗi lầm đó. Mà mỗi lần viết là mỗi lần lòng lại nhói đau.
Hôm qua có nói chuyện comment qua lại với 1 cháu đi theo bố qua diện HO, cháu hung hãn chống việc người tị nạn nhập cư Mỹ trên trang một người bạn. Sau khi giải thích và cho cháu xem 1 vài bài viết và clip về thuyền nhân VN, đã cảm thấy sự ngỡ ngàng và bị khựng lại cuả cháu. Cháu là con HO mà cháu còn mù mờ về thân phận người tị nạn thì trách gi người khác. Vì thế chúng ta phải tiếp tục nói, phải tiếp tục viết vì rất nhiều người VN hiện nay đã quên hay không tin rằng có bi kịch thuyền nhân tị nạn dù chỉ mới mấy mươi năm và bao nhiêu nhân chứng sống vẫn còn đây
Ngày nọ, có chú em giang hồ đến mang cho ít quà. Hai anh em khui chai rượu nhâm nhi cho ấm vì ngoài trời gió lạnh căm. Chú em quẹt cái phone cho tôi coi tin về Trump sẽ tạm thời đóng cửa vụ nhận tị nạn từ 7 quốc gia Hồi giáo. Chú như có vẻ đắc ý nói phải vậy mới được, tụi nó toàn là khủng bố.
Tôi nhìn chú mà nhớ tới lúc chú còn đang nằm ở trại tị nạn chờ thanh lọc. Cha chú bị cải tạo chưa được thả, chúng bức ép đến nỗi chú phải rời trường học với mớ vốn liếng lớp 6 hay lớp 7. Chú phải về quê chèo đò kiếm sống, nhờ đó làm ghe taxi mà đi được. Nhận được thư kêu cứu của chú từ bên đảo, tôi làm đủ mọi cách để thiết lập hồ sơ gửi qua cho chú để giúp chú chứng minh qui chế tị nạn. Tôi cố gắng hết sức giúp chú vì chú sẽ bị ngược đãi nếu bị cưỡng ép hồi hương.
Tôi trầm ngâm nói chú: em quên hồi em ở trại tị nạn rồi sao. Chú nói nhưng em không phải là khủng bố. Tôi cho chú coi report của The Migration Policy Institute trong năm 2015 nghĩa là 14 năm sau vụ 9/11 có khoảng 784 ngàn người nhập cư vào Hoa Kỳ dưới qui chế tị nạn. Trong số đó chỉ có 3 người bị kết tội liên hệ đến khủng bố. Nói họ tất cả là khủng bố khác nào hàm hồ nói cả trăm triệu dân VN còn ở trong nước đều là bọn bất nhân Việt cộng.
Tôi nói thêm: em biết mà trước khi vào Mỹ, em phải chứng minh được qui chế tị nạn với Cao Uỷ Đặc Trách Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc trước đã, sau khi được công nhận qui chế tị nạn đó, em mới được phái đoàn Mỹ phỏng vấn phải không? Nếu để lọt khủng bố vào đó là lỗi của Mỹ chứ chẳng liên quan gì đến người tị nạn cả.
Hành động của Trump là bất nhân, cũng là hành động đi ngược lại nguyên tắc căn bản nhất của những người tạo dựng nên quốc gia này.
"Chúng tôi sẽ đốt đèn đón bạn, những người mệt mỏi, đói nghèo. Hãy gửi đến chúng tôi những kẻ không nhà, những người đang bị nguy khó."
Sao ta lại vội quên rằng chúng ta đã từng một lần là người tị nạn!
Brian Hoàng
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ
Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ… là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự …. của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước, … cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết của bạn.
Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com
Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.
Tuần này, kỷ niệm tháng Tư Đen, mời quý vị độc giả đọc bài viết cảm động của tác giả Brian Hoàng nhắc lại thời kỳ vượt biên và xin tị nạn của cộng đồng Việt Nam. Cám ơn anh Brian Hoàng đã chia sẻ bài viết với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.
