Hôm nay,  

TT Trump gặp CT Bắc Hàn: Ai thắng & Ai thua?

12/06/201814:32:00(Xem: 10386)

AFP_Trump Kim ky tuyen bo chung


I/ Diễn tiến quá bất ngờ ?

Quả thực là chuyện khó ai ngờ nổi trong giai đoạn vận động ứng cử TT Mỹ cách nay khoảng trên 2 năm, ông Trump là người duy nhứt trong khoảng hai chục người muốn ra tranh cử Tổng Thống đã dám tuyên bố là sẽ gặp lãnh tụ Bắc Hàn để noí chuyện giải quyết khủng hoảng nguyên tử . Lúc đó hầu hết ai cũng nghĩ ông này "lộng ngôn" quá đáng vì biết bao nhiêu TT Mỹ "quá giỏi"  trong quá khứ rất muốn làm như vậy nhưng đều bị thất bại hết .

Rất bất ngờ ông Trump đã đắc cử Tổng Thống Mỹ và sau hơn một năm tranh chấp chỉ trích nhau kịch liệt, CT Kim Chánh Ân (Kim Jong-un) của Bắc Hàn đã đột nhiên vào ngày 09/03/2018 ngỏ ý muốn gặp TT Trump để giải quyết khủng hoảng. Ngay sau đó chúng tôi có viết bài bình luận đưa ra những lý do khiến cho CT Kim Chánh Ân phải trong thế hạ phong :

" TT Trump thực hiện chính sách “gây sức ép tối đa” trên nhiều bình diện:

a) về kinh tế

Mỹ thuyết phục được Trung Cộng, Nga và Liên Hiệp Quốc phong tỏa Bắc Hàn. Then chốt nhứt là giới hạn nhập cảng dầu xăng chỉ đủ sống "lây lất". Mới đầu Trung Cộng và Bắc Hàn định dùng phương thức "ma giáo" như thời xưa để đối phó. Nhưng Mỹ, Nhựt và Nam Hàn dùng vệ tinh kiểm soát rất chặt chẻ để ngăn chận và TT Trump nhiều lần gián tiếp cảnh cáo Trung Cộng chớ vi phạm. Lần này Trung Cộng biết gặp tay "sừng sỏ chơi liều" nên không dám "thử sức" Mỹ.

b) về quân sự

Mỹ lần đầu tiên đã điều động nhiều hàng không mẫu hạm cùng một lúc đến gần vùng biển Bắc Hàn. Với sức mạnh quân sự này, Mỹ có thể tấn công huỷ diệt Bắc Hàn trong thời gian ngắn.

c) về ngoại giao

Mỹ đã thành công cô lập được Bắc Hàn với thế giới bên ngoài. Ngay Trung Cộng và Nga cũng phải chiều ý TT Trump vì quyền lợi quốc gia lớn hơn nên tại Liên Hiệp Quốc đã ký tên kết án và chấp thuận quyết định trừng phạt Bắc Hàn.

d) về tâm lý

TT Trump trong lúc tranh cử cho rằng nước Mỹ cần phải được khó lường hơn trong chính sách đối ngoại để đối thủ phải sợ và kính trọng mình. TT Trump đã đẩy lý thuyết này đến cực điểm để đối phó Bắc Hàn. Ông đã đe dọa Bình Nhưỡng với "lửa và cơn thịnh nộ" và với sự hủy diệt hạt nhân. Ông đã tự hào vì có nút bom nguyên tử lớn hơn nhà độc tài Bắc Hàn, mà ông nhạo báng là "Rocket Man Kim". Song song, Tòa Bạch Ốc lại tung tin ra một lần nữa cho rằng TT Trump không hài lòng với kế hoạch của các chuyên gia và đã yêu cầu phía  quân đội thiết kế thêm kịch bản tấn công.

Bắc Hàn đã có những nỗ lực đáng kể trong năm qua để tìm hiểu suy nghĩ của TT Trump. Cuối cùng, họ đi đến kết luận rằng họ không muốn mạo hiểm, bởi vì TT Trump thực sự có thể dùng đến quân sự đối phó. Xem ra, "sự điên rồ" của TT Trump đã thắng lớn. " (xem Nguồn 1 phía dưới)

Quả thực Bắc Hàn ở trong thế vô cùng "kẹt" vì nếu bị cấm vận quá hữu hiệu của Liên Hiệp Quốc kéo dài thêm thì có thể bị nạn chết đói kinh khủng như từng xảy ra vào năm 1994 khiến cho 2,5 triệu người bị chết . Đó có lẽ là nguyên nhân chính đáng nhứt khiến CT Kim Chánh Ân phải thả 3 con tin quốc tịch Mỹ và hủy bỏ hệ thống hầm thử bom nguyên tử Punggye-ri vào ngày 24/05/2018 .               .

