Hôm nay,  

Pháp Hội Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương

13/06/201809:15:00(Xem: 3929)
PHÁP HỘI PHẬT  DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG
 
DIỆU LAN

 

Mùa Phật Đản, trong khi các chùa tại quận Cam tưng bừng tổ chức kỷ niệm ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni thì tại trung tâm SaiGon Performing Arts diễn ra Pháp Hội Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Pháp Hội do Thầy Thích Đồng Châu trụ trì chùa Bồ Đề đứng ra tổ chức trong hai ngày 9 và 10  tháng 6 năm 2018.

Phật A- Di Đà, vị Phật của cõi Tịnh Độ thuộc về phương Tây là hướng mặt trời lặn. Ngài là vị Phật chăm lo cho sự chấm dứt thọ mạng của đời người trong khi Phật Dược Sư còn gọi là vị Phật về thuốc, về bệnh, vị Phật chăm sóc về sức khỏe, về sự an sinh cho xã hội loài người trong đời hiện tại. Trú xứ của Phật Dược Sư tại phương Đông là hướng mặt trời mọc.

Theo theo thông lệ, đây là năm thứ tư chùa Bồ Đề tổ chức Pháp Hội. Chương trình Pháp Hội gồm có các chủ đề thuyết giảng Phật Pháp, các đề tài về bệnh lý được trình bày bởi các vị bác sĩ,  các buổi tụng kinh Dược Sư, nhạc niệm danh hiệu Phật Dược Sư, lễ Quán Đảnh, cầu an, phóng sinh, cầu siêu, cúng thí thực…kéo dài trong hai ngày và ẩm thực hoàn toàn miễn phí.

Khác với những lần đến xem văn nghệ ngoài đời trước đây, chúng tôi đến hội trường đối diện lối đi vào đã thấy không khí lắng đọng, trang nghiêm với bàn thờ Phật Dược Sư khói hương lan tỏa đặt ở chính giữa tiền sảnh. Hai chậu lớn, đủ loại hoa lá rực rỡ sắc màu trang trí hai bên bàn thờ. Bên phải là bàn làm việc cùa các cô tiếp nhận các sớ cầu an, cầu siêu.  Bên trái là lối đi dẫn vào hội trường. Các cô mặc áo dài lam trang nhã trong ban tiếp tân, cổ choàng những dải khăn đỏ và vàng, tươi cười chào đón các Phật tử quang lâm lễ hội.

Vào trong hội trường là ánh đèn dịu dàng, tươi mát của màu xanh ngọc lưu ly chiếu sáng hình Phật Dược Sư, hai bên là hai vị Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát tỏa ánh hào quang lung linh, trải dài từ trên trần cao chiếu xuống thắp sáng cả hội trường. Trên sân khấu là chiếc bàn thờ lớn trên đó là tượng Phật Dược Sư . Tượng Phật này ngự trong  sân vườn của chùa Bồ Đề được Thầy trụ trì thỉnh Ngài về đây cùng với Phật tử dự buổi Pháp Hội. Bốn chậu hoa lớn đặt hai bên bàn thờ làm tôn vẻ rực rỡ, đẹp mắt và trang trọng cho buổi lễ. Trên bàn thờ là các phẩm vật cúng dường như hương, hoa, trái và các bài vị đựng các sớ cầu an , cầu siêu. Một dãy cây lá xanh  tươi trang trí trước bàn thờ làm cho khung cảnh Pháp Hội có thêm một màu xanh ngát, màu xanh tượng trưng cho ánh hào quang của Phật Dược Sư. Tiếng nhạc niệm hồng danh “Nam Mô  Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật” vang lên trầm lắng, nhịp nhàng, liên tục làm cho  các Phật tử tham dự có cảm giác đây là  cõi giới của chư Phật và Bồ Tát.

MC Thiện Phúc gửi lời chào mừng các Phật tử đến tham dự, giới thiệu về thành phần tham dự Pháp Hội, lễ niệm hương, tụng chú Đại Bi và Bát Nhã, mở đầu cho ngày Pháp Hội thứ nhất 9 tháng 6 là lễ khai tụng kinh Dược Sư. Đại Đức trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đồng Châu và các chư tăng ni của các chùa Bát Nhã, Phổ Hiền, Trí Nguyên như sư cô  Lệ Ý, sư cô Như Hiền, sư cô Như Điền, sư cô Nguyên Giác, các vị Đại Đức Thiện Thái, Quảng Hảo, Giác Ngọc cùng các Phật tử  đồng loạt cất lên tiếng tụng niệm. Tiếp theo là  lời khai mạc Pháp Hội được chứng minh bởi  Hòa Thượng Viện chủ chùa Liên Hoa Thích Chơn Thành.

