Hôm nay,  

Tặng Sách Thiền “Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải” Pháp Tu Thiền Để Giải Thoát Hiện Đời, Và Để Biết Cách Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Hương Linh Còn Ở Trung Ấm Thân

26/01/201900:00:00(Xem: 7865)
Bia Sach Bat Nha Tâm Kinh  Truc Chỉ Lý Giải

Bìa sách Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn.

 

GARDEN GROVE (VB) -- Bạn muốn tìm hiểu và tu học Thiền Tông? Bạn muốn hiểu trọn vẹn và tu theo Bát Nhã Tâm Kinh để xa lìa khổ? Bạn muốn tìm pháp môn trực chỉ để thấu triệt giáo nghĩa Như Lai Tạng nhằm hiện đời giải thoát?

Một cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu được và tu được theo Thiền Tông, nắm vững được pháp trực chỉ của Bát Nhã Tâm Kinh, nhận được tài sản quý báo Như Lai Tạng sẵn có:  quyển sách “Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” của Ni Sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền.

Tác phẩm này sẽ trao tặng  trong vòng 2 tuần lễ cho tất cả các Phật tử tới Thiền Viện Sùng Nghiêm những  ngày đầu xuân.

Thông cáo tặng sách viết rằng nhân dịp Xuân Kỷ Hợi, Thiền Viện Sùng Nghiêm kính tặng tới tất cả đồng hương quyển sách “Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” dày 270 trang, gồm 2 phần Lý Giải:

1. Bát Nhã Tâm Kinh (Trực chỉ ngắn gọn);

2. Như Lai Tạng (Trực chỉ hữu hiệu nhất để thoát khỏi Sinh Tử Luân Hồi).

Tác phẩm không chỉ nói về tu học trong Thiền Tông, mà cũng nói về công việc hộ niệm thích nghi khi một chúng sanh rời thân này và vẫn còn trong thân trung ấm, còn lưu luyến với nhiều hình ảnh cõi này, chưa dứt nổi để ra đi -- chính giây phút trung ấm thân cực kỳ quan trọng để người thân biết cách hộ niệm giúp người quá cố mới lìa đời ra đi thanh thản.

Trong sách “Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” -- Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền giải thích về thời kỳ trung ấm còn có thể giúp này, nơi trang 79-80, trích:

“Vì thế mà trong “ba tuần lễ đầu” của người chết vô cùng quan trọng. Thời điểm này họ gắn bó mật thiết với chúng ta, nên đi đi, về về thăm viếng nhà cửa và những người thân, ngay cả họ hàng, bạn bè... Còn “bốn tuần lễ sau”, thì họ bận rộn tìm liên lạc với cha mẹ vị lai. Hiểu như thế mà thương họ; cho nên trong thời gian của ba tuần lễ đầu này, chúng ta cần giúp đỡ, là hộ niệm tối đa bằng cách có Thiện Tri Thức khai thị càng nhiều càng tốt. Công việc hộ niệm không ngoài mục đích để trấn an cho họ hết hoang mang, hết lo sợ, hết giận dữ, và nhất là nhấn mạnh để họ biết chắc là họ không có chết, cũng như đang được hướng dẫn việc tái sinh.  

Khi đã gặp đầy đủ nhân duyên tốt/ xấu. thiện/ ác tương ứng với nghiệp quả, là họ đi thọ sinh bất cứ lúc nào trong vòng bốn mươi chín ngày, hay thời gian vô hạn định! Và khi đã nằm trong thai mẹ, là không còn đi đâu được nữa, dù tính chất quá bén nhậy của họ luôn luôn lăng xăng, di động, không hề chịu đứng yên bao giờ!”

Trong trường hợp người thân mới lìa đời, còn ở trung ấm thân, tang gia cần quý tôn đức đầy đủ giới pháp khai thị cho hương linh sớm tới nơi an lành.

Trong sách “Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” -- Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền giải thích về các bài khai thị để hướng dẫn hương linh ngộ được tính vô thường cõi này để dễ dứt áo ra đi, như trích ở trang 77-78:

“Cái Thân Vô Tướng này được cấu tạo bởi các chất liệu vi tế nhất của “Tịnh Sắc Căn”, tức là “Tịnh Sắc” của các “Căn Thân”, bao gồm cả “Thất Đại: Đất, Nước, Gió, Lửa, Không, Kiến và Thức”. Tịnh Sắc Căn này chỉ tạm gọi là Phi Vật Chất, nên chưa tuyệt đối thanh tịnh!

