
Cán bộ ra hải ngoại chữa bệnh.
SAIGON -- Cán bô và dân nhà giàu rủ nhau ra nước ngoài chữa bệnh... Tới 40.000 người VN ra hải ngoại chữa bệnh. Trong khi đó, 300.000 Việt kiều về VN chữa bệnh.
Báo Người Đưa Tin nói rằng riêng trong năm 2018, người Việt tốn 2 tỉ USD để ra nước ngoài chữa bệnh...
Bản tin nói rằng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến công bố, năm 2018 có khoảng 40.000 người Việt sang nước ngoài chữa bệnh, tiêu tốn 2 tỉ USD.
Sáng 16/1, bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 kế hoạch năm 2019. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến công bố thông tin, năm 2018, 40.000 người Việt sang nước ngoài chữa bệnh đã chi khoảng 2 tỉ USD để điều trị. Một con số đáng suy ngẫm.
Bản tin ghi một thực tế là: bất kể trong những năm gần đây, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đã có nhiều thay đổi, chuyển biến trong dịch vụ và chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, trên thực tế, những người dân có điều kiện khá giả vẫn có tâm lý là sang nước ngoài chữa bệnh cho “yên tâm”.
Lý do được Bộ trưởng đưa ra là bởi hầu hết các cơ sở y tế mới chỉ tập trung vào chữa bệnh mà chưa có đủ điều kiện chăm sóc toàn diện người bệnh, lợi thế của y dược cổ truyền chưa phát huy tốt.
Vì tình hình đôla rủ nhau ra ngoài theo người dân chữa bệnh, chính phủ mới níu kéo, bản tin dẫn theo báo Pháp Luật Plus viết:
“...bộ Y tế đang đặt mục tiêu thay đổi về phân bổ ngân sách và đầu tư để giữ chân những người bệnh giàu có ở lại điều trị trong nước, đồng thời thu hút nửa triệu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, thay vì di chuyển sang các nước trong khu vực hoặc về nước.
“Cụ thể là cần nhắm vào những người nước ngoài công tác và du lịch tại Việt Nam, làm sao họ thấy được chúng ta có kỹ thuật tốt, máy móc hiện đại và hạn chế nhiều người ra nước ngoài chữa bệnh. Để làm được như vậy phải công tác truyền thông, quảng bá phải thật tốt” - Bộ trưởng trả lời trên Pháp luật plus.”
Thực ết là dịch vụ VN thua xa quốc tế... một bác sĩ nói.
Báo Người Đưa tin kể:
“Về dịch vụ- mấu chốt của vấn đề khiến bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh, chính bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng từng nhận xét dịch vụ của bệnh viện Việt Nam thua kém nhiều so với nước ngoài.
Dịch vụ chăm sóc là yếu tố quan trọng khiến người Việt ra nước ngoài chữa bệnh.
Chia sẻ trên Zing, bác sĩ Sơn thẳng thắn nhận định, do bệnh viện tuyến trên của ta quá tải, bệnh nhân phải chờ lâu, thái độ của nhân viên y tế, vấn đề về dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý trong điều trị cũng kém hơn nước ngoài rất nhiều. Vì vậy, những gia đình có điều kiện ra nước ngoài chữa bệnh cũng là điều dễ hiểu.”
Tuy nhiên, vẫn có nhiều Việt kiều về VN chữa bệnh...
Báo Người Đưa Tin viết:
“Năm 2018, ngành y tế nước ta ghi nhận đã tiếp nhận và chữa trị cho gần 300.000 người là Việt kiều, người bệnh ở các quốc gia lân cận như Campuchia, Lào, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến khám bệnh. Đó là điểm sáng rất đáng ghi nhận, tuy nhiên dựa và tình hình thực tế, ngành Y tế còn nhiều điều cần làm để phát triển du lịch y tế, như bố trí khu khám chữa bệnh riêng cho khách du lịch y tế, có lực lượng y bác sĩ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, và cần có cả giá cả, phương thức thanh toán phù hợp.”
Gửi ý kiến của bạn