BIỂN ĐÔNG -- Tình hình Biển Đông vẫn ngày càng bất ổn khi Trung Quốc chưa từ bỏ tham vọng xâm chiếm biển đảo trong vùng biển nhiều tài nguyên và chiến lược này, mà bằng chứng là tàu cá TQ thường xuyên vào đây để vét cá nhưng lần này đã bị tàu kiểm ngư của CSVN dùng vòi rồng xịt nước đuổi đi, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 9 tháng 4.
Bản tin viết rằng, “Sáng ngày 7/4 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã dùng vòi rồng “xua” tàu cá Trung Quốc ở khu vực Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ trong vịnh Bắc Bộ.
“Báo Thanh Niên hôm 9/4 loan tin tàu kiểm ngư của Chi cục Kiểm ngư Vùng 1 của Việt Nam đã xịt vòi rồng đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam.
“Trang VNExpress đăng hình ảnh và video clip, thuật lời ông Võ Khôi Thành, phó Chi cục trưởng kiểm ngư Vùng 1 Việt Nam cho biết, đơn vị của ông “vừa đẩy đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ.”
“Khoảng 10 giờ 30 ngày 7/4, lực lượng kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại vùng biển Bắc Bộ phát hiện tình trạng trên, lập tức 2 tàu kiểm ngư số hiệu KN-106 và KN-108 hướng tới vị trí các tàu cá đang đánh bắt trái phép. Thấy tàu của lực lượng chức năng Việt Nam sắp đến gần, các tàu cá này vội vàng tháo chạy về phía vùng biển Trung Quốc.”
“Bản tin của báo Thanh Niên nói: “hai tàu vỏ thép cỡ lớn, treo cờ Trung Quốc, bịt số hiệu trên thân tàu, đã chặt lưới vứt lại rồi chạy lòng vòng tránh sự truy đuổi.”
“Truyền thông trong nước trích lời ông Khôi cho biết: “thời gian gần đây, các tàu cá vỏ thép nước ngoài trong đó nhiều tàu treo cờ Trung Quốc có kích thước to ngang tàu kiểm ngư đã lợi dụng thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, liên tục xâm phạm vùng biển Việt Nam để đánh bắt trái phép.”
Bản tin VOA cũng cho biết thêm rằng, “Vào tháng trước, một tàu cá và 5 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm tàu hải cảnh xua đuổi tàu cá Việt Nam và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.”
Trong khi đó, liên quan đến tình hình Biển Đông, một bản tin khác của Đài VOA hôm Thứ Ba nói rằng nhóm G7 đã bày tỏ ‘quan ngại’ về Biển Đông. Bản tin viết như sau:
“Ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới trong nhóm G7 mới ra thông cáo bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình trên Biển Đông, nhất là chuyện quân sự hóa vùng lãnh hải tranh chấp này, nhưng không đề cập cụ thể Trung Quốc.
“Chúng tôi nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào gây leo thang căng thẳng và làm suy yếu ổn định khu vực và trật tự hàng hải theo luật lệ quốc tế, như việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, việc lấn biển quy mô lớn và việc phát triển các tiền đồn cũng như việc sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”, các nhà ngoại giao hàng đầu của nhóm gồm Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada ra tuyên bố hôm 6/4, sau hai ngày họp ở Pháp.
“Họ cũng nhắc tới việc phải “tuân thủ” Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Việt Nam từng nhiều lần nêu lên trong khi ra các tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp với nhiều nước.
“Ngoài ra, các ngoại trưởng nhóm G7 còn “thúc giục các bên theo đuổi việc phi quân sự hóa” những nơi tranh chấp để “bảo đảm ổn định khu vực và cho phép các nước thực thi các quyền của mình theo luật quốc tế”.
Trong khi đó một bản tin của Đài BBC Tiếng Việt hôm Thứ Ba nói rằng “Tàu sân bay Mỹ tới sát vùng Philippines-TQ tranh chấp.”
Bản tin cho biết như sau:
“Với việc điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila, Hoa Kỳ muốn thể hiện sức mạnh tại Biển Đông.
“Hãng ABS-CBN News hôm 9/4 đưa tin các ngư dân Philippines gần Bãi cạn Scarborough chứng kiến một tàu hàng không mẫu hạm, trông giống tàu của hải quân Mỹ, hiện diện tại vùng biển có tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.
“Phía Mỹ không xác nhận, cũng không bác bỏ tàu chiến hiện diện gần Bãi cạn Scarborough có phải là tàu USS Wasp hay không, Japan Times tường thuật.
“Vị trí tàu cá Philippines cách tàu chiến khoảng ba hải lý.
“Tin tức nói các chiến đấu cơ đã cất cánh, hạ cánh lên xuống từ tàu này.
“Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough kể từ 2012 tới nay, sau khi cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc kết thúc.
“Kể từ đó, Trung Quốc trên thực tế đã phong tỏa khu vực này, nơi vốn là ngư trường màu mỡ của ngư dân Philippines, và thường xuyên cho tàu cá cùng các tàu "cảnh sát biển" tới nơi.
“Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế thái độ của Trung Quốc tại đây, hồi tháng Giêng năm ngoái, hải quân Mỹ đã gửi một tàu khu trục tiến sát phạm vi 12 hải lý của bãi cạn này, nhằm thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
“Ngoài Bãi cạn Scaborough, Manila còn đối đầu với Bắc Kinh về nhiều địa điểm khác trên Biển Đông.
“Gần đây nhất, căng thẳng bùng lên giữa hai bên với việc Trung Quốc cho hơn 200 tàu các loại tới đảo Thị Tứ, nơi Philippines đang kiểm soát.