Mặc dù tuổi già, sức khỏe không còn khang kiện như xưa nhưng sự có mặt của Hòa Thượng đã làm ấm lòng Thầy trụ trì và các Phật tử. Thầy rất vui khi thấy Pháp Hội Dược Sư đã có mặt trong cộng đồng Phật tử người Việt đến nay là năm thứ tư. Hòa Thượng nói về những khó khăn của các Thầy khi ra đời hành đạo, Hòa Thượng đã từng trải qua cho nên Hòa Thượng có lời sách tấn Đại Đức trụ trì hãy giữ hai chữ buông xả và tâm bình an và làm thế nào trong tương lai, Pháp Hội đến được với giới trẻ và số lượng Phật tử càng ngày càng  đông hơn.

Hòa Thượng nhắc đến mười hai đại nguyện của Phật Dược Sư là giáo pháp từ bi cứu độ chúng sinh gặp những  cảnh đời đau khổ, đói khát, tật nguyền, tù đày… Phật Dược Sư không phải chỉ chữa bệnh thân mà quan trọng hơn cả là chữa tâm bệnh. Đại chúng đến với Pháp Hội sẽ nhận được năng lượng tâm linh an lành, giúp giảm nhẹ những đau khổ và tiêu trừ mọi bệnh tật.

Nhạc niệm danh hiệu Phật của các chị trong ban nghi lễ vẫn tiếp tục vang lên để tiễn Hòa Thượng trở về nhà khách. Sau đó là lễ  cung nghinh thiền sư Drupon Samten Rinpoche cùng  một vị tăng và ba vị ni của Phật giáo Tây Tạng tiến vào hội trường mở đầu cho lễ Quán Đảnh  và lễ cầu an.

Lễ Quán Đảnh ( Abhisheka ) là buổi lễ quan trọng của dòng tu Kim Cang Thừa thuộc Phật giáo Tây Tạng do thiền sư Drupon Samten Rinpoche chủ trì. Theo lời giới thiệu của cư sĩ Thiện Giác, thiền sư Drupon là một vị Thầy uyên bác, đi tu từ năm sáu tuổi. Lớn lên Ngài theo học nhiều mộn học ngoài đời và học Thiền từ các vị thầy giỏi và nổi tiếng. Ngài dạy học tại nhiều tu viện và sau này đi hoằng pháp tại nhiều nước như  Mỹ, Đài Loan, Mã Lai... Ngài nói tiếng Anh  lưu loát, diễn đạt trong sáng và nổi tiếng với trí tuệ và lòng từ bi, giúp đỡ rất nhiều người.

Với giọng nói trong trẻo và dịu dàng, một phong cách phiên dịch thông minh, chính xác và nhạy bén của cô Sue Lưu, pháp danh Tâm Bảo Đàn, một cư sĩ giỏi tiếng Anh và tiếng Tây Tạng, các Phật tử đã thẩm thấu từng dòng pháp nhũ bằng lời Việt trong buổi lễ Quán Đảnh của Ngài Drupon. Ngài nói về ý nghĩa của buổi lễ Quán Đảnh là một buổi lễ trao truyền ơn phước của các bậc Thầy cho các Phật tử được quy y, giúp cho các Phật tử tịnh hóa thân, khẩu, ý, tiêu trừ các ám chướng và các tà niệm, gieo trồng các hạt giống từ bi. Ngài đọc kinh văn, hướng dẫn Phật tử đọc những câu thần chú, thiền định , quán tưởng bình, quán tưởng mật, quán tưởng trí tuệ để đạt đến hóa thân, báo thân và pháp thân Phật. Buổi lễ còn được tiến hành bằng các nghi thức của Phật giáo Tây Tạng như những tiếng tù và, tiếng chập chõa, tiếng trống , tiếng kèn..., những pháp khí này vang lên như để đánh thức các Phật tử.  Những giọt nước cam lồ tịnh hóa thân tâm được các Phật tử đón nhận như một ân phước.

 Đến giờ ăn trưa, các anh chị trong ban ẩm thực đã chuẩn bị phân phát tại chỗ cho các vị khách mỗi người một túi thức ăn gồm một hộp cơm chay, một trái quít tráng miệng và một chai nước lọc. Các vị khách sẽ có một tiếng rưỡi đồng hồ để ăn trưa và nghỉ ngơi sau đó là buổi nói chuyện đề tài “Phật giáo và Khoa học của bác sĩ David Nguyễn lúc  hai giờ.

