Quốc hội gật đầu cả cái không thấy !
Hoa Thịnh Đốn.- Quốc hội Cộng sản Việt Nam kết thúc kỳ họp 5 khoá XI vào ngày 15-6 (2004) bằng cái gậït đầu tán thành Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà không cần biết ai thắng , ai thua.
Đây là việc làm từ trên trời rơi xuống vì trong chương trình nguyên thủy của khoá họp khai mạc ngày 11-5-2004 không thấy ghi vấn đề này. Nó chỉ xẩy ra vào ngày chót của khoá họp và theo tin của Văn phòng Quốc hội đã có tới 85,86% ý kiến tán thành bản nghị quyết chấp thuận Hiệp định nhằm "phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ."
Việt Nam và Trung Hoa đã ký Hiệp định này vào ngày 25-12-2000 nhưng, cũng như Hiệp ước về biên giới trên đất liền ký với Trung Hoa ngày 30-12-1999, đảng Cộng sản Việt Nam không giám phổ biến cho dân biết. Ngay cả các Đại biểu Quốc hội cũng không có tin nào xác nhận là họ đã được đọc hai Hiệp ước này. Vậy mà họ vẫn giơ tay biểu quyết đồng ý!
Hành động của những người được gọi là Đại biểu của nhân dân không có cách gì gọi khác đi là "Bù Nhìn" vì theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ở Hà Nội thì "Bù Nhìn" là "kẻ có chức vị mà không có quyền hành, chỉ làm theo lệnh người khác."
Kẻ khác đây là Đảng và Nhà nước mà các Đại biểu Quốc hội là thành phần trong đó. Như vậy có phải những người trong cái Quốc hội này đã vừa đá bóng vừa thổi còi không " Và như thế nó có còn xứng đáng làø "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân" và là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" để "quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngọai " như đã viết trên giấy trắng mực đen"
Nội dung Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định vịnh Bắc Bộ, theo Tin nhanh Việt Nam (VietnamExpress) ngày 15-6-2004 đã: "Khẳng định quyết tâm cùng Trung Quốc duy trì đường phân định trong vịnh Bắc Bộ được ổn định lâu dài, góp phần gìn giữ và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, hợp tác bảo vệ môi rường sinh thái trong vịnh Bắc Bộ."
Vẫn theo tin này, sau khi Trần Đức Lương (Chủ tịch Nước) ký lệnh công bố nghị quyết của Quốc hội thì Phan Văn Khải, với tư cách Thủ tướng sẽ phải "tiến hành thủ tục đối ngoại về phê chuẩn hiệp định; xây dựng chương trình tổng thể thực hiệp Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời có kế hoạch cụ thể hằng năm để thực hiện hiệp định."
Nghị quyết cũng nói: "Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo tốt cơ quan hữu quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên cả nước nói rõ những kết qủa đạt được, tạo sự thống nhất trong nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn của hiệp định."
Làm sao mà người dân có thể hiểu và biết rõ được cái lợi và cái hại của hai Hiệp ước về ranh giới trên đất liền và lãnh hải khi họ không có trong tay các văn kiện và bản đồ chỉ dẫn để so sách và giải thích tại sao Đảng và Nhà nước CSVN đã để mất cửa Nam Quan và quần đảo Hoàng Sa về tay Tầu "
Đấy là chưa nói về mặt dân trí vì chính những Đại biểu của họ ở Quốc hội và các cấp cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn mù mịt huống chi tầng lớp dân đen "
Nhưng ai cũng biết biển Đông là một kho tàng kinh tế lớn của các dân tộc ở Thái Bình Dương và là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng ở Á Châu vì vậy mà Trung Hoa đã lợi dụng tình hình suy đồi bất lợi cho Việt Nam Cộng hoà trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam để đem quân chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974.
Vào thời gian ấy, đảng Cộng sản Việt Nam đã quay lưng lại với xương máu hy sinh bao đời của Tổ tiên để cúi mặt im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng chiếm lãnh thổ của Tầu.
