Hôm nay,  

Gần 70 Bài Thuyết Trình, Chiếu Phim Và Giới Thiệu Nhiều Sách Mới Hội Thảo Về Việt Nam Hóa Chiến Tranh Chuẩn Bị Khai Mạc

18/04/201906:54:00(Xem: 10047)

Gần 70 Bài Thuyết Trình, Chiếu Phim Và Giới Thiệu Nhiều Sách Mới

Hội Thảo Về Việt Nam Hóa Chiến Tranh Chuẩn Bị Khai Mạc

 

  • Hội tụ hầu hết các phe tham chiến, kể cả CSVN
  • VNCH và những bài tham luận về nỗ lực vừa bảo vệ vừa xây dựng kinh tế, xã hội


Triều Giang

blank

Lubbock-Texas:
Cuộc Hội Thảo với đề tài “1969: Việt Nam Hóa Chiến Tranh, và Những Năm Chuyển Đổi Cuộc Chiến” (1969: Vietnamization and the Year of Transition in the Vietnam War) của Trung Tâm Sử Liệu Vietnam Center tại Đại học Texas Tech vào 3 ngày từ 25-27 tháng 4, 2019 sắp tới, thực sự đã lôi cuốn được đông đảo các nhà nghiên cứu, sử gia và những người quan tâm tới Chiến tranh Việt Nam. Sẽ có gần 70 bài tham luận từ hơn 100 diễn giả, phim VIETNAMERICA sẽ được trình chiếu và nhiều cuốn sách về chiến tranh Việt Nam mới xuất bản sẽ được giới thiệu trong Hội thảo.

Nhìn vào thành phần thuyết trình viên, ngoài sự có mặt đông đảo các giáo sư ngành Sử Học của chủ nhà là Đại học Texas Tech, chúng tôi nhận thấy đông đảo các giáo sư và các nhà nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đến từ gần 30 đại học. Có nhiều Đại học danh tiếng như Hardvard, Rutgers, Columbia…còn có các Đại học từ nhiếu quốc gia trên thế giới như Nam Hàn, Đức, Thụy Sĩ, Campuchia…và nhiều Trung Tâm Sử liệu của các đơn vị quân đội Hoa kỳ và nhiều nơi trên thế giới. CSVN gửi ít nhất là 4 người từ 2 Đại học Khoa Học Nhân Văn đến từ Sài gòn và Huế. Riêng người Việt hải ngoại có gần 20 thuyết trình viên và một nhà sản xuất phim.

Với gần 70 bài tham luận chia ra 26 đề tài từ những vấn đề chiến lược, những trận đánh long trời, lở đất tại chiến trường, đến những biến chuyển chính tri đầy phức tạp vào thời gian 1969-1970 của 4 bên tham chiến chính là Hoa Kỳ, Nam Việt Nam, CS Bắc Việt, Mặt Trận GPMN, cho đến những quốc gia đồng Minh như Canada, Ba Lan, Campuchia, Nam Hàn, Thái Lan, Philippines …

Đặc biệt năm nay phía Việt Nam Cộng Hòa có khoảng gần 20 bài tham luận rải rác trong suốt chương trình. Riêng hai đề tài tập trung sẽ diễn ra vào sáng thứ bảy 27/4 gồm: “Kinh Tế Miền Nam Việt Nam Trong Thời Việt Nam Hóa Chiến Tranh; gồm 3 bài tham luận: “ Phát Triển Để Đáp Ứng Với Những Thử Thách (The South Vietnamese Economy During Vietnamization: Growing To Meet Challenges”, do cựu Bộ Trưởng Kinh Tế, ông Phạm Kim Ngọc, “Thích Ứng Với Thay Đổi, Xây Dựng Để Phát Triển” (Coping with Changes and War, Building Foundation for Growth) của cựu Bộ Trưởng Bộ Thương Mại và Kỹ Nghệ, ông Nguyễn Đức Cường, và đề tài: “ Năm 1969: Chương Trình Người Cày Có Ruộng Ra Đời” ( 1969: The Year the Land-to-the-Tiller” Program was Launched) do cựu Thứ Trưởng Bộ Canh Nông và Phát Triển Nông Thôn, ông Trần Quang Minh trình bày.