Đến với Pháp Hội hôm nay, bác sĩ David Nguyễn, pháp danh Chúc Thành nói về đề tài “ Y Học Và Trí Tuệ Phật Giáo”. Ông phân tích về bộ não của con người, hai bên bán cầu não, bên trái là khu phát triển hoạt động chủ yếu về ngôn ngữ. bên phải về âm nhạc. Trong não có hàng tỷ tế bào thần kinh truyền dẫn các tín hiệu đến cơ thể, giúp cho hoạt động của trí óc vận hành. Vấn đề đặt ra là con người sinh ra cơ thể khác nhau. Có người khỏe, có người yếu, có người đẹp, có người xấu, có người hoàn hảo, có kể tật nguyền. Đó là do nghiệp trong quá khứ quyết định.  Não bộ phát triển cho con người những kiến thức và tri thức hay còn gọi là sự hiểu biết để làm thành đời sống văn minh như ngày nay nhưng phát triển trí tuệ chỉ có trong Phật giáo. Muốn có trí tuệ phải có sự tu tập và rèn luyện Thiền định để có sự hiểu biết rõ ràng và tường tận mọi sự việc xảy ra trong đời sống.

Sau bài nói chuyện đề tài về y học của bác sĩ David Nguyễn là phần thuyết pháp của  Ngài Drupon Samten Rinpoche và lễ phóng sinh.

Với đề tài  “Thiền: Năng Lượng Chữa Lành”, Ngài  Drupon nói về hành giả tu tập  thiền định phải tự tỉnh thức, tự phát nguyện thoát khỏi luân hồi sinh tử nhưng quan trọng phải có một vị đạo sư hướng dẫn, một “leader”, tiếng Tây Tạng gọi là “Guru” như một vị Thầy, người tiếp nối năng lượng từ bi từ chư Phật, chư Bồ Tát hỗ trợ cho đường tu của hành giả.

Những câu thần chú như  “Om Mani Padme Hong” hay thần chú  Dược Sư trong kinh Dược Sư giúp đánh tan những khuynh hướng xấu như tam độc tham , sân , si, giúp tịnh hóa những ô nhiễm trong tâm để hành giả có thể đạt đến Định và Tuệ.

 Trước khi đạo sư  làm lễ Quán Đảnh cho các Phật tử, Ngài phải tham thiền nhập định để quy tụ năng lượng từ bi của chư  Phật, chư  Bồ Tát nhiều đời nhiều kiếp từ bốn phương. Thiền tập thâm sâu  và tinh tấn giúp thêm năng lượng chữa lành các nỗi đau về thân và tâm.

Buổi thuyết pháp được chấm dứt bằng nghi thức phóng sanh những con chim đang bị nhốt trong lồng. Những còn chim này mang nghiệp lực sâu dày của loài cầm thú nay còn bị nhốt để làm thực phẩm cho con người nhưng may mắn thay, lát nữa đây, chúng sẽ được thả ra và bay vào bầu trời tự do bao la.

Chương trình sinh hoạt còn được tiếp tục với phần nghi lễ cúng Mông Sơn thí thực còn gọi là cúng cô hồn cho các loài chúng sanh còn bị luân hồi trong  ba cõi sáu đường. Đại Đức Thích Thiện Thái cùng với  các tăng ni và đại chúng còn ở lại để hoàn thành buổi lễ  trước sáu giờ. 

Sau một ngày gác mọi chuyện đời để tu học trong Pháp Hội Dược Sư, mọi người ra về với tâm an lạc, chuẩn bị sức khỏe cho buổi tu học ngày mai 10 tháng 6 năm 2018 .

                                                 ***********

Tôi và các anh chị trong ban nghi lễ, tiếp tân, cung nghinh đã có mặt ở hội trường lúc bảy giờ sáng. Với ước nguyện góp một bàn tay với Thầy Đồng Châu trong Pháp Hội, tôi được giao công việc nhỏ trong ban tiếp tân là thường xuyên thắp hương bàn thờ Phật Dược Sư, tiếp đón khách từ cổng vào, hướng dẫn các vị lễ Phật, ghi tên cầu an hoặc cầu siêu và chỉ lối vào hội trường. Các gói xôi vò cho buổi điểm tâm nhẹ được các chị trong ban ẩm thực phát tận tay các Phật tử .Tiếng nhạc niệm “Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật” vang lên cùng với khói hương và không khí trang nghiêm, yên tĩnh của Pháp Hội đã lảm trôi đi bao nhiêu nỗi phiền muộn hay nhọc nhằn của đời sống bên ngoài. Giờ đây chỉ còn là cái tâm hoàn toàn thanh tịnh cho ngày Pháp Hội.