Vì nó còn một chút xíu vật chất, dù là phần vật chất ấy rất nhỏ, nhuyễn như tơ trời, tựa như Hư Không, mà Hư Không thì cũng vẫn còn là vật chất! Sự tái sinh, tồn tại của nó cứ tiếp diễn không ngừng nghỉ… Khi đầu thai thì nó vào trước, và khi chết thì nó ra sau cùng. Cái công dụng của nó, cũng là Giác Quan vô cùng bén nhạy. Nó có thể đọc được tư tưởng của các Thân Trung  Ấm khác, và cả tư tưởng của chúng ta. Nó có thể đi xuyên qua tường, qua núi mà không bị trở ngại! Sự đến/đi trong nháy mắt, và sự Thấy, Nghe, Hay Biết của nó thấu suốt vũ trụ. Đó cũng là một loại “Thần Thông”, nhưng chỉ là “Nghiệp Thông”, gần như vô ngại thôi! Cho dù nó có thể đi xuyên qua đầu, và đọc được ý nghĩ của chúng ta… nhưng nó vẫn không thể đi xuyên qua đầu của những vị đã Giác Ngộ, chứ nói gì là Tòa Kim Cương của chư Phật, chư Tổ! Và cũng vì là “Thân Phi Vật Chất” chưa hoàn hảo, bởi còn một “chút xíu vật chất” như thế! Dù chỉ tựa như Hư Không, cũng vẫn còn những tập khí phàm phu của Thế Gian, nên nó vẫn chấp thật mọi cảnh, mọi sự… Do đó, nó vẫn cần ăn, vẫn tính toán, buồn vui, thương tiếc, khổ đau, chấp chước, nhất là khi biết mình đã chết!

Trong ba tuần lễ đầu, người chết vô cùng luyến tiếc Thân Mạng mình, thương nhớ gia đình, tiếc danh- vọng và tài sản. Thêm cái khổ đau nữa là “Thân- Trung Ấm” vẫn: thấy, nghe và giao tiếp với người thân; Họ cảm thấy bình thường như lúc còn sống… nhưng khi họ cầm tay hỏi han chúng ta! nói chuyện với chúng ta! thì chúng ta lại không hề hay biết gì cả! Họ đi thăm từng nơi trong nhà, và dùng những đồ dùng hàng ngày của họ, nhưng không dùng được! Nhìn vào gương thì không thấy bóng mình đâu cả, nên càng biết rõ là mình đã chết! Do đó mà đau thương, thống khổ! Vì mặc cảm, vì bất lực, nên hoảng hốt, bứt rứt, lo lắng, cáu kỉnh, giận dữ và vô cùng sợ hãi! Họ cần chúng ta giúp đỡ, hộ niệm bằng những câu Kinh Liễu Nghĩa dễ hiểu, những lời Khai-Thị thật rốt ráo, chân chính, để hướng dẫn việc tái sinh cho họ...”

 Thực ra, đối với người đã giác ngộ diệu lý Chân Không Diệu Hữu, khi lìa đời sẽ không bị kẹt trong trung ấm thân nữa, và sẽ ngay tức khắc tới cõi an lành để tu tiếp cho tới khi dứt sạch phiền não.

Tác phẩm “Bát Nhã Tâm Kinh Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” của  Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền giải thích về phương pháp Thiền Tông để chứng ngộ bản tâm, còn gọi là chứng ngộ Tự Tính.

Như Ni sư viết ở trang 59, trích:

“Vạn Pháp đều là:

 Chân Không Diệu Hữu

Diệu Hữu Chân Không

 Tính/ Tướng đều là sự “vi diệu, nhiệm mầu”

Chứ không phải là Cái Không Tiêu Cực đoạn diệt! Như mọi người chúng ta, đa số đều lầm lẫn giữa  

Tính Không và Cái Không:

-Tính Không là Phật Tính! Tự động có  Sự Vi Diệu là: Tính Thấy, Tính Nghe, Tính- Nhận- Biết …trong Kinh gọi là “Phật Tâm”.

- Cái Không là “cái Không Ngơ”! Là “cái Không- rỗng”, chẳng có gì cả! Trong Kinh gọi là “Cái Tâm Vô Minh”, chính là cái “Không Đoạn Diệt” của Sinh Tử! và nó chính là cái “Tâm Nhị Biên Tương- Đối”! Tâm này hoàn toàn khác với Tính Không của Bát Nhã Tính.