CHÚNG TA ĐÃ TỪNG MỘT LẦN LÀ NGƯỜI TỊ NẠN
Brian Hoàng
Tháng Tư Đen, xin được nhắc lại chuyện vượt biển và xin tị nạn. 8 tháng trời làm việc với Cao Uỷ Tị Nạn, đã có mặt hầu hết ở các trại tị nạn với vai trò thông dịch. Không biết đã phải khóc, phải nghẹn lời, tim như bị ai bóp thắt lại bao lần khi chứng kiến những thảm cảnh của thuyền nhân tị nạn Việt Nam.
Tị nạn là 1 bi kịch lớn nhất của loài người mà lại do chính con người tạo ra, những con người chỉ có mỗi hình dạng là người.
Nhớ anh Vũ Thư Hiên hay nhắc là phải kể để là chứng nhân và để đời sau tránh khỏi lỗi lầm đó. Mà mỗi lần viết là mỗi lần lòng lại nhói đau.
Hôm qua có nói chuyện comment qua lại với 1 cháu đi theo bố qua diện HO, cháu hung hãn chống việc người tị nạn nhập cư Mỹ trên trang một người bạn. Sau khi giải thích và cho cháu xem 1 vài bài viết và clip về thuyền nhân VN, đã cảm thấy sự ngỡ ngàng và bị khựng lại cuả cháu. Cháu là con HO mà cháu còn mù mờ về thân phận người tị nạn thì trách gi người khác. Vì thế chúng ta phải tiếp tục nói, phải tiếp tục viết vì rất nhiều người VN hiện nay đã quên hay không tin rằng có bi kịch thuyền nhân tị nạn dù chỉ mới mấy mươi năm và bao nhiêu nhân chứng sống vẫn còn đây
Ngày nọ, có chú em giang hồ đến mang cho ít quà. Hai anh em khui chai rượu nhâm nhi cho ấm vì ngoài trời gió lạnh căm. Chú em quẹt cái phone cho tôi coi tin về Trump sẽ tạm thời đóng cửa vụ nhận tị nạn từ 7 quốc gia Hồi giáo. Chú như có vẻ đắc ý nói phải vậy mới được, tụi nó toàn là khủng bố.
Tôi nhìn chú mà nhớ tới lúc chú còn đang nằm ở trại tị nạn chờ thanh lọc. Cha chú bị cải tạo chưa được thả, chúng bức ép đến nỗi chú phải rời trường học với mớ vốn liếng lớp 6 hay lớp 7. Chú phải về quê chèo đò kiếm sống, nhờ đó làm ghe taxi mà đi được. Nhận được thư kêu cứu của chú từ bên đảo, tôi làm đủ mọi cách để thiết lập hồ sơ gửi qua cho chú để giúp chú chứng minh qui chế tị nạn. Tôi cố gắng hết sức giúp chú vì chú sẽ bị ngược đãi nếu bị cưỡng ép hồi hương.
Tôi trầm ngâm nói chú: em quên hồi em ở trại tị nạn rồi sao. Chú nói nhưng em không phải là khủng bố. Tôi cho chú coi report của The Migration Policy Institute trong năm 2015 nghĩa là 14 năm sau vụ 9/11 có khoảng 784 ngàn người nhập cư vào Hoa Kỳ dưới qui chế tị nạn. Trong số đó chỉ có 3 người bị kết tội liên hệ đến khủng bố. Nói họ tất cả là khủng bố khác nào hàm hồ nói cả trăm triệu dân VN còn ở trong nước đều là bọn bất nhân Việt cộng.
Tôi nói thêm: em biết mà trước khi vào Mỹ, em phải chứng minh được qui chế tị nạn với Cao Uỷ Đặc Trách Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc trước đã, sau khi được công nhận qui chế tị nạn đó, em mới được phái đoàn Mỹ phỏng vấn phải không? Nếu để lọt khủng bố vào đó là lỗi của Mỹ chứ chẳng liên quan gì đến người tị nạn cả.
Hành động của Trump là bất nhân, cũng là hành động đi ngược lại nguyên tắc căn bản nhất của những người tạo dựng nên quốc gia này.
"Chúng tôi sẽ đốt đèn đón bạn, những người mệt mỏi, đói nghèo. Hãy gửi đến chúng tôi những kẻ không nhà, những người đang bị nguy khó."
Sao ta lại vội quên rằng chúng ta đã từng một lần là người tị nạn!
Brian Hoàng
Gửi ý kiến của bạn