 Cũng như chương trình của ngày hôm qua, buổi lễ khai tụng niệm kinh Dược Sư lần thứ hai được cất lên trong tiếng chuông mõ, với sự chủ trì của Thầy Đồng Châu, các tăng, ni và Phật tử. Sau đó là phần thuyết pháp của thiền sư Sayadaw U Thuzana.

 Theo lời giới thiệu của cư sĩ Thiện Giác, thiền sư Sayadaw U Thuzana là người Miến Điện. Ngài trú xứ tại Như Lai Thiền Viện còn gọi là  Tathagata Meditation Center tại San Jose. Với đề tài “ Ba giai đoạn phát triển tâm linh” là Giới, Định, Tuệ, Ngài phân tích ba bước. Bước một là giữ giới như người cư sĩ Phật tử tại gia giữ năm giới hay tu Thập thiện giữ mười giới. Bước hai nếu giữ hai trăm hai chục giới thì tâm sẽ đạt tới Định ở trạng thái Thiền sắc giới hay vô sắc giới. Bước ba tâm đã Định thì Tuệ phát sanh. Thực hành ba bước này là thực hành tám con đường Bát Chánh Đạo. Giới gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Định gồm chánh tinh tấn, chánh định. Tuệ gồm chánh kiến,  chánh niệm, chánh tư duy.

 Ngài nói Đức Phật là một vị lương y giỏi nên chẩn đoán các tâm bệnh của chúng sinh. Có nhiều loại tâm nhưng có bảy loại tâm bất thiện chính  là tham, sân ,si, ngã mạn, tà kiến, đố kỵ và keo kiệt. Phật đã tìm ra phương thuốc chữa  các tâm bệnh này đó là thiền Tứ Niệm Xứ (Vipassana), dùng Thiền  để quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường và quán pháp vô ngã. Chẳng hạn như người có lòng tham ái thì quán ba mươi hai bộ phận bất tịnh trong thân. Người có tâm sân dễ nổi giận quán tứ vô lương tâm từ bi hỉ xả. Người kém tri thức chỉ cần quán đơn giản bằng hơi thở. Người có tâm kiêu mạn quán sự vô thường hay tính vô ngã của vạn pháp. Người mê đắm các thú vui vật chất quán sự khổ của cuộc đời…Anh Phạm Phú  Luyện , một cư sĩ của Như lai Thiền Viện đã phiên dịch chính xác bài thuyết pháp của Sư. Được nghe bài pháp  nói về phương pháp tu Tứ Niệm Xứ theo đúng chánh pháp nguyên thủy của Phật từ ngàn xưa, các Phật tử rất hoan hỉ.

Chương trình sinh hoạt tạm dừng lúc mười hai giờ trưa để cho các Phật tử dùng cơm và nghỉ ngơi. Buổi nói chuyện của bác sĩ Từ Bá Thức sẽ bắt đầu lúc hai giờ với đề tài “Tổng Quan Về Bệnh Thận” là một đề tài hấp dẫn và thú vị, cuốn hút sự lắng nghe của mọi người. Chương trình càng trở nên sinh động khi các Phật tử tham gia bằng nhiều câu hỏi thiết thực liên quan đến bệnh thận và nhiều bệnh khác cũng như việc chữa trị bệnh của chính mình. Pháp Hội Dược Sư rất thích hợp và thực tế khi bàn về bệnh là một trong bốn cảnh khổ của con người. Những kiến thức về bệnh cũng như những câu trả lời vui vẻ , nhiệt tình và thỏa đáng của bác sĩ Thức giúp cho các Phật tử yên tâm chữa trị . Đây cũng là hình thức bố thí kiến thức  và bố thí vô úy trong lãnh vực y khoa của giới hành nghề y sĩ.

Những trận mưa pháp vẫn tiếp tục xen kẽ với tiếng nhạc niệm Phật. Mặc dù bận rộn với công việc tổ chức Pháp Hội, Thầy Đồng Châu vẫn chia sẻ với Phật tử  một bài pháp đề tài “Vượt Qua nỗi Sợ Hãi”.  Mở đầu Thầy nói về cuộc đời của đức Phật khi Ngài nhìn thấy bốn cảnh sinh, lão bệnh, tử ở bốn cửa thành, Ngài từ bỏ tất cả danh vọng, địa vị, hạnh phúc gia đình để ra đi tìm con đường cứu khổ. Người tu Phật nên có thái độ chấp nhận sự khổ, sự vô thường. Thầy nói đến sự sợ hãi đã có và kéo dài từ khi con người sinh ra, già đi, mang bệnh rồi chết.Thầy nhắc đến sự tương tác của nghiệp thức đã có từ khi đứa bé thành hình trong bụng người mẹ. Cuối cùng , mỗi người đều có một nghiệp riêng. Chấp nhận để có sự an vui và vượt qua nỗi sợ hãi về bốn cảnh đời sinh, lão,bệnh, tử.