Ngoài ra, chúng ta lại còn hiểu lầm về toàn thể các SắcTướng trong Vũ Trụ Vạn Vật… đều là Vô Thường! Đều là Cái Không Tiêu Cực của Đoạn Diệt! và chúng ta còn gọi nơi đó là Cõi Sa Bà và đổ tội cho cõi này chỉ toàn là khổ đau! nên chán ghét nó.”


Như thế, câu hỏi nơi đây là: làm cách nào để ngộ  nhập Niết Bàn Diệu Tâm?

 Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền giải thích, trích:

“Với các vị đã hiểu Đạo ở một mức nào đó, thì chấp  tất cả Vũ Trụ Vạn Vật này đều là “Vô Thường”, tức là nghĩa của“Tiêu Cực Đoạn Diệt”! Và các vị này đều chỉ quan trọng có cái Tâm, và bỏ đi cái Thân! Để rồi đưa cái Tâm ấy về một nơi an lạc nào đó, gọi là “Niết Bàn Diệu Tâm”!  

Nhưng, với các vị đã Ngộ Đạo cao hơn, vì các Ngài đã nhận biết được mình là Ai! Và cũng đã nhận biết  được Vũ Trụ Vạn Vật là gì! Thì hầu hết các Ngài đều sửng sốt giống như Lục Tổ, khi ngộ Đạo, Ngài  đã thốt lên:  

Đâu ngờ, Tự Tính vốn tự thanh tịnh

Đâu ngờ, Tự Tính vốn chẳng sinh diệt

Đâu ngờ, Tự Tính vốn tự đầy đủ

Đâu ngờ, Tự Tính vốn chẳng lay động

Đâu ngờ, Tự Tính hay sinh vạn Pháp!

 Nghĩa của Lục Tổ cũng chẳng khác gì nghĩa trong Kinh của Đức Phật đã dậy:

 “Toàn thể các Sắc Tướng cũng là Toàn Thể Các Pháp                                                          trong Vũ Trụ hiện hữu đều là: Chân Không Diệu Hữu”.

Diệu Hữu không thể nào rời Chân Không.

Chân Không không thể nào rời Diệu Hữu!

Diệu Hữu chính là Dụng của Chân Không.

Chân Không chính là Thể của Diệu Hữu.

Bởi Diệu Hữu chính là các Sắc Tướng được hóa hiện do Chân Không, cho nên trong Kinh  Bát Nhã mới dậy rằng:

Sắc chính là Không

Không chính là Sắc

Diệu Nghĩa của “Sắc” trong hai câu Kinh trên như sau:

Sắc” là Diệu Hữu, chính là những gì có hình tướng;

“Sắc” là Diệu Hữu, chính là Thân của chúng ta;

“Sắc” là Diệu Hữu, chính là Vũ Trụ Vạn Vật đang hiện hữu...”

Tới đây, một câu có thể nêu lên hỏi là: ý nghĩa Phật Tính là ở Sắc hay ở Không?

Tác phẩm “Bát Nhã Tâm Kinh Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” của  Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền giải thích ở trang 59, trích:

“Diệu Hữu chính là Vũ Trụ Vạn Vật của Tính Không (Chân Không);

Tính Không (Chân Không) là Diệu Hữu, là Vũ Trụ Vạn Vật.

Có như thế mới được gọi:

“Một là Tất Cả, Tất Cả là Một”    

  Và đương nhiên là:

 Sắc/Không là Một

Tính/Tướng là Một

 Thân/Tâm cũng là Một

 Như vậy mới đích thị là :

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa  

Và tự động toàn thể Vũ Trụ Vạn Vật đều vượt  ra ngoài mọi Nhị Biên Tương Đối, mọi số lượng, mọi danh từ, mọi lời nói, vượt cả Thời Gian lẫn Không Gian! Chỉ vì Vạn Pháp đều là:

Sự Hóa Hiện của “Chân Như Phật Tính”!  Nhưng chúng ta đừng vội hiểu lầm! mà Chấp Thật rằng: Toàn thể Vạn Pháp hiện hữu chỉ là  huyễn hóa! chỉ là “Tính Không”! Chẳng có gì cả!  Và tất cả vũ trụ, vạn vật hiện hữu đều chỉ là

Sấc Sắc…  Không Không… mà thôi! Cho nên  có gì đâu mà bám, mà víu! Có gì đâu mà khóc, mà cười, mà lo, mà sợ! Nếu chúng ta chấp như thế thì  lại không  phải là Nghĩa Tối Thượng của  Bát Nhã Tính!, không phải là nghĩa Siêu Việt, cũng không phải là nghĩa Vượt ra ngoài Có/Không, Thật/Giả  của:

Bát Nhã Tính như thực, như hư …

Huyễn Hóa mà lại “làThật”

“Là Thật” mà lại Huyễn Hóa.

