KATHMANDU (VB) -- Buổi họp báo của một vị sư Việt Nam gánh vác công việc dàn hòa nội chiến Nepal đã được các giới thí thức và đảng phái Nepal ủng hộ, tuy nhiên các vấn đề nêu ra để giải quyết vẫn còn thấy rõ là dài lâu và gian nan.
Hai tờ báo Anh ngữ của Nepal -- tờ The Himalayan, và tờ The Kathmandu Post -- trong số ra ngày 15-6-2004 đã tường thuật về buổi họp báo của Thầy Huyền Diệu, tức Sa Môn Tiến Sĩ Lâm, tại bản doanh Câu Lạc Bộ Báo Chí Nepal.
Thầy Huyền Diệu trước đó đã gửi thư lên Quốc Vương, Thủ Tướng và các lãnh tụ dân cử Nepal, cùng các lãnh tụ chính đảng, kể cả Đảng Cộng Sản Maoist... xin đứng ra mở hội nghị hòa đàm cho các phe nội chiến Nepal.
Thầy Huyền Diệu, viện chủ Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lumbini, nơi Phật ra đời, và là chủ tịch Liên Đoàn Phật Giáo Quốc Tế (IBF) đã viết trong thư:
“Tôi trân trọng kính mời Quôác Vương, Thủ Tướng, lãnh tụ các đảng chính trị tại Nepal tới Lumbini để bắt đầu tiến trình hòa bình chân thật.”
Buổi họp báo hôm Thứ Hai 14-6 của Thầy Huyền Diệu được tổ chức bởi Câu Lạc Bộ Báo Chí Nepal.
Báo Kathmandu Post ghi lời Thầy Huyền Diệu trong buổi họp báo, “Tất cả các đảng, kể cả Maoists hãy đi tới Lumbini và hòa đàm ở đó. Quý vị sẽ thấy phép lạ.”
Báo Post ghi thêm, lãnh tụ nhân quyền Padma Ratna Tuladhar nói là hòa bình kể như bất khả nếu duy trì nguyên trạng, “Những cuộc hòa đàm trước đã khởi đầu bằng thiếu tin cậy nhau, và kết thúc cũng thế.”
Báo The Himalayan viết, Sa Môn Tiến Sĩ Lâm đã nói trong buổi họp báo, “Nơi Phật ra đời là nơi lý tưởng để hòa giải,” và Thầy thúc giục các lạnh tụ “hãy theo chân Đức Phật.”
Tuy ca ngợi đề nghị của Thầy, Subash Nemwang, ủy viên thường vụ đảng CPN-UML, lại nêu lo ngại về khả thể thất bại hòa đàm giữa chính phủ và đảng CS Maoists, “Thương thuyết trong Lumbini không nên thất bại, và không nên làm giống như các cuộc thương thuyết từng mở ra ở các khu giải trí và khách sạn 5 sao.”
Báo The Himalayan cũng ghi lời Tiến Sĩ Narayan Khadka, lãnh tụ Đảng Nghị Hội Dân Chủ Nepal, đề nghị 3 thành phần -- quốc vương, các đảng phái, và đảng CS Maoist -- ngồi chung bàn để giải quyết tận gốc rễ nội chiến.
Báo này cũng ghi, Đại Sứ Miến Điện tại Nepal là U Myint Swe trong buổi họp báo cũng khuyến cáo “đi theo lối Phật đi” để thiết lập hòa bình.
Thực tế nhất là nhà hoạt động nhân quyền Sudip Pathak, cũng theo báo này, nói là hòa hội sẽ không thành công nếu thiếu “cử chỉ tích cực” của Mỹ và Ấn Độ. Ông cũng nhấn mạn về nhu cầu “người bảo đảm quốc tế” để có một vai trong hòa hội.
