Hôm nay,  

Hai Mươi Năm Lăm Xuân Hồng Ân

22/01/201900:00:00(Xem: 4084)
Bùi Thy Vinh

 
Sau những ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh, Cộng Đoàn Thánh Giuse Tacoma của chúng tôi đang rộn ràng chào đón xuân sang với nhiều sinh hoạt thật đặc biệt mang tính độc đáo mà chỉ có cộng đoàn thương mến của tôi mới có. Cùng chuẩn bị đón xuân mới với lòng náo nức, nhiều niềm vui khiến tôi chạnh nhớ về những mùa xuân của tôi và gia đình trên đất nước cờ hoa này, trên thành phố Tacoma như là quê hương thứ hai của mình.

Ngày ấy vào những năm đầu của thập niên 90, Hội Đồng Hương Người Việt ở Tacoma thường tổ chức mừng xuân tại nhà chú thím Tuân - người bảo trợ cho nhiều gia đình người Việt tỵ nạn theo chương trình H.O và con lai, trong đó có gia đình tôi. Tôi còn nhớ như in cái Tết đầu tiên, trong giờ khắc linh thiêng của ngày đầu năm, người chủ tọa đứng lên khai mạc buổi lễ. Ông chia sẻ tâm tình với lòng thiết tha nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Giây phút ấy, không khí náo nhiệt của buổi tiệc bỗng dưng lắng xuống, vang lên tiếng sụt sùi hòa với những giọt lệ, ánh mắt đượm buồn ưu tư. Ai nấy đều lặng người khi hồi tưởng khi nhớ về đất nước bên kia bờ đại dương, mường tượng đến dãi đất cong cong hình chữ S. Quê hương, ôi hai tiếng thiêng liêng giờ đây đã nghìn trùng xa cách, thăm thẳm mịt mù. Còn đâu lời ru của mẹ bên lũy tre làng gió nhè nhẹ đong đưa, dòng sông nên thơ xanh ngắt bóng dừa, lúa chín vàng tỏa hương ngạt ngào và xa xa đàn chim én chao mình tìm về tổ ấm.

Cùng tâm trạng đó, tôi cũng chạnh lòng nhớ quê hương da diết. Nhớ những ngày cuối năm truớc sân nhà hoa vạn thọ khoe sắc vàng tươi cạnh luống tần ô, ngò xanh mơn mởn. Những chú bướm hiền hòa khoác lên mình bộ áo sặc sở nhởn nhơ lượn lờ trên những nụ hoa xuân tỏa hương thơm lừng. Người người nhà nhà tất bật ra vườn đốn lá chuối, chặt tre chẻ lạt gói bánh chưng bánh tét. Tiếng xoong nồi chạm nhau loảng xoảng cùng với tiếng lợn gào thét vì bị các bác các anh đem ra chọc tiết. Tiếng các bà các chị ơi ới rủ nhau đi chợ cuối đông.

Đêm ba mươi bên bếp lửa hồng trông nồi bánh chưng thơm lừng đang sôi sùng sục, nghe nội kể chuyện đời xưa. Ngoài hiên tiếng pháo giao thừa rộn rã xa gần, nhịp nhàng theo tiếng gà gáy sang canh … Ôi! Tất cả những âm thanh và hình ảnh ấy đã gắn liền với tuổi thơ cùng những kỷ niệm vui buồn theo tôi lớn dần theo năm tháng, biết bao giờ mới tìm lại được!

Tiệc tan mọi người ra về để lại trong tôi sự trống vắng lạ thường với cõi lòng đầy ắp nhớ thương. Con đường đi tìm tự do phải đánh đổi nhiều thứ, bỏ lại quê hương, bỏ lại bao tình thân và ra đi không hẹn ngày về. Thời điểm ấy những lá thư viết tay là cách duy nhất làm giảm bớt nổi niềm lo lắng cho người thân cách xa ngàn trùng. Nhiều lúc trông chờ những cánh thư đến mõi mòn vì thư đến tay cũng mất hai ba tháng là chuyện bình thường, chưa kể những lá thư bị thất lạc. Lo lắng và trông chờ nhưng cố trấn tỉnh trong lòng mình là người thân vẫn bình an để mong đến ngày đoàn tụ.

Niềm tin đó là động lực giúp tôi bưóc vào cuộc sống mới nơi xứ người với bao khó khăn chồng chất, bao trăn trở lo toan như ông bà ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Một mặt phải cố gắng hội nhập, thích nghi với những tập tục và nếp sống đầy khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, mặt khác phải đối diện với sự lạc lỏng, chơ vơ với nỗi niền ưu tư khắc khoải.

Hồi tưởng lại những bước đầu chập chững đầy chông gai trên đất lạ, trời mùa đông lạnh giá, ngày ngày chị em tôi phải lội bộ một quãng đường xa để đón xe buýt tới trường, tới sở làm. Biết bao lần vấp ngã đau điếng trên tuyết đá. Nhắc đến tiếng Anh là nuốt không trôi vì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Khó khăn chồng chất khó khăn, muốn có bằng lái xe cần Anh Văn, muốn có việc làm tốt hơn cần Anh Văn, muốn được đối xử bình đẳng cần Anh Văn … Hình như từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần tiếng Anh. Vừa căng thẳng với việc học, vừa áp lực với việc làm nhiều lúc khiến chúng tôi nản chí hoang mang …

Cứ thế, ngày nào chúng tôi cũng ra khỏi nhà từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Người tội nhất là ba tôi, ngày ngày ông trầm mình trong nỗi cô đơn giữa bốn bức tường hiu quạnh, nhớ con nhớ cháu bên quê nhà, không hàng xóm láng giềng, không người thân kẻ thuộc. Vì tương lai của chị em tôi nên ba đã hy sinh chịu đựng. Nhiều lúc thấy ba buồn, mắt nhìn xa xăm hướng về quê mẹ, nước mắt như chực tuôn trào mà lòng tôi xót xa.

