Hôm nay,  

60 Năm Lưu Vong: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng và Việt Nam

16/02/201900:05:00(Xem: 5314)
lacnhuochuong_01
Lạc Nhược Hương, khu Thiền viện lớn nhất thế giới đang bị Trung Cộng xóa sổ. 20,000 tăng ni bị trục xuất, bị đẩy vào trại lính hoặc trại cải tạo.


Ngày mùng Một tháng Mười 1959, sau khi vào được Bắc Kinh, Mao Trạch Đông công bố thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Chỉ mấy tháng sau, quân Tầu Đỏ tiến sang lãnh thổ Tây Tạng. Cùng với việc xâm chiếm và tàn sát từ 1950 đến 1959, cuộc cách mạng vô sản - và vô thần - của Mao sau đó đã khiến một triệu người Tây Tạng bị hy sinh. Xứ sở kỳ bí trên mái nhà thế giới này, lãnh thổ thì rộng bằng cả Tây Âu, nhưng dân số thời ấy chỉ mới vài ba triệu.

Ngày mùng mười tháng Ba năm Kỷ Hợi 1959, tại kinh đô Lasha của Tây Tạng, dân chúng nổi dậy chống lại quân tầu đỏ và bị tàn sát. Nửa đêm ngày 17 tháng Ba, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng một nhóm triều thần phải cải trang rời bỏ kinh đô, vượt Himalayas ra đi.

Vậy là từ đó, Tây Tạng hoàn toàn bị Trung Cộng thôn tính. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, người tái sinh cũng vào một năm Hợi, năm ấy chỉ mới 24 tuổi, cùng vài chục ngàn thần dân lưu vong sang Ấn Độ. Dharamshala, thị trấn cỏn con trong một xó núi vùng Hy Mã Lạp Sơn từng bước trở thành thủ phủ của Tây Tạng lưu vong.

Dân số nội địa Tây Tạng hiện trên 6 triệu, đa số là dân Tầu tiến chiếm để đồng hóa. Số dân Tây Tạng vượt núi tị nạn, cho tới nay, cũng chỉ mới trên 100,000 người, rải rác khắp nơi. Cộng đồng lưu dân Tây Tạng không đông, không triệu phú, tỷ phú. Nhưng ngày nay, cả thế giới không còn xa lạ, dửng dưng với vận mệnh Tây Tạng.

Đúng 30 năm sau khi phải bôn tẩu ra khỏi quê hương, đức Đạt Lai Lạt Ma được văn minh phương Tây tôn vinh với Giải Nobel Hoà Bình 1989. Ngài là công dân danh dự của nhiều quốc gia, mới nhất là của Cộng hoà Ukraine. Là Tiến sĩ danh dự của nhiều Viện hàn lâm khoa học hay Đại học có uy tín. Đại học Third University của Rome tôn vinh Ngài là Tiến sĩ về Sinh học nhờ những lý giải Phật giáo cho bộ môn khoa học này. Từ 1967 đến nay, Ngài đã thăm viếng và trở thành công dân danh dự gần năm chục quốc gia trên thế giới. Đã gặp ba đức Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ (Paul VI năm 1973, năm lần với John Paul II, và Giáo hoàng Benedict XVI), đã tiếp xúc với Tổng giám mục Canterbury và hàng giáo phẩm của Anh giáo, và nói chuyện với rất nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo.

Ngài cũng đã gặp gở nhiều vị Tổng Thống và các danh nhân Hoa Kỳ. Quốc Hội Mỹ năm 2006 tôn vinh Ngài bằng Congressional Gold Medal / huy chương cao quý nhất. Nhiều vị lãnh tụ dân cử Hoa Kỳ đã tìm đến Ấn Độ thăm Ngài. Trong số này có Bà dân biểu Nancy Pelosi, đã cất công tới tận vùng núi Dharamshala để trân trọng nhận tấm khăn vàng do Ngài ban tặng.

Trong lịch sử hàng ngàn năm của Tây Tạng và Phật Giáo thế giới, Ngài là người lãnh đạo đầu tiên đã tiến về phương Tây. Chỉ bằng từng bước khoan hòa thôi, nhưng đã nâng được tầm nhìn của tây phương với đạo lý Phật giáo và văn minh Tây Tạng.

Mùa xuân Kỷ Hợi 2019 đang tới đánh dấu 60 năm dân Tây Tạng lưu vong. Thế giới văn minh chú ý thời điểm này. Dĩ nhiên nhà nước cộng sản Tàu đỏ còn đặc biệt cảnh giác.