Sau đó, Trung Hoa đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền lãnh thổ xuống tận bên dưới quần đảo Trường Sa và đã chiếm một số đảo của Việt Nam vào năm 1988.
Việt Nam vẫn có quân hiện diện ở một số đảo khác trong quần đảo này. Ngoài Trung Hoa Việt Nam còn phải phải tranh chấp chủ quyền với Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Đài Loan và Nam Dương.
Tin tức từ những Nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước cho biết khoảng 11 ngàn cây số vuông lãnh hải của Việt Nam đã mất về tay Tầu sau Hiệp định vịnh Bắc Bộ năm 2000.
Đảng CSVN đã cải chính nhưng lại không công bố tài liệu để chứng minh hay phản bác các tố cáo của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về lãnh thổ nước ta.
CÓ GÌ KHÔNG ỔN
Điều đáng chú y là trong kỳ họp của Quốc hội lần này, người dân trong nước đã được thông tin khá đầy đủ những cuộc thảo luận về các bộ Luật tố tụng dân sự; Luật thanh tra; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Luật tổ chức tín dụng; Phá sản; Giao thông đường thủy nội địa; Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng như các cuộc chất vấn 7 Bộ trưởng v.v... nhưng tuyệt nhiên không thấy Quốc hội đả động gì đến các Hiệp định chủ quyền biên giới và lãnh hải với Tầu !
Chỉ sau khi Quốc hội đã có lệnh gật đầu mà không cần bàn cãi thì người Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Lê Dũng, mới phổ biến lời tuyên bố giải thích cái hay của Hiệp định này.
Bản tuyên bố viết : " Theo thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật pháp mỗi nước để Hiệp định trên có hiệu lực trong tháng 6 năm 2004."
" Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên đàm phán và ký kết dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình."
"Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài dựa trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh khách quan của Vịnh, thể hiện nỗ lực, thiện chí của cả hai bên, đáp ứng mong muốn và lợi ích chính đáng của mỗi nước. Giải pháp phân định mà hai bên đã đạt được là một giải pháp công bằng, có lợi cho việc gìn giữ hoà bình, ổn định và phát triển Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới."
Bản tuyên bố còn tự khoe: "Lần đầu tiên trong Vịnh Bắc Bộ có một đường biên giới biển có giá trị pháp lý quốc tế rõ ràng, phân định rõ phạm vị và chế độ pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước trong Vịnh, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982."
Dũng kết luận : " Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam cũng như đối với quan hệ hai nước Việt - Trung, mở ra một giai đoạn mới trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng Vịnh Bắc Bộ vì lợi ích của mỗi nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực."
Lời tuyên bố hồ hởi này, cũng như việc giữ kín nội dung hai Hiệp ước về biên giới đất liền và lãnh hải tự nó đã tố cáo tính thiếu chân thật của đảng và nhà nước CSVN với nhân dân. Bởi vì, qua lời Lê Dũng, người dân chỉ được nghe những điều hay, cái lợi bằng nước bọt mà không có văn bản để tìm hiểu và so sánh với tài sản gấm vóc của tổ tiên đã để lại từ bao đời nay.
Ấy thế mà Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội vẫn có thể cao ngạo khi nói rằng "Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI đã thành công tốt đẹp" để kêu gọi "đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy phát huy truyền thống yêu nước, cảnh giác trước những âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2004, tạo cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 - 2005." (Diễn văn bế mạc, 15-6-2004)
Đây là lời nói của một người có chức có quyền đã phủi tay và hù họa để trốn trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử .
Nguyễn Văn An đã coi các cuộc hảo luận và chất vấn của các Đại biểu ở kỳ họp này quan trọng hơn việc nhúng tay phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Hoa mà không cần xét xem nó có phản bội xương máu của Tổ tiên không. -/-
Phạm Trần (6-04)
Hoa Thịnh Đốn.- Quốc hội Cộng sản Việt Nam kết thúc kỳ họp 5 khoá XI vào ngày 15-6 (2004) bằng cái gậït đầu tán thành Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà không cần biết ai thắng , ai thua.