“Vụ việc khiến Manila giận dữ. Tổng thống Duterte tuyên bố "sẽ nói lính của tôi 'chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cảm tử" nếu Trung Quốc đụng vào đảo này.
“Trong hôm 9/4, hàng trăm người Philippines đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.”
Bản tin viết rằng, “Sáng ngày 7/4 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã dùng vòi rồng “xua” tàu cá Trung Quốc ở khu vực Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ trong vịnh Bắc Bộ.
“Báo Thanh Niên hôm 9/4 loan tin tàu kiểm ngư của Chi cục Kiểm ngư Vùng 1 của Việt Nam đã xịt vòi rồng đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam.
“Trang VNExpress đăng hình ảnh và video clip, thuật lời ông Võ Khôi Thành, phó Chi cục trưởng kiểm ngư Vùng 1 Việt Nam cho biết, đơn vị của ông “vừa đẩy đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ.”
“Khoảng 10 giờ 30 ngày 7/4, lực lượng kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại vùng biển Bắc Bộ phát hiện tình trạng trên, lập tức 2 tàu kiểm ngư số hiệu KN-106 và KN-108 hướng tới vị trí các tàu cá đang đánh bắt trái phép. Thấy tàu của lực lượng chức năng Việt Nam sắp đến gần, các tàu cá này vội vàng tháo chạy về phía vùng biển Trung Quốc.”
“Bản tin của báo Thanh Niên nói: “hai tàu vỏ thép cỡ lớn, treo cờ Trung Quốc, bịt số hiệu trên thân tàu, đã chặt lưới vứt lại rồi chạy lòng vòng tránh sự truy đuổi.”
“Truyền thông trong nước trích lời ông Khôi cho biết: “thời gian gần đây, các tàu cá vỏ thép nước ngoài trong đó nhiều tàu treo cờ Trung Quốc có kích thước to ngang tàu kiểm ngư đã lợi dụng thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, liên tục xâm phạm vùng biển Việt Nam để đánh bắt trái phép.”
Bản tin VOA cũng cho biết thêm rằng, “Vào tháng trước, một tàu cá và 5 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm tàu hải cảnh xua đuổi tàu cá Việt Nam và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.”
Trong khi đó, liên quan đến tình hình Biển Đông, một bản tin khác của Đài VOA hôm Thứ Ba nói rằng nhóm G7 đã bày tỏ ‘quan ngại’ về Biển Đông. Bản tin viết như sau:
“Ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới trong nhóm G7 mới ra thông cáo bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình trên Biển Đông, nhất là chuyện quân sự hóa vùng lãnh hải tranh chấp này, nhưng không đề cập cụ thể Trung Quốc.
“Chúng tôi nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào gây leo thang căng thẳng và làm suy yếu ổn định khu vực và trật tự hàng hải theo luật lệ quốc tế, như việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, việc lấn biển quy mô lớn và việc phát triển các tiền đồn cũng như việc sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”, các nhà ngoại giao hàng đầu của nhóm gồm Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada ra tuyên bố hôm 6/4, sau hai ngày họp ở Pháp.
“Họ cũng nhắc tới việc phải “tuân thủ” Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Việt Nam từng nhiều lần nêu lên trong khi ra các tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp với nhiều nước.
“Ngoài ra, các ngoại trưởng nhóm G7 còn “thúc giục các bên theo đuổi việc phi quân sự hóa” những nơi tranh chấp để “bảo đảm ổn định khu vực và cho phép các nước thực thi các quyền của mình theo luật quốc tế”.
Trong khi đó một bản tin của Đài BBC Tiếng Việt hôm Thứ Ba nói rằng “Tàu sân bay Mỹ tới sát vùng Philippines-TQ tranh chấp.”
Bản tin cho biết như sau:
“Với việc điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila, Hoa Kỳ muốn thể hiện sức mạnh tại Biển Đông.
“Hãng ABS-CBN News hôm 9/4 đưa tin các ngư dân Philippines gần Bãi cạn Scarborough chứng kiến một tàu hàng không mẫu hạm, trông giống tàu của hải quân Mỹ, hiện diện tại vùng biển có tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.
“Phía Mỹ không xác nhận, cũng không bác bỏ tàu chiến hiện diện gần Bãi cạn Scarborough có phải là tàu USS Wasp hay không, Japan Times tường thuật.
“Vị trí tàu cá Philippines cách tàu chiến khoảng ba hải lý.
“Tin tức nói các chiến đấu cơ đã cất cánh, hạ cánh lên xuống từ tàu này.
“Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough kể từ 2012 tới nay, sau khi cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc kết thúc.
“Kể từ đó, Trung Quốc trên thực tế đã phong tỏa khu vực này, nơi vốn là ngư trường màu mỡ của ngư dân Philippines, và thường xuyên cho tàu cá cùng các tàu "cảnh sát biển" tới nơi.
“Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế thái độ của Trung Quốc tại đây, hồi tháng Giêng năm ngoái, hải quân Mỹ đã gửi một tàu khu trục tiến sát phạm vi 12 hải lý của bãi cạn này, nhằm thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
“Ngoài Bãi cạn Scaborough, Manila còn đối đầu với Bắc Kinh về nhiều địa điểm khác trên Biển Đông.
“Gần đây nhất, căng thẳng bùng lên giữa hai bên với việc Trung Quốc cho hơn 200 tàu các loại tới đảo Thị Tứ, nơi Philippines đang kiểm soát.
“Vụ việc khiến Manila giận dữ. Tổng thống Duterte tuyên bố "sẽ nói lính của tôi 'chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cảm tử" nếu Trung Quốc đụng vào đảo này.
“Trong hôm 9/4, hàng trăm người Philippines đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.”
Gửi ý kiến của bạn