HANOI - Việt Nam dự tính trở thành một trong những nước xuất cảng lao động lớn nhất thế giới. Tin này do tờ Orange County Register loan hôm Chủ Nhật.
Theo kế hoạch này, Việt Nam sẽ xuất cảng 1 triệu lao động ra hải ngoại vào năm 2010.
Bộ Lao Động và Thương Binh CSVN tường trình có khoảng 32,000 lao động tại hải ngoại năm ngoái, tăng từ số 22,000 lao động đã gửi 220 triệu đô về nước trong năm 1999.
Các nơi nhập cảng thợ Việt nhiều nhất là Nam Hàn, Lào, Nhật, Đài Loan, Libya, United Arab Emirates, Senegal và các nước và các đảo vùng Thái Bình Dương.
Nhưng nhà nước CSVN đã đối xử với các lao động này ra sao" Rất là tệ, nếu cứ nhìn vào trường hợp 250 thợ may Việt Nam tạo đảo Samoa, một lãnh thổ bán tự trị Hoa Kỳ. Họ bị bỏ rơi trên đaỏ này, không tiền bạc, không việc làm, và lo sợ bị đảng trừng phạt nếu về lại quê nhà.
Hơn 250 thợ này được tuyển mộ bởi 1 công ty quốc doanh nhà nước để đi làm cho một công ty thuộc sở hữu tư bản Nam Hàn trên lãnh thổ bán tự trị Samoa của Mỹ, 5,000 dặm cách Hoa Kỳ. Họ may quần áo “Made in USA” cho các tiệm J.C. Penney.
Hầu hết các thơ5ï này là phụ nữ. Họ đã kiện công ty Daewoosa Samoa vì không trả lương, điều kiện lao động tệ hại và bị các ông xếp đánh đập. Vụ án sẽ kéo dài vào trong tháng 1.
Cô thợ Quyen Truong Thi Li bị đánh tàn tệ tới nỗi mù mắt trái. Một nhà thờ Tin Lành Báp-Tít tại Hawaii tuần trước đã chi tiền cho cô qua đây trồng mắt giả.
Vậy rồi tòa đại sứ CSVN tại Mỹ tính sao" Trong lúc Hoa Kỳ không chịu chi tiền phi cơ cho các thợ may này hồi hương, thì vào giữa tháng giêng, đảo Samoa đã chính thức yêu cầu tòa đại sứ CSVN phải trả chi phí phi cơ cho họ về nước. Và nhà nước ta đã chơi màn tình lờ.
“Chúng tôi chưa nhận được câu trả lời nào cả,” theo lời Jerry Kappel, cố vấn pháp lý của Thống Đốc đaỏ Samoa.
Trong khi đó, Hà Nội vẫn xem đaỏ Samoa như một thiên đường lao động. Một cán bộ của Công Ty Du Lịch 12, chi nhánh của Tổng Cục Du Lịch VN, đã đi tham quan đaỏ Samoa hồi tháng 12 năm ngoái và tháng giêng năm nay, theo lời Kappel.
Bản tường trình ngày 12/1 của hãng tin nhà nước VNA kết luận: “Đảo Samoa là một thị trường lao động nhiều tiềm năng, với nhiều xưởng máy đang xây cất và sẽ cần tới 3,000 lao động từ nứơc ngoài.”