Vậy mà đã thoáng chốc một phần tư thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày tôi và gia đình rời quê hương ra đi. Những gì chúng tôi có được hôm nay nhờ vào những nổ lực của chính mình và sự hỗ trợ của mọi thành viên trong gia đình. Giờ đây cuộc sống của chúng tôi tương đối ổn định, tôi cảm thấy hài lòng và trân quý những gì Chúa đã ban cho.  Ba tôi vui hưởng tuổi già bên con cái cháu chắt. Con tôi được học hành tới nơi tới chốn … Xa rồi những tháng ngày cơ bần, thoát khỏi ách vô thần, độc trị.

Cộng Đoàn Thánh Giuse như là gia đình lớn của tôi. Nhờ nơi đây, con cháu tôi được theo học các lớp Việt Ngữ, được tham gia trong các sinh hoạt hội đoàn, cùng các anh chị em chung tay góp sức xây dựng nhà Chúa tùy theo khả năng. Đặc biệt những ngày đại lễ như mừng Chúa Giáng Sinh, Phục Sinh … dưới sự lãnh đạo của cha chánh xứ Đaminh, nhờ sự phục vụ tận tình của quý Sơ dòng Mến Thánh Giá phối hợp với tài năng của anh chị em trong các ban ngành đoàn thể  nên làm cho các thánh lễ và các sinh hoạt  Thánh Lễ thêm phần linh thiêng, long trọng và đầy tính sáng tạo!

Đặc biệt những năm gần đây cộng đoàn có chương trình gói bánh chưng bánh tét mừng xuân thật sôi động và ý nghĩa. Mọi lứa tuổi đều tham gia, mỗi người mỗi việc, chung tay để gói nên những chiếc bánh thật đẹp, thật ngon dâng lên Chúa Xuân với lòng cảm tạ ông bà tổ tiên cùng các bậc tiền nhân. Xong phần Thánh Lễ tân niên với nhiều nghi thức mang tính truyền thống và nét văn hóa đặc thù của dân tộc để lại từ ngàn xưa, cộng đoàn cùng nhau xuống hội trường dự liên hoan văn nghệ mừng xuân. Mặc dù bên ngoài thời tiết rất lạnh nhưng bên trong hội trường bầu không khí trái ngược lại, thật ấm áp. Mọi người cười nói vui vẻ nét mặt hân hoan, ngập tràn hạnh phúc vì được hít thở không khí tự do, được cơm no áo ấm, không còn gò bó ngột ngạt, khốn khổ như ở quê nhà. Ở đây tuy không có hoa mai hoa đào đua nở nhưng lòng người ai nấy đều nở hoa.

Nhìn lại chặng đường hai mươi năm lăm năm dài viễn xứ, một bước ngoặc của gia đình tôi gầy dựng cơ ngơi từ hai bàn tay trắng với bao khó khăn thăng trầm, đó phải chăng là hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi? Người đã luôn dẫn dắt, đồng hành và nâng đỡ chúng tôi trong từng hoàn cảnh, từng bước đi để đến được bến bờ tự do, an cư lạc nghiệp.

Có được cuộc sống như ngày nay, tôi luôn ghi nhớ ơn của chính phủ Mỹ đã cưu mang những người khốn khó như chúng tôi. Cám ơn chú thím Tuân và các cô chú bạn bè đã trợ giúp cũng như nâng đỡ tinh thần gia đình tôi trong những ngày mới hội nhập vào cuộc sống mới trên xứ lạ. Và con xin cám ơn ba của chúng con, đấng sanh thành đã nuôi dưỡng chúng con nên người, người đã hy sinh với mọi cách để đưa các con thoát khỏi cảnh khổ cực, đến nơi thanh bình no ấm. Và ba ơi, công lao cũng như tình thương của ba dành cho chúng con nay được đền bù xứng đáng và con biết là ba vui và hài lòng lắm, phải không ba?

Trong tâm tình tri ân, con xin dâng lên Chúa lời cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Chúa. Con xin cám ơn Cha Xứ, quý Sơ, quý tu sĩ nam nữ cùng ông bà anh chị em trong Cộng Đoàn Thánh Giuse – Giáo Xứ Thánh Anna đã luôn thương mến, nhớ đến con trong lời cầu nguyện. Đã cho con cháu con có được môi trường sinh hoạt lành mạnh. Ước mong các thế hệ trẻ sẽ nối gót những người đi trước duy trì và phát triển cộng đoàn một cách thiết thực và hiệu quả để bảo tồn nền văn hóa, cống hiến tài năng đưa ngôi thánh đường yêu mến này trở thành ngôi nhà tình thương, phụng thờ Thiên Chúa.

Trước thềm năm mới con xin kính chúc Cha, quý Sơ, quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn cùng tất cả ân nhân bạn hữu xa gần một năm mới tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và sức khoẻ dồi dào.

 Bùi Thy Vinh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.