Bắc Kinh không quên các cuộc biểu tình của tu sĩ Phật giáo mở rộng trên toàn cao nguyên Tây Tạng năm 2008, đòi phải cho Đạt Lai Lạt Ma quay về. Phong trào đã bị đàn áp thẳng tay, nhưng một dạng phản kháng khác nổi lên: trên 150 người Tây Tạng đã tự thiêu phản đối Trung Quốc kể từ năm 2009.

Hiện nay, đối nội, Bắc Kinh đang dồn toàn lực xóa sổ Lạc Nhược Hương, khu Thiền viện lớn nhất thế giới trong nội địa Tây Tạng. Hơn 20,000 tăng ni bị trục xuất, tống vào trại lính hoặc trại cải tạo. Các quan chức Đảng chiếm quyền lãnh đạo tại các tu viện chính. Đối ngoại, gia tăng áp lực bằng mọi cách để cản bước vị lãnh tụ Tây Tạng lưu vong.


Chương trình kỷ niệm 60 năm, khởi đầu bằng bầy tỏ lòng biết ơn Ấn Độ tại nhiều nơi, chỉ có thể thu gọn trong thủ phủ Dharamshala, với sự tham dự của Bộ trưởng Văn Hóa Ấn Độ.

“Hôm nay chúng ta kỷ niệm 60 năm lưu vong và chúng ta tin tưởng, sẽ thấy được tương lai của chúng ta ra sao," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

Để cùng thấm bài học lưu vong của hai dân tộc, xin ghi nhớ lời Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong cuộc tiếp kiến đặc biệt Ngài dành cho Nhã Ca và Nguyễn Xuân Nghĩa của Việt Báo năm 2007.

62C55C2E-8318-4E9D-BC87-A66A3D2A7A69_cx0_cy13_cw0_w1597_n_r1_s
"Hôm nay chúng ta kỷ niệm 60 năm lưu vong và chúng ta tin tưởng, sẽ thấy được tương lai của chúng ta ra sao." Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại Dharamshala.


Việt Nam và Tây Tạng


Thộng điệp của Ngài gửi người Việt:

“Dân tộc Việt Nam cũng đã trải qua một chấn động lớn trong thế kỷ hai mươi và đã vượt qua những thử thách tương tự với rất nhiều thử thách của dân Tây Tạng. Tôi cũng tin rằng cùng chịu ảnh hưởng rất mạnh của Phật giáo, hai nền văn minh Tây Tạng và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Mỗi nền văn minh lại có một lịch sử lâu dài và đa sắc đa diện và, ngay hiện tại, nền văn hóa phong phú và thực chất là hiếu hòa của chúng ta hàm chứa một khối kinh nghiệm hữu ích nếu được quảng bá cho các nền văn minh khác.”

Từ bi trước bạo lực

Thưa Ngài, đây không phải là một câu hỏi loại "giật gân" của nhà báo, nhưng nếu giả dụ là bị quân khủng bố bắt giữ làm con tin, Ngài sẽ xử trí ra sao?
Mặc dù câu hỏi đã được gói ghém cho nhẹ nhàng, đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bật cười như con trẻ trước một trò chơi ngộ nghĩnh. Suy ngẫm giây lâu, Ngài trả lời...

Tinh thần Tây Tạng không chỉ là một ý chí chính trị, là lòng khát khao tự do, mà cũng là một sức mạnh tâm linh nhắm vào sự giải thoát bằng lòng từ bi. Lòng từ bi là chân tánh của chúng ta. Trong nhiều hoàn cảnh, chân tánh ấy có thể bị đe dọa.

Ngài nói tiếp, như người kể truyện. Tôi còn nhớ kinh nghiệm của một vị sư Tây Tạng đã bị Cộng sản Trung Hoa giam cầm và hành hạ suốt 18 năm liền. Phản ứng ban đầu của ngài là sự căm giận vì cách đối xử tàn ác của những người đang giam giữ mình. Thế rồi có một hôm, vị sư ấy giác ngộ ra một điều. Người ta giam giữ hành hạ mình để làm gì? Để mình từ bỏ căn tính, để mình hết còn là mình nữa.

