Hôm nay,  

Dân Biểu Liên Bang Lou Correa Dẫn Đầu 122 Đồng Viện

22/06/201815:35:00(Xem: 4510)

 

DÂN BIỂU LIÊN BANG LOU CORREA DẪN ĐẦU 122 ĐỒNG VIỆN TRONG VIỆC KÊU GỌI ĐIỂU TRA ĐỂ ĐOÀN TỤ TRẺ EM VÀ CHA ME TẠI BIÊN GIỚI MỸ-MEXICO

 

Washington D.C. (Ngày 22 tháng 6, 2018) – Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Lou Correa (D-CA) dẫn đầu 122 đồng viện trong việc yêu cầu Tổng Thanh Tra của Bộ Nội An và cơ quan điều hành Trẻ Em và Gia Đình, trực thuộc Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ phải có ngay các cuộc điều tra về hệ thống lưu trữ hồ sơ của trẻ em và cha mẹ bị chia rẽ tại biên giới Mỹ-Mexico của hai bộ phận chính quyền này và khả năng liên kết thông tin của trẻ em và cha mẹ của họ để đảm bảo việc đoàn tụ gia đình.


blank

 

Dân Biểu Lou Correa phát biểu: “Chúng ta cần phải biết rõ các thông tin Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ đang sở hữu nếu chúng ta muốn có hy vọng đoàn tụ hơn 2300 trẻ em với cha mẹ của họ. Là một người cha, tôi không thể hình dung nổi sự kinh hoàng và đau xót mà các gia đình đang phải trải qua. Chính quyền Trump đã lấy đi được những đứa trẻ. Chính quyền Trump sẽ phải đoàn tụ lại được những đứa trẻ này với gia đình của họ.”

Vấn đề di dân là một trong những vấn đề Dân Biểu Lou Correa đang rất coi trọng. Tuần vừa qua, ông đã dẫn đầu các đồng viện của mình tại hội tường Quốc Hội để lên tiếng, phản đối chính sách di trú tàn nhẫn của Tổng thống Trump và chia sẻ những câu chuyện của những đứa trẻ và cha mẹ của họ bị ảnh hưởng bởi chính sách này.

Dân Biểu Lou Correa cũng phát biểu rằng khi những đứa trẻ lớn lên tại Trung Mỹ, họ phải đối đầu với bao lực băng đảng và bị đe dọa phải chọn giữa gia nhập băng đảng hoặc phải chết, gia đình của họ đã chọn con đường chạy thoát đến biên giới của một đất nước tự do để bảo vệ cho sự sống còn của con mình, nhưng lại không lường trước được sẽ bị chia rẽ và giam cầm tại các trung tâm tạm giam. Ông nhấn mạnh rằng đây không phải là hình ảnh của đất nước Hoa Kỳ và quyết tâm làm việc cùng với các đồng viện để cải thiện vấn đề này.

Là thành viện của Ủy Ban Nội An Hạ Viện, vào Thứ Hai, ông cũng đã cùng một số đồng viện đến thăm trung tâm tạm giam tại San Diego, CA và chứng kiến tận mắt hoàn cảnh của những đứa trẻ bị chia rẽ khỏi cha mẹ của họ đang trải qua tại đây.  

Quý vị có thể xem lá thư tại đây.

 

Chi tiết lá thư (tiếng Việt):

Gửi Tổng Thanh Tra Kelly và Levinson:

Chúng tôi rất lo ngại về chính sách “không khoan dung” của Bộ Phận Tư Pháp đã dẫn đến sự hệ thống chia rẽ trẻ em và cha mẹ di dân. Hơn nữa, chúng tôi cảm thấy không thế chấp nhận được những biên bản báo cáo về những đứa trẻ bị phân ly khỏi cha mẹ của họ và khả năng họ sẽ không đoàn tụ lại được với gia đình. Chúng tôi cũng được báo cáo về chất lượng của hệ thống lưu trữ hồ sơ cho các gia đình di dân này của Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ.

Tờ báo New York Times đã cho biết về trường hợp của bà lsa Johana Ortiz Eniquez, bị trục xuất không cùng với con của mình. “Một nhân viên của Cơ Quan Di trú Hoa Kỳ đã đưa cho bà ấy một tờ giấy màu hồng với dòng chữ ‘Call Shelter Son’ (‘Gọi cho trung tâm tạm giam đi’) và số điện thoại được viết bằng tay. … Nhưng bà ấy đã bị trục xuất trước khi bà có thể gọi.” Đây là một thí dụ điển hình của một hệ thống lưu trữ hồ sơ kém chất lượng.