II/ Bị "phá thúi" ?

Có lúc  Hội Nghị Thượng Đỉnh tưởng chừng không xảy ra vì phía  Bắc Hàn giận dữ chửi bới Mỹ thậm tệ vì bị "mắc bẩy" xuyên tạc của giới  truyền thông “dòng chính” muốn "phá thúi" TT Trump nên đã "diễn dịch sai" thêm rằng giải pháp Libya của ông Bolton (Cố vấn An ninh Quốc gia) chủ trương là khiến cho CT Kim Chánh Ân rốt cuộc phải chết như nhà độc tài Gaddafi (1951–2011) đã bị . Tình hình trở nên "hận thù" gay gắt khiến cho TT Trump phải đưa tới quyết định vào ngày 24/05/2018 viết thư thẳng cho CT Kim Chánh Ân là hủy bỏ không tham dự hội nghị  nữa .

Điều không ai ngờ nổi đó lai là nước cờ cao khiến cho Bắc Hàn cuống quít lên chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau , CT Kim Chánh Ân lập tức phải gặp TT Nam Hàn để "năn nỉ" nhờ làm môi giơí thuyết phục TT Trump rút lại quyết định hủy bỏ hội nghị đó đi . TT Trump chỉ trông chờ có nhiêu đó thôi để vào ngày 25/05/2018 chính thức "bật đèn xanh" tiến hành lại tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh vào ngày 12/06/2018 tại Singapore như đã từng dự trù trước đây . Mọi chuyện chuẩn bị tiến hành tốt đẹp hơn dự liệu .

TT Trump đã xử dụng những nhân sự có khả năng giỏi đàm phán và hiểu chuyện Đại Hàn (Korea) nhứt . Đáng kể trong đó có Ngoại trưởng Pompeo (từng là Tổng Giám Đốc CIA) và Đại sứ Sung Yong Kim (gốc Đại Hàn) . Phía Bắc Hàn , CT Kim Chánh Ân cử ngay ông Kim Yong Chol (từng cầm đầu tình báo Bắc Hàn) sang Hoa Kỳ để làm Tiền Hội Nghị trước với Ngoại Trưởng Pompeo . Sau khi đồng thuận với nhau , ông Kim Yong Chol tới Tòa Bạch Ốc đưa văn thư chính thức của CT Kim Chánh Ân gửi cho TT Trump . Tới thời điểm này nếu tinh ý sẽ thấy TT Trump đứng vào thế thượng phong vì Bắc Hàn muốn "bất cứ giá nào" phải giải quyết nhanh chóng khủng hoảng bị "cấm vận" . Quả nhiên nhờ thế , Hội Nghị Thương Đỉnh đã diễn ra đúng như dự định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore .

III/ Cú bắt tay lịch sử Mỹ & Bắc Hàn ?

Phải nói là "lịch sử" , bởi vì đã 70 năm từ ngày thành lập Bắc Hàn (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên) lần đầu tiên một lãnh tụ quốc gia này "tự nguyện" mong muốn gặp & bắt tay một TT Mỹ . Có lẽ dân tộc cả 2 miền Đại Hàn đều xúc động thấy viễn ảnh chiến tranh nguyên tử có thể biến mất . TT Trump đã không quá "lộng ngôn" khi nói rằng là hội nghị đã cứu sống 50 triệu sinh mạng dân Đại Hàn , bởi vì cuộc chiến 1950 – 1953 với vũ khí cổ điển trước đây đã gây thiệt hại đến 4 triệu người . Nếu trận chiến nguyên tử bùng nổ tại Đại Hàn thì có thể lôi kéo trở thành Thế Chiến Thứ Ba với thiệt hại kinh khủng cho cả nhân loại . Hội nghị chấm dứt nhanh chóng hơn dự liệu cho thấy mọi chuyện đã chuẩn bị kỹ càng trước để tránh tranh cải dẫn đến thất bại làm mất mặt đôi bên . Hai nguyên thủ quốc gia có lẽ chỉ tới để bắt tay làm quen với nhau và làm show tuyên truyền nâng cao uy tín của họ trên diễn đàn thế giới

IV/ Nội dung chính trong bản tuyên bố chung giữa Mỹ & Bắc Hàn


Tựu trung gồm bốn điểm chính (xem Phụ Đính phía dưới):

1. Mỹ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ mới

2. Mỹ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài và ổn định ở bán đảo Triều Tiên

3. Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên

4. Mỹ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cam kết sẽ tìm thi hài các tù nhân và binh sĩ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA)

V/ Ai thắng ?