Trong thực tế Bát Nhã Tính thường hằng hiện hữu Siêu Việt… Việt Siêu… là vậy! chứ không phải là “Cái Rỗng Không”! chẳng có cái gì cả.

Nếu chúng ta cứ ngoan cố, cứ hiểu rằng :

Bát Nhã Tính là Phật Tính chỉ Thanh Tịnh và

Tĩnh Lặng Tuyệt Đối thôi! Thì thiếu đi phần Diệu

-Hữu! Là tự động bị lọt vào nghĩa của “Không Ngơ” là nghĩa Đoạn Diệt Sinh Tử!

 Bát Nhã Tính tuyệt đối nhiệm mầu! Cứ tự động ẩn- mật, âm thầm hóa hiện muôn hình, vạn trạng là các Sắc Tướng hiện hữu chính là Diệu Hữu, là Vũ Trụ Vạn Vật hiện hữu, trong đó có chúng ta! Dù chúng ta tin, hay không tin! Thì Bát Nhã Tính vẫn cứ vận hành mãi như vậy.

 Vâng, Bát Nhã Tính cứ tiếp diễn không hề ngưng nghỉ, dù chỉ một Sát Na!”(ngưng trích)

Nhà nghiên cứu Phật học Nguyên Giác Phan Tấn Hải nói rằng Phật tử dịp đầu xuân nên tới Thiền Viện Sùng Nghiêm để nhận sách này về nghiên cứu và tu học, bởi vì rất hy hữu có pháp môn Thiền Tông để dẫn vào Bát Nhã được giải thích tận tường như thế.

Trường hợp những thắc mắc chưa nhận ra được, Phật tử nên tham khảo trực tiếp với chư tôn đức Thiền Viện Sùng Nghiêm.

Bởi vì, điều quan trọng là ngộ nhập được Thực Tướng Vô Tướng...

Tác phẩm “Bát Nhã Tâm Kinh Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” của  Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền giải thích ở trang 105-106, trích:

“Người thực hành được Về Mặt VôTướng:

 Là những ai tu “Thiền”, và áp dụng được Thiền qua “Chân Lý Bát Nhã” thì về:  Mặt Vô Tướng, họ lại thấy rất là giản dị: Khi ngồi Thiền cũng như khi đi, khi đứng, khi nằm, khi làm việc, lúc nghỉ ngơi … Tất cả mọi hành động vi tế tới đâu… họ đều nhận biết rõ ràng:  

Là Thân/Tâm họ đã Nhất Như, cũng là hội nhập thành “Một” với mọi công việc, và mọi hành động của thân thể. Đó là cái quả khá thành công… về sự “tự động thanh tịnh” từ Thô tới Tế …trong từng  Sát Na của họ.  

Tóm lại, về sự thực hành Thiền trong mọi công việc hàng ngày, mà Thân/Tâm họ được đồng nhất với công việc, và mọi việc đều trọn vẹn, tuyệt đối, trang nghiêm đúng y chỉ Chân Thiện Mỹ như thế, vì họ chẳng hề bao giờ thấy, và bị dính mắc bởi những: địa vị, quan quyền… cũng chẳng hề thấy, và dính mắc bởi những cảnh giầu sang, phú quí… mà trái lại, họ chỉ có một lòng Đại Bi, đối với Vạn Pháp … họ chỉ thấy toàn thể chúng sinh đang thống khổ… đang chìm nổi trong Sinh Tử Luân Hồi…đang cầu được cứu vớt. Đấy mới đích thực là bổn phận và trách nhiệm của họ.”(ngưng trích)

Xin nhắc lại: Nhân dịp Xuân Kỷ Hợi, Thiền Viện Sùng Nghiêm kính tặng tới tất cả đồng hương quyển sách “Bát Nhã Tâm Kinh: Trực Chỉ Lý Giải Ngắn Gọn” dày 270 trang, gồm 2 phần Lý Giải:

1. Bát Nhã Tâm Kinh (Trực chỉ ngắn gọn);

2. Như Lai Tạng (Trực chỉ hữu hiệu nhất để thoát khỏi Sinh Tử Luân Hồi).

Sách sẽ trao tặng trong các ngày từ mùng 1 Tết tới ngày 15 Tết -- tức là từ Thứ Ba ngày 5/2/2019 tới Thứ Ba ngày 19/2/2019.

Tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, 11561 Magnolia St, Garden Grove, CA 92841 -- Phone: (714) 636-0118.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.