Hôm nay,  

Ông Già Nô En Bị Treo Cổ Và Hỏa Thiêu

22/12/201800:00:00(Xem: 4196)
HOA THIEU_ong gia_noel
Hòa thiêu Ông già Nô En.

 
Nguyễn thị Cỏ May

 
Ở các nước Công giáo, nhứt là Tây phương, khi nói tới lễ Giáng sanh không thể không nhắc tới giai thoại về Ông Già Nô En leo ống khói lò sưởi đi xuống, vào nhà để phát quà và bánh kẹo cho trẻ con ngoan. Một ông già râu bạc, áo choàng màu đỏ, đúng là hình ảnh tượng trưng cho một con người hiền từ, thương yêu trẻ con, từ suốt nhiều thế kỷ qua, đã làm cho trẻ con, cứ tới ngày 24 tháng 12, ra đứng bên cửa sổ ngóng trông, mở to mắt nhìn lên nền trời, chờ chiếc xe nai (lộc – rennes), và tiếng cười của Ông Già Nô En, để reo mừng ông sắp tới.

Nhưng Ông Già Nô En của trẻ con lại bị hỏa thiêu trước Thánh đường Dijon! Chẳng lẽ, cũng như xưa nay, người hiền lành thường bị nạn? Mà ông lại bị nạn thật khủng khiếp.

Ông Già Nô En bị hỏa thiêu trước nhà thờ

Nhựt báo France Soir (đình bản từ lâu) số ra chiều ngày 24 tháng 12 năm 1951 tại Paris loan một tin tức mang  tính thời sự cuối năm làm cho mọi người có dịp liếc qua cái tít đều không khỏi sửng sốt «Ông Già Nô En bị hành hình».

Tiếp theo dưới tít những dòng giới thiêu nội dung bài báo, viết rõ hơn “Ông  Già Nô En bị hành hình: ông bị hỏa thiêu  trước mặt hằng  trăm trẻ con ngay tại Công trường Thị xã Dijon (miền Trung nước Pháp). Ông Thị trưởng của Dijon vắng mặt, không tham dự cuộc hành hình này».

Bài báo viết tiếp “Ông Già Nô En bị treo cổ trưa hôm qua, tức trưa ngày 23 tháng 12 năm 1951, ngay trước rào sắt của nhà thờ chánh tòa Dijon và bị hỏa thiêu trước công chúng. Sự hành hình ngoạn mục này diễn ra trước mắt hằng trăm trẻ con của giới chủ nhơn. Và cũng được giới tăng lữ chấp thuận vì các tăng lữ đã từng lên án Ông Già Nô En là kẻ tiếm danh và không được giáo hội thừa nhận. Ông bị các tăng lữ buộc tội là kẻ tục hóa thánh lễ  Giáng sanh và chiếm đoạt một vị trí quá ưu đãi của lễ. Người ta còn trách ông đã tiến vào các trường học công lập chiếm đoạt chỗ của máng cỏ thiêng liêng».           

Bài báo viết rõ hơn «Đúng 3 giờ chiều Chủ nhựt, ông già hiền lành đau khổ, râu bạc phơ, đã phải trả cái giá cho một lỗi lầm mà những kẻ từng ngưỡng mộ ông, tôn sùng ông, mới là kẻ có tội. Ngọn lửa bốc lên thiêu rụi bộ râu của ông và ông đã ngã xuống trong đám khói đen».

Sau cuộc hành hình, một thông cáo phổ biến với nội dung như sau:

“Đại diện cho những gia đình Công giáo của Giáo xứ muốn chống lại sự nói dối, 250 trẻ con, tập họp trước cổng chánh của nhà thờ Dijon, đã hỏa thiêu Ông Già Nô En.

Đây không phải là một việc làm để tiêu khiển, mà là một cử chỉ tiêu biểu. Ông Già Nô En đã hi sanh vì tôn giáo. Ông chết vì đạo! Thật ra, sự nói dối không thể đánh thức tình cảm tôn giáo ở trẻ con và cũng không thể là một phương pháp giáo dục.

Với chúng tôi, người Công giáo, lễ Nô En phải luôn luôn là lễ sanh nhựt của Chúa Cứu thế».

Sự hành hình Ông Già Nô En trước Công trường nhà thờ đã được đông đảo dân chúng hoan nghênh và đón nhận nhiều lời phê bình mạnh dạng của người Công giáo.

Nhưng sự hỏa thiêu Ông Già Nô En liền chia rẽ dư luận sau đó.