Buổi chiều thứ Bảy cùng ngày với đề tài thứ hai: “ Việt Nam Hóa Chiến Tranh và Sự An Ninh Của Miền Nam Việt Nam” ( Vietnamization and South Vietnam’s Security), gồm 3 bài tham luận; “Tác động Của Việt Nam Hóa và Chiến lược Tự lực và Tự Cường” (The Impact of Vietnamization and the Strategy for Self-Reliance and Self-Sufficiency), do cựu cố vấn Tổng Thống kiêm Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã trình bày, bài thứ hai: “Quân Đội VNCH Trong Quá Trình Việt Nam Hóa: Những Phản Ánh Của Một Người Lính Biên Phòng” (The Army of the RVN during Vietnamization: Reflections of a Frontier Soldier) do cựu Trung tá Bùi Quyền, Chỉ huy Phó Lữ đoàn 3 Nhảy dù Quân lực VNCH làm diễn giả và đề tài thứ ba “Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Trong Quá Trình Việt Nam Hóa” (The RVN National Police Force during Vietnamization”), do cựu Đại tá Trần Minh Công Chỉ Huy Trưởng của Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Quốc Gia Nam Việt Nam.

Cả hai đề tài kể trên sẽ được Giáo sư Tiến sĩ Tường Vũ thuộc Đại học Oregan làm phối trí viên.

Về đề tài về báo chí và chiến tranh Việt Nam được đề cập đến với 4 bài tham luận: “Sống Sót Trong Chiến Tranh Việt Nam và Thời Hậu Chiến” (Surviving: The Vietnam War and Its Aftermath) do hai cựu phóng viên chiến trường Dương Phục và Vũ Thanh Thủy với sự phố trí của cựu Cố vấn kiêm Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã. Phóng viên, nhà văn Quân đội Phan Nhật Nam sẽ trình bày đề tài: “ Thử Nghiệm Đầu Tiên Việt Nam Hóa Chiến Tranh: Cuộc Hành Quân Campuchia Năm 1970” (The First Test of Vietnamization: The Cambodia Operation 1970).  Hai bài tham luận còn lại do sự điều phối của Tiến sĩ Justin Simundson thuộc Đại học Texas Tech, gồm “Những Ký Ức Của Một Phóng Viên Về Năm 1969” ( A Reporter Remembers 1969) của nhà báo Mỹ Donald Kirk, và “Vai Trò Chuẩn Mực Của Báo Chí Việt Nam Cộng Hòa: Trường Hợp Việt Nam Hóa Năm 1969” (Normative Role of Journalism in The Public of Vietnam: The case of Vietnamization in 1969) do Thanh Hoàng đến từ Đai Học Khoa Học Nhân Văn TP HCM (Sài gòn).

Đặc biệt phim VIETNAMERICA, cuốn phim từng được chọn vào 15 Đại Hội Điện Ảnh, thắng 5 giải quốc gia và quốc tế, là tác phẩm của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) và Edwards Media nói về Lịch sử chiến tranh Việt Nam, cuộc di cư vĩ đại của trên 2 triệu người dân VN sau khi CS sản chiếm miền Nam và nguồn gốc của nhóm người tị nạn đông đảo nhất tại Hoa Kỳ sẽ được nhà sản xuất Nancy Bùi trình chiếu với sự giới thiệu của cựu Cố Vấn Tổng Thống kiêm Bộ Trưởng Bộ DVCH Hoàng Đức Nhã. Một buổi thảo luận về phim sau đó sẽ do Thuyết trình đoàn 3 người: Bác sĩ Phạm Đức Vượng, Chủ tịch Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại, ông John Hòa Nguyễn, Giám đốc Liên lạc Cộng Đồng của hội VAHF và nhà sản xuất Nancy Bùi dưới sự phối trí của ông Hoàng Đức Nhã.

Phái đoàn CSVN ngoài Thanh Hoàng nói về đề tài Báo chí Nam Việt Nam trong thời Việt Nam Hóa Chiến tranh, còn có 3 người khác nói về các đề tài mới nghe đã cảm nhận được mùi tuyên truyền. Đó là: “Trận chiến Hamburger Hill 1969 Dưới Cái Nhìn Của Người Việt Nam (Hamburger Hill From Vietnamese Perspective) do Hiếu Nam Trung Lê từ Đại học Khoa học Huế, “ Thảm Sát Mỹ Lai Tiền đề Của -Chất Xúc Tác Việt Nam Hóa Chiến Tranh” (My Lai Massacre Revelation- The Catalyst for Vietnamization) do Hùng Nguyễn thuộc Đại học Khoa Học Nhân Văn Tp HCM và William Doan của Đại học Columbia, và “Tác Động Của Phong Trào Phật Giáo Đến Thất Bại Của Chiến Lược Việt Nam Hóa và Chính phủ Sài Gòn, 1969-1975” (The Impact of Buddhism's Movement to the Failure of Vietnamization Strategy and the Saigon Goverment, 1969-1975) do Trần Huy Hà từ Đại học Khoa Học Nhân Văn Tp HCM, Sài gòn.