1) Dĩ nhiên như nêu trên dân tộc Đại Hàn cả 2 miền Nam Bắc được thụ hưởng sự thắng lợi ngoại giao này hơn ai hết . Họ không còn phập phòng lo sợ như trong quá khứ bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiến tranh nguyên tử . Rất có thể với chính sách hòa dịu . tương tự đã áp dụng thành công giữa Tây Đức & Đông Đức trong 20 năm (1969 - 1989) - sẽ xóa bỏ hận thù vô lý giữa 2 miền Nam Bắc để tiến tới thống nhứt không đỗ máu như nước Đức vào năm 1990 .

2) Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in uy tín lên cao vút và rất có thể cùng với đảng cầm quyền sẽ thắng cử để điều khiển đất nước này ít nhứt trong một thập niên tới - giống như đã xảy ra với Đảng Dân Xã SPD của Thủ Tướng Willy Brandt khi đưa ra chính sách hòa dịu được lòng cử tri -.

3) Tổng Thống Mỹ Trump đã gặt hái một thành công ngoạn mục trên chính trường thế giới . Ba vị Tổng Thống tiền nhiệm đã thất bại đối phó với chế độ độc tài Bắc Hàn thì chỉ xấp xỉ hơn một năm cầm quyền TT Trump đã "đão ngược" tình thế khiến cho CT Kim Chánh Nhật phải "cầu lụy" muốn gặp để đàm phán trong tư thế hạ phong . Biết đâu kết quả vẽ vang này sẽ khiến đảng cầm quyền Cộng Hòa sẽ thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 tới này .

4) CT Kim Chánh Ân của Bắc Hàn đã dám đưa tới một quyết định có lợi cho dân chúng 2 miền Nam Bắc để tránh những rũi ro chiến tranh nguyên tử xảy ra bất cứ lúc nào . Rất có thể ông thành công khéo léo khai thác "đu dây ngoại giao"  để đưa Bắc Hàn ra khỏi nạn nghèo đói mà 2 thế hệ ông cha đã thất bại .

VI/ Ai thua ?

1) Rõ ràng là hệ thống báo chí truyền thông Mỹ & quốc tế  "dòng chính" với khynh hướng thiên tả đã thất bại nặng nề với âm mưu tung ra những tin tức bình luận có tính cách "phá thúi" để kế hoạch ngoại giao này của TT Trump thất bại . Trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnnh khai mạc theo thăm dò có tới 72 % dân chúng Mỹ ủng hộ chính sách ngoại giao đối phó với Bắc Hàn của chính phủ TT Trump . Theo đà này dân chúng Mỹ tiếp tục không còn tin nhiều những tin tức  bình luận kiểu "phá thúi" nữa .

2) Trung Cộng để vuột ra khỏi tầm tay ảnh hưởng tới những quyết định giữa Mỹ & Bắc Hàn . Nhiều dấu hiệu cho thấy thái độ của CT Kim Chánh Ân thích lối sống ít nham hiểm của Âu Mỹ hơn và rất có thể Bắc Hàn lấy kinh nghiệm của Triều Tiên đã xa lánh Trung Cộng mà đi với Âu Mỹ , bởi vì có láng giềng nguy hiểm như kiểu Trung Cộng thì có ngày bị mất nước .

VII/ Kết luận  

Trong bài biên khảo trưóc hồi tháng 3 / 2018 (xem Nguồn 1) bàn về chuyện Bắc Hàn , chúng tôi có đưa nhận xét đoán trước :

"TT Trump luôn luôn hãnh diện là truyền nhân của Cố TT Reagan, nên đã áp dụng hầu như toàn bộ chánh sách của ông này và nhờ đó đã gặt hái nhiều thành công ngay năm đầu. Đáng kể nhứt là phục hồi & gia tăng kinh tế, giảm mạnh mẽ nạn thất nghiệp, kỷ lục chỉ số chứng khoán, giải trừ hiểm hoạ quân đội Nhà Nước Hồi Giáo IS ... .

Biết đâu TT Trump cũng theo phương cách "tháu cáy" của Cố TT Reagan để giải quyết hiểm hoạ Bắc Hàn mà từ mấy chục năm qua chưa có vị TT Mỹ nào làm được."

Mà nay quả đúng vậy với phương cách "đặc biệt tháu cáy" này TT  Reagan đã trị được cộng sãn Liên Xô (xem Nguồn 2) và nay TT Trump cuối cùng khuất phục được Bắc Hàn đến nổi CT Kim Chánh Ân đã ký kết tại Singapore rằng: "cùng nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài & ổn định và phi hạt nhân hóa hoàn toàn ở bán đảo Triều Tiên"

Nhìn lại mà thấy buồn cho Việt Nam chúng ta khi Trung Cộng làm áp lực muốn chiếm đoạt từ từ đất nước chúng ta qua chiêu bài mướn đặc khu 99 năm cho 3 địa điểm Nam Trung Bắc vô cùng chiến lược . Rất tiếc trong thời điểm lịch sử 1975 không xuất hiện TT Reagan hoặc TT Trump để đủ tài trí đối đầu cộng sãn .