Vì vậy, chùng tôi yêu cầu Tổng thanh tra mở một cuộc điều tra về hệ thống lưu trữ hồ sơ của trẻ em và gia đình đang bị phân ly của Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ. Đặc biệt, chúng tôi yêu cầu Tổng thanh tra trả lời những câu hỏi dưới đây trong bản báo cáo:

  1. Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ giữ hồ sơ riêng hay có một hệ thống để theo dõi cha mẹ và trẻ em bị phân ly? Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ giữ các hồ sơ của cha mẹ và trẻ em bằng cách nào hoặc qua một hệ thống nào?

  2. Thời gian trung bình để Bộ Nội An và/ hoặc Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ định vị cha mẹ của một đứa trẻ? Đây có phải qua một hệ thống dữ liệu điện tử? hay hồ sơ giấy?

  3. Quá trình đoàn tụ gia đình và trẻ em của Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ được diễn ra như thế nào? Cơ quan điều hành nào đảm nhiệm vai trò chính trong việc đoàn tụ gia đình?

  4. Nếu cha mẹ bị trục xuất mà không cùng con của mình, quá trình đoàn tụ cha mẹ và trẻ em trong trường hợp này sẽ diễn ra như thế nào?

  5. Mỗi đứa trẻ đang bị phân ly có thể được ghi nhận trong hệ thống lưu  trữ hồ sơ liên kết thông tin của họ với cha mẹ họ của Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ, để họ có được sự đoàn tụ gia đình hay không?

Vì đây là một vấn đề cần được giải quyết trong thời gian nhanh nhất, chúng tôi yêu cầu Tổng thanh tra bắt tay vào việc kiểm xét toàn bộ hồ sơ lưu trữ củ các gia đình di dân của Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ ngay lập tức. Xin hồi âm lại cho chúng tôi xác nhận rằng các cơ quan điều hành tương ứng sẽ kiểm xét các hồ sơ lưu trữ của Bộ Nội An và Bộ Phận Y Tế và Xã Hội Mỹ trước cuối ngày thứ Sáu, ngày 29 tháng sáu.


Các Dân Biểu đồng ký bào gồm: Jerrold Nadler, John Lewis, Elijah Cummings, Nydia Velazquez, Maxine Waters, Pramila Jayapal, Joe Kennedy III, Joseph Crowley, Linda T. Sanchez, Cheri Bustos, Julia Brownley, Earl Blumenauer, Debbie Wasserman Schultz, Donald S. Beyer Jr., Scott Peters, Tim Ryan, Robert C. “Bobby” Scott, Bill Foster, Jimmy Gomez, Raul Ruiz, Nanette Diaz Barragan, Zoe Lofgren, Jared Huffman, Ed Perlmutter, Michael E. Capuano, Katherine M. Clark, Darren Soto, Tulsi Gabbard, Anthony Brown, Tony Cardenas, Raul M. Grijalva, Marc Veasey, Bonnie Watson Coleman, Jim Cooper, Juan Vargas, Adriano Espaillat, Norma J. Torres, Niki Tsongas, Jared Polis, Grace Napolitano, Grace Meng, Sander Levin, Pete Aguilar, Lucille Roybal-Allard, Jimmy Panetta, Chellie Pingree, Brendan Boyle, Elizabeth Esty, José E. Serrano, Robert A. Brady, Kathy Castor, Yvette D. Clarke, Nita Lowey, Jim Costa, David Price, Peter A. DeFazio, Eleanor Holmes Norton, Danny K. Davis, Marcy Kaptur, Sheila Jackson Lee, Terri Sewell, Gregory W. Meeks, Henry C. “Hank” Johnson, David Cicilline, Gwen Moore, Betty McCollum, Adam Smith, Barbara Lee, Stephan F. Lynch, Nydia Velazquez, Carolyn B. Maloney, Doris Matsui, Timothy J. Walz, Conor Lamb, Albio Sires, Daniel W. Lipinski, Joe Courtney, William R. Keating, Alcee L. Hastings, Jan Schakowsky, William Pascrell, Steven Cohen, Sanford Bishop, Luis V. Gutierrez, Judy Chu, John Garamendi, Frederica S. Wilson, Mike Quigley, Dina Titus, Jackie Speier, Bennie G. Thompson, Gene Green, G.K. Butterfield, Gregorio Sablan, Diana DeGette, James Langevin, Rosa DeLauro, Vicente Gonzalez, Mark DeSaulnier, Debbie Dingel, Alan Lowenthal, Eric Swalwell, Donald M. Payne Jr., Salud Carbajal, Michelle Lujan Grisham, David Scott, Thomas R. Suozzi, Dan Kildee, Val Butler Demings, Anna G. Eshoo, Ruben Kihuen, A. Donald McEachin, Jacky Rosen, Colleen Hanabusa, Denny Heck, Charlie Crist, Jamie Raskin, Filemon Vela, James P. McGovern, Suzanne Bonamici, Ro Khanna, Tom O’Halleran, John Yarmuth

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.