Trên đây là sơ lược của một chương trình Hội thảo hầu như đã hội tụ được đầy đủ các phe từng tham chiến cũng như giới nghiên cứu và giáo dục. Chúng tôi tiếp xúc được với một số người tham dự trong cộng đồng Người Việt Quốc gia tại Hoa Kỳ để xin ý kiến của họ về cuộc Hội thảo, xin ghi nhận dưới đây để bạn đọc theo dõi.

Cựu Cố Vấn TT kiêm Bộ Trưởng DVCH Hoàng Đức Nhã ngoài bài tham luận của riêng ông, ông còn nhận lời làm phối trí viên cho một bài tham luận, một cuốn phim và cuộc thảo luận về phim đã phát biểu:

“Tôi nghĩ rằng hội thảo do Vietnam Center & Archive và Institute for Peace tổ chức trong hai ngày cuối tháng Tư này là một sáng kiến tốt trong công cuộc nghiên cứu thêm về các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, xã hội và vai trò của xã hội dân sự trong cuộc chiến Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là cuộc hội thảo này là cơ hội để nói lên những thành quả cũng như thiếu sót trong các chánh sách và chương trinh mà chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa phác họa và thực thi trong sứ mạng vừa đánh bại cuộc xâm lăng của Bắc Việt vừa xây dựng quốc gia.

Trong tinh thần đó, tôi và một số cựu viên chức trong Chánh phủ của nền Đệ Nhị Cộng Hòa quyết định tham gia và trình bày rõ ràng và trung thực những vấn đế trong lãnh vực trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi mong đem lại cho các hội thảo viên cũng như cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại, và ngay cả trong nước, những tài liệu gốc (primary sources), dựa trên sự tham gia trực tiếp của các viên chức có trách nhiệm chứ không phải dựa trên những tài liệu đã được nghiên cứu một chiều, thiếu sót, của một số tác giả có chủ ý chống chiến tranh, chống Việt Nam Cộng Hòa hay có ngụ ý xuyên tạc”.

Cựu Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Nguyễn Đức Cường chia sẻ:” Chúng tôi sẽ trình bày về đề tài phát triển kinh tế, thương mại và kỹ nghệ trong thời gian từ năm 1969 tới 1975 mà chúng tôi đã phụ trách với những kế hoạch phát triển lâu dài như những nước khác trong công cuộc vừa xây dựng dân chủ, vừa kiến thiết đất nước. Đề tài này theo chúng tôi được biết những cuộc Hội thảo tại Việt Nam Center trước đây đã không được đề cập tới thì trong dịp này giới sử gia phản chiến, giới quân đội Mỹ cũng như những người của Hà Nội sẽ được nghe về một xã hội dân sự tiến bộ của miền Nam Việt Nam”.

Ông cựu Bộ trưởng Cường cũng cho biết cùng trong nỗ lực này, ông và một số tham luận viên trong cuộc Hội thảo tại Đại học Cornell năm 2012 đã thu thập một số các bài tham luận và được cơ sở xuất bản của Đại học Cornell cho in và phát hành năm 2014 dưới tựa đề: “ VOICES FROM THE SECOND REPUBLIC OF SOUTH VIETNAM (1967-1975)”. Bản tiếng Việt với tựa đề  “ Tiếng Nói Từ Nền Đệ Nhị Cộng Hòa Của Nam Việt Nam (1067-1975)”. Cả hai đều có bán trên Amazon với giá $23.95 Đô la.

Cuốn thứ hai đang in gồm số đông các bài tham luận của nhiều tác giả với đề tài Nation Building In South Vietnam tại Đại học Berkley vào tháng 10 năm 2016, cũng được Đại học Cornell in ấn và phát hành vào cuối Thu/đầu Đông năm nay, tựa cuốn sách là: The Republic of Vietnam  1955- 1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building. Bản tiếng Việt cũng sẽ được in ấn và phát hành sau đó.

Cựu Thứ trưởng bộ Canh Nông và Phát Triển Nông Thôn Trần Quang Minh cho biết ông sẽ trình bày về những chương trình cải cách điền địa như chương Trình Người Cày Có Ruộng và Lúa Thần nông. Theo ông đây là cuộc cách mạng ruộng đất vĩ đại đã tái phân phối hàng triệu mẫu đất từ những phú nông sang cho người nông dân nghèo mà không tốn một giọt máu, khác với cuộc cải cách ruộng đất của miền Bắc vào những năm 1955-1958 đẫm máu đã giết hàng triệu người nhưng cuối cùng nông dân không có đất mà đất bị tập trung trong tay của Đảng và nhà nước CS.