Có 2 Dijon và Ông Già Nô En phục sinh

Khói lửa vừa tan, thành phố Dijon chờ sự phục sinh của Ông Già Nô En bị hỏa thiêu chiều hôm qua ở Công trường nhà thờ. Ông sẽ sống lại tối nay, vào 6 giờ, tại Tòa Thị xã Dijon. Thật vậy, một thông cáo chánh thức vừa được phổ biến, như hàng năm, kêu gọi trẻ con Dijon tập họp ở Công trường Giải phóng trước Thị xã. Tiếng nói phát ra từ chiếc máy phóng thanh trên mái Tòa thị xã và âm thanh như lướt theo áng sáng của những chiếc đèn pha.

Cùng ở Âu châu, ở Hòa-lan tiếp nối biên giới Pháp, và các nước Bắc Âu, người ta cho rằng Ông Già Nô En là biến thể cuối cùng của thánh Nicolas. Ở đó, trẻ con chờ thánh Nicolas cho quà vào ngày lễ cuối năm. Và cũng không phải ngày Nô En.

Vào thời Trung cổ, ở Flandre, Lorraine và Hòa-lan, thánh Nicolas xuất hiện để cho quà trẻ con vào ngày 6 tháng 12. Người làm thánh Nicolas, không phải người lớn, đi xe nai từ trên Trời đáp xuống ông khói lò sưởi, mà là trẻ con mang râu trắng, choàng chiếc áo giám mục, tới từng nhà, phát quà cho trẻ con ngoan, đồng thời, Ông Già Fouettard, tay cầm chiếc roi, hăm dọa phạt đòn những đưa trẻ nào không biết vâng lời thầy cô, cha mẹ.

Có thuyết nói rằng Ông Già Nô En ở Mỹ là thánh Nicolas xuất hiện từ Santa Claus và qua Pháp vào Đệ I Thế chiến trở thành Ông Già Nô En.

Ông thánh Claus mặc áo choàng, quần đỏ, người phải mập tròn, miệng luôn luôn cười, đúng hình ảnh người Mỹ chánh gốc – không phải người Mỹ gốc Việt – vì người Mỹ chánh gốc biểu hiện ở bản thân sự dư thừa vitamines.

Nhưng theo nhà nhơn chủng học  Lévi-Strauss, Ông Già Nô En và những lễ lộc không phải là một sự sáng tạo gần đây, mà đó là sự phục hồi và đổi mới những điều đã có theo từng thời kỳ. Cả phát quà, cây thông, giấy gói quà, mọi thứ đều phát xuất từ những tập tục đã có từ trước và chỉ được lập lại. Cả đó là thánh Nicolas, là lễ ma Halloveen, Ông  Già Fouettard, Ông Già Nô En và nhiều nhơn vật nữa thay đổi vai trò với nhau hay đối nghịch nhau, kẻ thiện người ác, từ hằng chục thế kỷ qua. (Claude Lévi–Strauss, «Le Père Nô En supplicié», đăng lần đầu tiên trong tập san Les Temps Modernes, số 3/1952, Paris và tái bản bỡi nhà Sables, 1996).

Cho tới thế kỷ XX, các nước theo văn hóa La-tin và Công  giáo, chọn thánh Nicolas còn các nước Anglo-saxons thì lại chọn quan hệ đối nghịch như lễ ma Halloween đi liền với Giáng sanh.

Tuy thánh Fouettard vẫn là nhơn vật không thể thiếu trong lễ Nô En nhưng phần lớn trẻ con không biết ông. Vì chúng không mấy yêu ông?

Mà đúng là trẻ con khó yêu ông thiệt. Mà còn sợ ông xanh mặt mỗi khi nghe nói ông sẽ tới. Ông hoàn toàn trái ngược với Ông Già Nô En, cả về cách cư xử với trẻ con và ngoại hình. Ngoài vai trò phạt trẻ con, trai cũng như gái, không ngoan, Ông Già Fouettard có bộ râu dài, khi màu đen, khi màu đỏ, mặc áo choàng đen, mang đồi ủng lớn hoặc đôi guốc gõ lốc cốc vang lên theo mỗi bước đi, nhứt là cái mũ của ông có hai cái sừng trông ghê sợ.