Đây là việc làm từ trên trời rơi xuống vì trong chương trình nguyên thủy của khoá họp khai mạc ngày 11-5-2004 không thấy ghi vấn đề này. Nó chỉ xẩy ra vào ngày chót của khoá họp và theo tin của Văn phòng Quốc hội đã có tới 85,86% ý kiến tán thành bản nghị quyết chấp thuận Hiệp định nhằm "phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ."
Việt Nam và Trung Hoa đã ký Hiệp định này vào ngày 25-12-2000 nhưng, cũng như Hiệp ước về biên giới trên đất liền ký với Trung Hoa ngày 30-12-1999, đảng Cộng sản Việt Nam không giám phổ biến cho dân biết. Ngay cả các Đại biểu Quốc hội cũng không có tin nào xác nhận là họ đã được đọc hai Hiệp ước này. Vậy mà họ vẫn giơ tay biểu quyết đồng ý!
Hành động của những người được gọi là Đại biểu của nhân dân không có cách gì gọi khác đi là "Bù Nhìn" vì theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ở Hà Nội thì "Bù Nhìn" là "kẻ có chức vị mà không có quyền hành, chỉ làm theo lệnh người khác."
Kẻ khác đây là Đảng và Nhà nước mà các Đại biểu Quốc hội là thành phần trong đó. Như vậy có phải những người trong cái Quốc hội này đã vừa đá bóng vừa thổi còi không " Và như thế nó có còn xứng đáng làø "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân" và là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" để "quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngọai " như đã viết trên giấy trắng mực đen"
Nội dung Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định vịnh Bắc Bộ, theo Tin nhanh Việt Nam (VietnamExpress) ngày 15-6-2004 đã: "Khẳng định quyết tâm cùng Trung Quốc duy trì đường phân định trong vịnh Bắc Bộ được ổn định lâu dài, góp phần gìn giữ và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, hợp tác bảo vệ môi rường sinh thái trong vịnh Bắc Bộ."
Vẫn theo tin này, sau khi Trần Đức Lương (Chủ tịch Nước) ký lệnh công bố nghị quyết của Quốc hội thì Phan Văn Khải, với tư cách Thủ tướng sẽ phải "tiến hành thủ tục đối ngoại về phê chuẩn hiệp định; xây dựng chương trình tổng thể thực hiệp Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời có kế hoạch cụ thể hằng năm để thực hiện hiệp định."
Nghị quyết cũng nói: "Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo tốt cơ quan hữu quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên cả nước nói rõ những kết qủa đạt được, tạo sự thống nhất trong nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn của hiệp định."
Làm sao mà người dân có thể hiểu và biết rõ được cái lợi và cái hại của hai Hiệp ước về ranh giới trên đất liền và lãnh hải khi họ không có trong tay các văn kiện và bản đồ chỉ dẫn để so sách và giải thích tại sao Đảng và Nhà nước CSVN đã để mất cửa Nam Quan và quần đảo Hoàng Sa về tay Tầu "
Đấy là chưa nói về mặt dân trí vì chính những Đại biểu của họ ở Quốc hội và các cấp cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn mù mịt huống chi tầng lớp dân đen "
Nhưng ai cũng biết biển Đông là một kho tàng kinh tế lớn của các dân tộc ở Thái Bình Dương và là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng ở Á Châu vì vậy mà Trung Hoa đã lợi dụng tình hình suy đồi bất lợi cho Việt Nam Cộng hoà trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam để đem quân chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974.
Vào thời gian ấy, đảng Cộng sản Việt Nam đã quay lưng lại với xương máu hy sinh bao đời của Tổ tiên để cúi mặt im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng chiếm lãnh thổ của Tầu.