Cựu Thứ trưởng Trần Quang Minh chia sẻ: “Tôi muốn đến với cuộc Hội thảo để nói lên cho sử gia Mỹ và CSVN hiểu được những nỗ lực của VNCH trong thời chiến trong việc xây dựng đất nước, lo cho người dân. Cộng sản luôn nói về thảm sát Mỹ Lai nhưng đó là lầm lỗi của một số chiến binh Mỹ nó đi ngược lại với chánh sách của người Mỹ. Những người phạm tội cuối cùng cũng bị xét xử. Nhưng giới phản chiến và CSVN không bao giờ nhắc đế cuộc tàn sát cả gần triệu người trong cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc và thảm sát hàng chục ngàn người dân Huế. Đây mới là chánh sách tàn ác của người CSVN. Tôi kêu gọi người Việt Quốc gia chúng ta tham dự đông đủ để vạch trần âm mưu tuyên truyền của CS”

Nhà báo Vũ Thanh Thủy phát biểu trong một buổi hội thảo truyền thanh của Đài Radio Saigon Houston 900 AM: “ Điều khiến tôi khó hiểu hơn cả là họ (CSVN) thường dùng chữ Việt Nam để chỉ cả hai miền Nam Bắc. Thí dụ như tựa đề của bài tham luận:“Trận chiến Hamburger Hill 1969 Dưới Cái Nhìn Của Người Việt Nam (Hamburger Hill From Vietnamese Perspective), đây là một âm mưu đánh lận con đen trong chính sách tuyên truyền của CS rằng “người Mỹ là kẻ xâm lăng, mọi người Việt Nam đều đứng lên để chống Mỹ…” . Tôi hy vọng qua cuộc Hội thảo này chúng ta sẽ có dịp làm rõ vấn đề này cũng như nhiều điều tuyên truyền khác…”

 Nhà báo Dương Phục cho biết bài tham luận của ông và vợ là nhà báo Vũ Thanh Thủy. “Sống Sót Trong Chiến Tranh Việt Nam và Thời Hậu Chiến” (Surviving: The Vietnam War and Its Aftermath) cũng là tựa đề cuốn sách viết bằng tiếng Anh vừa mới in xong của hai người nói về cuộc đời phóng viên chiến trường của họ trong cuộc chiến, kinh nghiệm tù tội trong nhà tù CS cũng như cuộc vượt biên tìm tự do kinh hoàng phải chiến đấu với hải tặc để sống sót ra sao qua cái nhìn của hai nhân chứng và cũng là nạn nhân, hy vọng sẽ phản ảnh được sự thật về cuộc chiến VN trước diễn đàn quan trọng này.

Nhà văn, nhà báo quân đội Phan Nhật Nam thì không dấu được sự bất bình, ông chia sẻ:” Tôi không biết những người CSVN nghĩ gì mà họ cử người đi tham dự một cuộc Hội thảo quốc tế như thế này và giao cho đề tài nói về vai trò Báo chí của VNCH trong thời Việt Nam Hóa Chiến Tranh?  Mặc dù tham luận viên này đến từ một Đại học ở Sài gòn, miền Nam VN, nhưng với lối giảng dạy một chiều của nhà nước CSVN, thảo luận viên này sẽ nói gì trong cuộc hội thảo này, đặc biệt là sự có mặt của ông cựu bộ trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã, người trực tiếp điều hành thông tin, báo chí miền Nam trong giai đoạn 1969-1975, và có ít nhất là 4 nhà báo chuyên nghiệp gồm có ông bà Dương Phục Thanh Thủy, tôi Phan Nhật Nam và cô Triều Giang từng làm tại báo Sóng Thần và nhiều báo chí khác của miền Nam?...

Qua những nhận định sắc bén kể trên, Cuộc Hội Thảo Về Việt Nam Hóa Chiến tranh tại Vietnam Center năm nay báo hiệu những cuộc đụng độ gây cấn mà người viết ví von: “ Chiến trường súng đạn không còn nữa, nhưng cuộc chiến bằng chữ nghĩa tại Lubbock năm nay hứa hẹn một trận đánh giáp lá cà khốc liệt.”

Khi bài báo này lên khuôn bạn đọc vẫn còn cơ hội để tham gia và chứng kiến cuộc đấu tranh cho chính nghĩa VNCH. Quý vị có thể vào 3 Links dưới đây:

Để ghi danh: https://indico.ads.ttu.edu/confRegistrationFormDisplay.py/display?confId=1227

 

Đặt khách sạn: http://bookings.ihotelier.com/bookings.jsp?groupID=2503153&hotelID=86204 

 Nhận toàn bộ chương trình Hội Thảo: https://www.vietnam.ttu.edu/events/2019_Conference/ 

 

  • Triều Giang (04/2019)

               Email: < nancy@vietnameseamerican.org>

                    blank

blank                 
blank  
  
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.