Dễ sợ hơn nữa, ông còn có cái đuôi làm cho trẻ con tưởng tượng đó là con quỉ. Trẻ con phải ù chạy trốn khi nghe ông tới vì cứ mỗi bước đi, ông quất ngọn roi vang tiếng «tróc tróc», từ đó có tên của ông là Fouettard (fouet là cây roi, fouetter là quất roi). Không phải chỉ có cây roi làm cho trẻ con sợ mà trên người của ông còn mang nhiều thứ lạ lùng khác như dây xích, chuông, lục lạc, …

Nguồn gốc Ông Già Fouettard, cho tới ngày nay, vẫn còn là một điều huyền bí. Khó có ai biết rõ ông sanh ra ở đâu bởi nguồn gốc của ông thay đổi từ xứ này qua xứ khác mặc dầu hình ảnh của ông vẫn không thay đổi. Nhưng cái thời điểm được nhiều người chấp nhận là ông sanh vào giữa thế kỷ XVI.

Người ta nhớ lại các thầy giáo kết hợp Ông Già Nô En với Ông Già Fouettard, hai hình ảnh tiêu biểu sự thưởng phạt, để khuyến khích trẻ con ngoan hiền và chăm học.

Sẽ không còn lễ Nô En?

Lễ Nô En kỷ niệm ngày sanh của Đấng Christ. Như vậy nay là năm thứ 2018. Nhưng nó sẽ không bị mất tên gọi khi xã hội diễn biến đã cuốn theo bao nhiêu sự thay đổi?

Ai cũng biết Pháp là nước Công giáo hơn các nước khác ở Âu châu. Vì  hoàn cảnh chánh trị mà vào thế  kỷ  thứ  XIV, Pháp từng là quê hương của 9 vị Giáo hoàng và thành phố Avignon ở Miền Nam nước Pháp vì đó được biến thành Thủ đô Thiên chúa giáo.

Nhưng năm nay, thiệp chúc Nô En của cả tổ chức Công giáo lại không ghi «Chúc mừng Giáng sanh» mà ghi rõ «Chúc mừng lễ cuối năm». Biểu ngữ, đèn hoa trên đường phố năm nay, phần lớn, cũng mang những câu rất hiền lành như «Chúc mừng lễ», «Chúc mừng Năm mới». Tuyệt nhiên trên đèn màu không còn hình ảnh Đức Mẹ với Chúa Hài đồng. Máng cỏ, cây thông cũng vắng ở nhiều nơi công cộng như trường học, công sở.

Trưởng Nữ của Giáo hội muốn tránh đụng chạm tới Hồi giáo để nước Pháp được yên lành, không bị Hồi giáo khủng bố? Hay vì tôn trọng luật thế tục của chánh phủ xã hội chủ nghĩa? Hay muốn thật sự cởi bỏ cái mặc cảm gốc rễ từ thời Giáo hội bao trùm lên toàn xã hội Pháp?

Trên thực tế, lễ Giáng sanh ngày nay đã trở thành ngày Hội vui chơi, buôn bán và được quốc tế hóa. Ngoại trừ các nước với chánh quyền Hồi giáo.

Sự việc Ông  Già Nô En bị treo cổ và hỏa thiêu trước nhà thờ Dijon năm 1951 đã không khỏi gây bất ổn khá trầm trọng trong dư luận chánh giới Pháp. Người ta tự hỏi phải chăng những người làm chánh trị của ta không biết tìm cách nào khác hơn để chia rẻ thêm xã hội đã phân hóa thành nhiều mảnh vụn hơn là dựng những máng cỏ nơi công cộng?

Để can thiệp vào tình hình xã hội biến chuyển khá phức tạp, Viện Quốc Chánh đã ban hành một quyết định thận trọng cho phép làm máng cỏ Giáng sanh ở các Tòa Thị xã, nhưng kèm nhiều điều kiện rất gắt gao để tránh mọi hiểu lầm là có hậu ý tuyên truyền tôn giáo. Chưng bày máng cỏ phải hoàn toàn thể hiện tính văn hóa, tính nghệ thuật hoặc lễ lạc mà thôi. Quyết định của Viện Quốc Chánh có nhắc lại coi việc chưng bày máng cỏ ở nơi công cộng có thât sự đáp ứng «nhu cầu tại chỗ» hay không? Máng cỏ trong mọi trường hợp phải không ngụ ý nêu lên một hình thức «thờ cúng» hoặc một «ưu thế tôn giáo».

Viện Quốc Chánh mà còn phải dè dặc để mong tránh mích lòng những di dân Hồi giáo ở Pháp thì Trưởng Nữ của Giáo hội chắc một ngày nào đó sẽ phải sống lưu vong thôi! Nhưng đừng qua Việt nam vì Huyện ủy Nhà bè năm nay ra lệnh cấm dân chúng làm lễ Nô En.

Cộng sản mà. Tôn giáo vẫn là xì-ke nguy hiểm!

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.