Sau đó, Trung Hoa đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền lãnh thổ xuống tận bên dưới quần đảo Trường Sa và đã chiếm một số đảo của Việt Nam vào năm 1988.
Việt Nam vẫn có quân hiện diện ở một số đảo khác trong quần đảo này. Ngoài Trung Hoa Việt Nam còn phải phải tranh chấp chủ quyền với Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Đài Loan và Nam Dương.
Tin tức từ những Nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước cho biết khoảng 11 ngàn cây số vuông lãnh hải của Việt Nam đã mất về tay Tầu sau Hiệp định vịnh Bắc Bộ năm 2000.
Đảng CSVN đã cải chính nhưng lại không công bố tài liệu để chứng minh hay phản bác các tố cáo của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về lãnh thổ nước ta.
CÓ GÌ KHÔNG ỔN
Điều đáng chú y là trong kỳ họp của Quốc hội lần này, người dân trong nước đã được thông tin khá đầy đủ những cuộc thảo luận về các bộ Luật tố tụng dân sự; Luật thanh tra; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Luật tổ chức tín dụng; Phá sản; Giao thông đường thủy nội địa; Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng như các cuộc chất vấn 7 Bộ trưởng v.v... nhưng tuyệt nhiên không thấy Quốc hội đả động gì đến các Hiệp định chủ quyền biên giới và lãnh hải với Tầu !
Chỉ sau khi Quốc hội đã có lệnh gật đầu mà không cần bàn cãi thì người Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Lê Dũng, mới phổ biến lời tuyên bố giải thích cái hay của Hiệp định này.
Bản tuyên bố viết : " Theo thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật pháp mỗi nước để Hiệp định trên có hiệu lực trong tháng 6 năm 2004."
" Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên đàm phán và ký kết dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình."
"Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài dựa trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh khách quan của Vịnh, thể hiện nỗ lực, thiện chí của cả hai bên, đáp ứng mong muốn và lợi ích chính đáng của mỗi nước. Giải pháp phân định mà hai bên đã đạt được là một giải pháp công bằng, có lợi cho việc gìn giữ hoà bình, ổn định và phát triển Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới."
Bản tuyên bố còn tự khoe: "Lần đầu tiên trong Vịnh Bắc Bộ có một đường biên giới biển có giá trị pháp lý quốc tế rõ ràng, phân định rõ phạm vị và chế độ pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước trong Vịnh, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982."
Dũng kết luận : " Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam cũng như đối với quan hệ hai nước Việt - Trung, mở ra một giai đoạn mới trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng Vịnh Bắc Bộ vì lợi ích của mỗi nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực."
Lời tuyên bố hồ hởi này, cũng như việc giữ kín nội dung hai Hiệp ước về biên giới đất liền và lãnh hải tự nó đã tố cáo tính thiếu chân thật của đảng và nhà nước CSVN với nhân dân. Bởi vì, qua lời Lê Dũng, người dân chỉ được nghe những điều hay, cái lợi bằng nước bọt mà không có văn bản để tìm hiểu và so sánh với tài sản gấm vóc của tổ tiên đã để lại từ bao đời nay.
Ấy thế mà Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội vẫn có thể cao ngạo khi nói rằng "Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI đã thành công tốt đẹp" để kêu gọi "đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy phát huy truyền thống yêu nước, cảnh giác trước những âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2004, tạo cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 - 2005." (Diễn văn bế mạc, 15-6-2004)
Đây là lời nói của một người có chức có quyền đã phủi tay và hù họa để trốn trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử .
Nguyễn Văn An đã coi các cuộc hảo luận và chất vấn của các Đại biểu ở kỳ họp này quan trọng hơn việc nhúng tay phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Hoa mà không cần xét xem nó có phản bội xương máu của Tổ tiên không. -/-
Phạm Trần (6-04)
Gửi ý kiến của bạn