Thay vào đó là ê kíp Kissinger (quân sư gốc Do Thái) và Schlesinger (bộ trưởng Quốc phòng gốc Do Thái) đã âm mưu bán đứng Hoàng Sa và Biển Đông cho Trung Cộng .

Tiếc thay !

Một hy vọng trong tình hình "chông chênh" của đất nước chúng ta là TT Trump tạm giải quyết xong chuyện Bác Hàn thì có thì giờ đối phó với Trung Cộng (xem Nguồn 5) . Biết đâu ngày nào đó lực lượng Hải Quân Mỹ "va chạm" với Trung Cộng tại Biển Đông khiến cho tình hình sẽ biến đổi nhanh chóng và Việt Nam có cơ hội "thoát Trung" .

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

        12. Tháng 6, 2018



--------  ---- -------


Nguồn 1: Tại sao lãnh tụ Bắc Hàn muốn gặp TT Trump?

https://vietbao.com/a278518/ly-ky-tai-sao-lanh-tu-bac-han-muon-gap-tt-trump-


Nguồn 2: Mưu kế độc đáo của TT Reagen phá nát Liên Xô

https://www.ngo-quyen.org/a6389/bi-an-lich-su-tai-sao-buc-tuong-berlin-bat-ngo-sup-do-


Nguồn 3: Tiểu sử Kissinger cho thấy gốc Do Thái

https://www.biography.com/people/henry-kissinger-9366016


Nguồn 4: Tiểu sử Schlesinger cho thấy gốc Do Thái

https://en.wikipedia.org/wiki/James_R._Schlesinger


Nguồn 5: TT Trump "trị" Trung Cộng

https://www.ngo-quyen.org/a5783/2017-mot-nam-quyet-dinh-tt-trump-se-danh-trung-cong-

https://www.ngo-quyen.org/a5834/tt-trump-theo-chan-tt-reagan-than-dau-2017-nien-lai-kien-thai-binh-


--------  ---- -------



Phụ Đính:


Tuyên bố chung  giữa TT Trump & CT Kim Jong Un


President Donald J. Trump of the United States of America and Chairman Kim Jong Un of the State Affairs Commission of the Democratic People’s Republic of Korea (DPRK) held a first, historic summit in Singapore on June 12, 2018.

President Trump and Chairman Kim Jong Un conducted a comprehensive, in-depth, and sincere exchange of opinions on the issues related to the establishment of new U.S.-DPRK relations and the building of a lasting and robust peace regime on the Korean Peninsula. President Trump committed to provide security guarantees to the DPRK, and Chairman Kim Jong Un reaffirmed his firm and unwavering commitment to complete denuclearization of the Korean Peninsula.

Convinced that the establishment of new U.S.-DPRK relations will contribute to the peace and prosperity of the Korean Peninsula and of the world, and recognizing that mutual confidence building can promote the denuclearization of the Korean Peninsula, President Trump and Chairman Kim Jong Un state the following:

1. The United States and the DPRK commit to establish new U.S.-DPRK relations in accordance with the desire of the peoples of the two countries for peace and prosperity.

2. The United States and the DPRK will join their efforts to build a lasting and stable peace regime on the Korean Peninsula.

3. Reaffirming the April 27, 2018 Panmunjom Declaration, the DPRK commits to work towards complete denuclearization of the Korean Peninsula.

4. The United States and the DPRK commit to recovering POW/MIA remains, including the immediate repatriation of those already identified.

Having acknowledged that the U.S.-DPRK summit – the first in history – was an epochal event of great significance and overcoming decades of tensions and hostilities between the two countries and for the opening of a new future, President Trump and Chairman Kim Jong Un commit to implement the stipulations in this joint statement fully and expeditiously. The United States and the DPRK commit to hold follow-on negotiations led by the U.S. Secretary of State, Mike Pompeo, and a relevant high-level DPRK official, at the earliest possible date, to implement the outcomes of the U.S.-DPRK summit.

President Donald J. Trump of the United States of America and Chairman Kim Jong Un of the State Affairs Commission of the Democratic People’s Republic of Korea have committed to cooperate for the development of new U.S.-DPRK relations and for the promotion of peace, prosperity, and security of the Korean Peninsula and of the world.

June 12, 2018


Sentosa Island

--------  ---- -------

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.