ROME -- Có phải nhà ngoại giao Bắc Hàn đang đào tỵ muốn xin sang Mỹ tỵ nạn?
Bản tin KBS ghi rằng CIA từ chối trả lời thông tin Đại sứ tạm quyền Bắc Hàn tại Ý muốn tị nạn ở Mỹ.
Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã từ chối trả lời Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc (KBS) về việc một hãng truyền thông của Ý đưa tin Đại sứ tạm quyền Bắc Hàn ở Ý Jo Song-gil mong muốn tị nạn tại Mỹ.
Trước câu hỏi của phóng viên KBS về việc liệu Mỹ có cung cấp cho ông Jo cùng gia đình nơi lánh nạn hay không, một quan chức phụ trách báo chí của CIA tuyên bố không thể cung cấp bất cứ thông tin tham khảo nào liên quan tới câu hỏi này.
Trước đó, nhật báo uy tín "La Repubblica" của Ý cho biết ngay trước khi hết nhiệm kỳ vào cuối tháng 11 năm ngoái, ông Jo đã đề nghị sự giúp đỡ của Chính phủ Ý và hiện tại cơ quan tình báo của Ý đang bảo hộ cho ông này.
Tờ báo còn khẳng định ông Jo hy vọng được tị nạn tại Mỹ. Do đó, tình báo Ý đã thảo luận ngầm với Mỹ về việc bảo đảm an toàn cho ông Jo. Washington đã đề nghị thảo luận kín về vấn đề này, do lo ngại việc một nhà ngoại giao miền Bắc chạy sang Mỹ tị nạn có thể sẽ tác động không tốt tới quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều hiện nay.
Bản tin khác của KBS ghi lời Cố vấn đặc biệt về vấn đề thống nhất, ngoại giao và an ninh Phủ Tổng thống Moon Chung-in của Nam Hàn hôm thứ Bảy (5/1) phát biểu rằng để tìm ra bước đột phá cho tình trạng bế tắc trong đàm phán Mỹ-Triều hiện nay, Bắc Hàn phải chứng tỏ bằng hành động mạnh mẽ, trong khi Mỹ cần phải dỡ bỏ một phần cấm vận với miền Bắc.
Xuất hiện trong một chương trình phỏng vấn trên kênh Youtube của Quỹ Roh Moo-hyun mang tên "Rhyu Si-min sẽ cho bạn biết" vào cùng ngày, Cố vấn Moon cho rằng sẽ rất khó để yêu cầu Mỹ hay Bắc Hàn phải nhượng bộ trước.
Quỹ Roh Moo-hyun được thành lập vào tháng 11 năm 2009, sau khi cố Tổng thống thứ 16 của Hàn Quốc Roh Moo-hyun qua đời, với mục đích ca ngợi, kế thừa, phát huy giá trị tư tưởng, sự nghiệp của cố Tổng thống Roh, tạo nền móng quan trọng xây dựng quốc gia và phát triển chủ nghĩa dân chủ. Ông Rhyu Si-min hiện là Chủ tịch Quỹ này, từng giữ chức Bộ trưởng Y tế và phúc lợi dưới thời Chính phủ Roh Moo-hyun.
Ông Moon nhấn mạnh ngoài việc phá dỡ bãi thử hạt nhân xã Punggye (huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamggyong), thì Bắc Hàn vẫn chưa có hành động đáng kể nào khác. Và mặc dù nước này nói rằng cơ sở hạt nhân Punggye đã bị phá hủy trên hai phần ba, song vẫn cần phải kiểm chứng điều này.
Cố vấn Moon phân tích nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhượng bộ trước Bắc Hàn, thì có thể sẽ làm dấy lên dư luận phản đối mạnh mẽ trong nội bộ nước Mỹ. Do đó, nếu miền Bắc có hành động cụ thể trước thì tình hình sẽ có thể khác đi. Thay vì đàm phán bằng lời nói suông như hiện nay, hai nước phải chuyển sang đàm phán bằng hành động.
Về việc có ý kiến cho rằng quan hệ liên Triều đang "tăng tốc" nhanh hơn quan hệ Mỹ-Triều, Cố vấn Moon nêu rõ: Tổng thống Moon Jae-in đã nhận định rằng dù quan hệ Mỹ-Triều có xấu đi, nhưng nếu quan hệ liên Triều diễn tiến tốt đẹp, thì Tổng thống sẽ có thể thuyết phục Bắc Hàn để giải quyết vấn đề quan hệ Mỹ-Triều.
Mặt khác, Cố vấn Moon cho biết việc chuyến thăm Seoul của Chủ tịch Kim Jong-un bị trì hoãn là bởi sự phản đối của đội ngũ cố vấn của ông này. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng nếu chuyến thăm diễn ra thành công, tạo ra được một bước đột phá mới, thì tiến trình phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều sẽ đạt được tiến triển. Tiếp đó, Liên hợp quốc sẽ dỡ bỏ cấm vận với miền Bắc, và quan hệ liên Triều sẽ được thúc đẩy hơn nữa.