Tiếng nhạc niệm Phật cùng với ban niệm Phật gồm các chị  mặc áo dài lam xếp thành hai hàng ngồi  trước bàn thờ Phật vẫn vang lên không ngừng. Buổi lễ Quán Đảnh và cầu an lần thứ hai vẫn do Ngài Drupon Samten Rinpoche chủ trì cùng những lời phiên dịch  xuất sắc của chị Sue.

Tiếp theo là lễ hóa sớ. Đây là lễ đem những tờ cầu an, cầu siêu  và các tờ sớ trong bài vị đặt trên bàn thờ được anh Thiện Giác hạ xuống và đặt trang trọng trên mâm. Các chị trong ban tiếp tân đi thành hai hàng nhận những chiếc mâm và chuyển ra sân sau để đốt. Phần cuối cùng và quan trọng nhất đó là cung thỉnh chư tôn đức tăng ni tham dự lễ bế mạc Pháp Hội, tạ pháp và cảm ơn các Phật tử đã đến tham dự.

Sau hai ngày dự Pháp Hội, đã đến giờ bế mạc, Hòa Thượng Thích Chơn Thành đã gửi đến các Phật tử những suy nghĩ của Hòa Thượng trong Pháp Hội năm nay. Hòa Thượng nói rằng trong tàng thức của con người chứa những hạt giống tốt lẫn xấu. Các Phật tử trong hai ngày qua đã trì tụng Kinh Dược Sư . Kinh Dược Sư có công dụng tích cực làm tiêu tan những mầm giống xấu. Tu theo kinh Dược Sư giúp hành giả loại bỏ dần những tâm xấu xa như tham lam, hận thù, phát triển các tâm lành thiện như tâm từ, bi, hỉ. xả. Hòa Thương ví tâm con người giống như máy vi tính được tẩy sạch những “bad memories”, máy sẽ hoạt động nhanh hơn , tốt hơn. Hòa Thượng hỏi các Phật tử dự hai ngày Pháp Hội có vui không? an lạc không? Hòa Thượng hy vọng các Phật tử sẽ có đà để tiến tu, tiêu trừ thân bệnh và tâm bệnh.

 Sau khi Hòa Thượng phát biểu, Hòa Thượng cùng các tăng ni quay về phía bàn thờ cúi đầu lễ Phật rồi cùng ngồi xuống để nhận các phần quà cúng dường của các  chị trong ban tiếp tân. Hòa Thượng và chư tôn đức tăng ni cùng chụp chung tấm hình lưu niệm  với ban tổ chức trong tiếng nhạc niệm “Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật vẫn vang lên để tiễn đưa Hòa Thượng và chư tôn đức tăng ni cùng các Phật tử  ra về.

Pháp Hội Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương là một Pháp Hội hàng năm tổ chức một lần vào tháng sáu, quy tụ nhiều sự đóng góp từ các bàn tay, khối óc và tịnh tài của các Phật tử nhất là công sức của Đại Đức Thích Đồng Châu trụ trì chùa Bồ Đề.   Xin cảm ơn Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thầy  Thích Đồng Châu, quý tăng, ni  và các anh chị trong ban tiếp tân, nghi lễ, cung nghinh, ẩm thực...  tất cả quý vị đã cho hàng Phật tử chúng con cơ hội tham dự hai ngày Pháp Hội thật an lạc.

Tham dự Pháp Hội Dược Sư để bày tỏ lòng quy ngưỡng và nhớ ơn vị Phật rất gần với chúng ta vì trong đời ai cũng đều trải qua những cơn bệnh. Trong hai ngày tham dự Pháp Hội, như Hòa Thượng Chơn Thành đã dùng hình ảnh “ Các Phật tử được tắm gội trong những trận mưa Pháp”, để cảm nhận cơ thể của chúng ta vô thường , để vượt qua những nỗi sợ hãi về sanh lão bệnh tử, để gắng lo tu hành và để có thân tâm an lạc trong đời sống hiện tại.

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT
DIỆU LAN
Westminster ngày 12 tháng 6 năm 2018

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.