Khi để hận thù nổi lên, mình đánh mất căn tính là lòng từ bi. Nghĩa là mình đã thua. Sự giác ngộ ấy giúp vị sư kia vượt qua được chặng đường khổ ải mà vẫn giữ được từ tâm của mình với chính những người cai ngục. Tôi nghĩ rằng đấy là một cách ứng xử đúng khi mình gặp một hoàn cảnh vô cùng bất thường là bị cưỡng ép phải thay đổi cách suy nghĩ và hành động của mình. Lòng từ bi đòi hỏi một sự can đảm trước bạo lực.

Representative-Pelosi-McGovern-Calls-on-China-to-Let-Dalai-Lama-Go-HomeAAA
Dân biểu Nancy Pelosi thăm Dharamshala. Bà hiện là Chủ Tịch Quốc Hội Mỹ.


Và “Quyền vào Tây Tạng” thành luật Mỹ

Lần đầu tiên, Mỹ đòi quyền tự do ra vào đất Tây Tạng. Hôm 19/12 Tổng thống Donald Trump ký luật trừng phạt với mọi quan chức Trung Quốc ngăn cản người Mỹ đến Tây Tạng.

Luật 'Reciprocal Access to Tibet Act' nay mở ra một thời kỳ mới trong việc Hoa Ky ủng hộ Tây Tạng và thách thức chính sách của Trung Quốc ở vùng này. Luật này yêu cầu Trung Quốc cho giới ngoại giao, báo chí và công dân Mỹ hưởng quyền đến Tây Tạng tương xứng với quyền của người Trung Quốc đến các vùng của Mỹ.

image001
Về cơ bản, đây là luật nhắm vào các quan chức Trung Quốc "cản trở người Mỹ" tới Khu tự trị Tây Tạng, vùng mà Bắc Kinh thường hạn chế người nước ngoài tới thăm. Luật yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đánh giá trong vòng 90 ngày và báo lên Quốc hội về nhân sự Trung Quốc "chịu trách nhiệm ngăn cản người Mỹ tới Tây Tạng". Các quan chức Trung Quốc đó sẽ bị bác visa nếu muốn sang Mỹ. Như mọi khi, Trung Quốc đang phản ứng ồn ào với việc này.
Không nhanh, nhưng người Trung Hoa cũng biết có quy luật hợp tung, tụ tán.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hình ý quyền là gì? Là một trong ba hệ thống nội gia quyền có nguồn gốc Thiếu Lâm của võ học Trung Hoa: Thái Cực, Bái Quái và Hình Ý Quyền.
Từ lâu rồi, tôi vẫn ước mơ được đi du lịch Bhutan, hay “Thiên Đường Hạ Giới Cuối Cùng” (The Last Shangri-la), thăm viếng một nơi chốn được mệnh danh là “Xứ Sở Hạnh Phúc” vì sự phát triển của đất nước này được đo bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không dựa trên tổng sản phẩm trong nước.
Có thể nói rằng may mắn của tôi cũng như một số anh em văn nghệ cùng thế hệ tôi là được ngồi uống trà, trò chuyện với Trần Vàng Sao trong một bối cảnh hết sức đặc biệt.
Ở đây thăm thẳm hiên đời Mù sương quyện đất với trời dưới chân
chàng là ai, ai định nghĩa được chàng chàng là trăng là sao là mênh mang
Trong đầu hắn vẽ ra cảnh một người đàn ông trần truồng rơi vào giữa khoảng trống của hai bức tường, bị bức tường kẹp dính lại ở giữa, lưng ở bức tường phía sau, ngực ở bức tường phía trước, phía sau màu trắng, phía trước màu đen
Nhưng gần hai thế kỷ trước, Phật Giáo đã có ảnh hưởng lớn trong nền văn học Mỹ qua phong trào triết lý và văn học American Transcendentalism (Phong Trào Siêu Việt Mỹ), với các văn thi sĩ lừng danh như Ralph Waldo Emerson (1803-1882), Henry David Thoreau (1817-1862), Walt Whitman (1819-1892).
Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp, sống trong thân thiện, tình cảm cộng đồng, lễ nghĩa với tổ tiên ông bà, thụ hưởng cuộc hội hè, ăn chơi trong và sau tết, bà con gọi chung thời gian này là Ăn Tết; Tết Ta.
Những lễ hội đem thêm màu sắc cho ngày Xuân, và làm cho hương vị mùa Xuân thêm mặn mà. Có lẽ dân chúng kinh đô thời ấy cũng trông cho tới ngày được thấy cảnh rước thần đầy màu sắc của lễ Tấn Xuân hay cái nghi vệ huy hoàng của lễ Du Xuân, mong được nghe trăm phát súng lệnh tống cựu nghinh tân đầy náo nức lòng người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.