Bản tin KBS ghi rằng CIA từ chối trả lời thông tin Đại sứ tạm quyền Bắc Hàn tại Ý muốn tị nạn ở Mỹ.
Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã từ chối trả lời Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc (KBS) về việc một hãng truyền thông của Ý đưa tin Đại sứ tạm quyền Bắc Hàn ở Ý Jo Song-gil mong muốn tị nạn tại Mỹ.
Trước câu hỏi của phóng viên KBS về việc liệu Mỹ có cung cấp cho ông Jo cùng gia đình nơi lánh nạn hay không, một quan chức phụ trách báo chí của CIA tuyên bố không thể cung cấp bất cứ thông tin tham khảo nào liên quan tới câu hỏi này.
Trước đó, nhật báo uy tín "La Repubblica" của Ý cho biết ngay trước khi hết nhiệm kỳ vào cuối tháng 11 năm ngoái, ông Jo đã đề nghị sự giúp đỡ của Chính phủ Ý và hiện tại cơ quan tình báo của Ý đang bảo hộ cho ông này.
Tờ báo còn khẳng định ông Jo hy vọng được tị nạn tại Mỹ. Do đó, tình báo Ý đã thảo luận ngầm với Mỹ về việc bảo đảm an toàn cho ông Jo. Washington đã đề nghị thảo luận kín về vấn đề này, do lo ngại việc một nhà ngoại giao miền Bắc chạy sang Mỹ tị nạn có thể sẽ tác động không tốt tới quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều hiện nay.
Bản tin khác của KBS ghi lời Cố vấn đặc biệt về vấn đề thống nhất, ngoại giao và an ninh Phủ Tổng thống Moon Chung-in của Nam Hàn hôm thứ Bảy (5/1) phát biểu rằng để tìm ra bước đột phá cho tình trạng bế tắc trong đàm phán Mỹ-Triều hiện nay, Bắc Hàn phải chứng tỏ bằng hành động mạnh mẽ, trong khi Mỹ cần phải dỡ bỏ một phần cấm vận với miền Bắc.
Xuất hiện trong một chương trình phỏng vấn trên kênh Youtube của Quỹ Roh Moo-hyun mang tên "Rhyu Si-min sẽ cho bạn biết" vào cùng ngày, Cố vấn Moon cho rằng sẽ rất khó để yêu cầu Mỹ hay Bắc Hàn phải nhượng bộ trước.
Quỹ Roh Moo-hyun được thành lập vào tháng 11 năm 2009, sau khi cố Tổng thống thứ 16 của Hàn Quốc Roh Moo-hyun qua đời, với mục đích ca ngợi, kế thừa, phát huy giá trị tư tưởng, sự nghiệp của cố Tổng thống Roh, tạo nền móng quan trọng xây dựng quốc gia và phát triển chủ nghĩa dân chủ. Ông Rhyu Si-min hiện là Chủ tịch Quỹ này, từng giữ chức Bộ trưởng Y tế và phúc lợi dưới thời Chính phủ Roh Moo-hyun.
Ông Moon nhấn mạnh ngoài việc phá dỡ bãi thử hạt nhân xã Punggye (huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamggyong), thì Bắc Hàn vẫn chưa có hành động đáng kể nào khác. Và mặc dù nước này nói rằng cơ sở hạt nhân Punggye đã bị phá hủy trên hai phần ba, song vẫn cần phải kiểm chứng điều này.
Cố vấn Moon phân tích nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhượng bộ trước Bắc Hàn, thì có thể sẽ làm dấy lên dư luận phản đối mạnh mẽ trong nội bộ nước Mỹ. Do đó, nếu miền Bắc có hành động cụ thể trước thì tình hình sẽ có thể khác đi. Thay vì đàm phán bằng lời nói suông như hiện nay, hai nước phải chuyển sang đàm phán bằng hành động.
Về việc có ý kiến cho rằng quan hệ liên Triều đang "tăng tốc" nhanh hơn quan hệ Mỹ-Triều, Cố vấn Moon nêu rõ: Tổng thống Moon Jae-in đã nhận định rằng dù quan hệ Mỹ-Triều có xấu đi, nhưng nếu quan hệ liên Triều diễn tiến tốt đẹp, thì Tổng thống sẽ có thể thuyết phục Bắc Hàn để giải quyết vấn đề quan hệ Mỹ-Triều.
Mặt khác, Cố vấn Moon cho biết việc chuyến thăm Seoul của Chủ tịch Kim Jong-un bị trì hoãn là bởi sự phản đối của đội ngũ cố vấn của ông này. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng nếu chuyến thăm diễn ra thành công, tạo ra được một bước đột phá mới, thì tiến trình phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều sẽ đạt được tiến triển. Tiếp đó, Liên hợp quốc sẽ dỡ bỏ cấm vận với miền Bắc, và quan hệ liên Triều sẽ được thúc đẩy hơn nữa.
Gửi ý kiến của bạn