Dưới đây là trích lại từ email của Thầy Huyền Diệu, ghi những cảm nghĩ của Thầysau buổi họp báo:
“Buổi họp báo và đối thoại của tôi đối với tất cả các phe lâm chiến vô cùng hào hứng và thành công ngoài dự định. Các lãnh tụ các đảng phái đều tham dự buổi nói chuyện của tôi và trả lời với các ký giả trong và ngoài nước, nhiều đại diện ngoại giao đã đến cùng tham dự. Tôi đề nghị là mọi phe phái thành tâm với đầy thiện chí tốt thì cuộc nói chuyện hòa bình mới có kết quả, và mọi người nên theo giải pháp mà Đức Phật đã sanh ra tại đất nước Nepal đã dạy cách đây trên 25 thế kỷ, từ bi và trí tuệ. Nếu không có tối thiểu các yếu tố này thì hòa bình sẽ không tồn tại lâu, vũ khí và hận thù không bao giờ chinh phục được lòng con người…lịch sử đã chứng minh điều này. Mọi đảng phái, và nhiều đại diện các phía, ngoại giao đoàn đã tuần tự phát biểu đều đồng quan điểm với tôi, và họ rất hoan nghinh những đề nghị của tôi, không có ai chống lại đề nghị tôi đã đưa ra. Đại sứ V.Jha, người có nhiều kinh nghiệm ngoại giao trên trường quốc tế cho biết đây là cuộc gặp gỡ vô cùng thành công chưa từng có từ khi có chiến tranh tới nay. Tôi hứa là các phe lâm chiến chấp nhận hòa bình tại Lâm Tỳ Ni, thì Việt Nam Phật Quốc Tự, Lumbini, ngôi chùa quốc tế đầu tiên nơi Phật giáng trần sẽ là nơi tiếp đón các đoàn tới dự hội nghị. Đại sứ Miến Điện U Myint Swe cũng hứa sẽ cùng tiếp tay tôi đón tiếp các đoàn và cho mượn ngôi chùa Golden Temple của Miến Điện tại Lâm Tỳ Ni để hội họp cho hòa bình. Việt Nam Phật Quốc Tự Lumbini nếu thành công được việc này, sẽ lại là niềm hãnh diện cho người Việt Nam mình đã cứu giúp được bao nhiêu mạng người thoát khỏi chiến tranh. Xin quý anh chị cùng cầu nguyện cho mơ ước hòa bình của chúng ta được thành tựu tốt đẹp.
Kính,
Huyền Diệu”
Hai tờ báo Anh ngữ của Nepal -- tờ The Himalayan, và tờ The Kathmandu Post -- trong số ra ngày 15-6-2004 đã tường thuật về buổi họp báo của Thầy Huyền Diệu, tức Sa Môn Tiến Sĩ Lâm, tại bản doanh Câu Lạc Bộ Báo Chí Nepal.
Thầy Huyền Diệu trước đó đã gửi thư lên Quốc Vương, Thủ Tướng và các lãnh tụ dân cử Nepal, cùng các lãnh tụ chính đảng, kể cả Đảng Cộng Sản Maoist... xin đứng ra mở hội nghị hòa đàm cho các phe nội chiến Nepal.
Thầy Huyền Diệu, viện chủ Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lumbini, nơi Phật ra đời, và là chủ tịch Liên Đoàn Phật Giáo Quốc Tế (IBF) đã viết trong thư:
“Tôi trân trọng kính mời Quôác Vương, Thủ Tướng, lãnh tụ các đảng chính trị tại Nepal tới Lumbini để bắt đầu tiến trình hòa bình chân thật.”
Buổi họp báo hôm Thứ Hai 14-6 của Thầy Huyền Diệu được tổ chức bởi Câu Lạc Bộ Báo Chí Nepal.
Báo Kathmandu Post ghi lời Thầy Huyền Diệu trong buổi họp báo, “Tất cả các đảng, kể cả Maoists hãy đi tới Lumbini và hòa đàm ở đó. Quý vị sẽ thấy phép lạ.”
Báo Post ghi thêm, lãnh tụ nhân quyền Padma Ratna Tuladhar nói là hòa bình kể như bất khả nếu duy trì nguyên trạng, “Những cuộc hòa đàm trước đã khởi đầu bằng thiếu tin cậy nhau, và kết thúc cũng thế.”
Báo The Himalayan viết, Sa Môn Tiến Sĩ Lâm đã nói trong buổi họp báo, “Nơi Phật ra đời là nơi lý tưởng để hòa giải,” và Thầy thúc giục các lạnh tụ “hãy theo chân Đức Phật.”
Tuy ca ngợi đề nghị của Thầy, Subash Nemwang, ủy viên thường vụ đảng CPN-UML, lại nêu lo ngại về khả thể thất bại hòa đàm giữa chính phủ và đảng CS Maoists, “Thương thuyết trong Lumbini không nên thất bại, và không nên làm giống như các cuộc thương thuyết từng mở ra ở các khu giải trí và khách sạn 5 sao.”
Báo The Himalayan cũng ghi lời Tiến Sĩ Narayan Khadka, lãnh tụ Đảng Nghị Hội Dân Chủ Nepal, đề nghị 3 thành phần -- quốc vương, các đảng phái, và đảng CS Maoist -- ngồi chung bàn để giải quyết tận gốc rễ nội chiến.
Báo này cũng ghi, Đại Sứ Miến Điện tại Nepal là U Myint Swe trong buổi họp báo cũng khuyến cáo “đi theo lối Phật đi” để thiết lập hòa bình.
Thực tế nhất là nhà hoạt động nhân quyền Sudip Pathak, cũng theo báo này, nói là hòa hội sẽ không thành công nếu thiếu “cử chỉ tích cực” của Mỹ và Ấn Độ. Ông cũng nhấn mạn về nhu cầu “người bảo đảm quốc tế” để có một vai trong hòa hội.
Dưới đây là trích lại từ email của Thầy Huyền Diệu, ghi những cảm nghĩ của Thầysau buổi họp báo:
“Buổi họp báo và đối thoại của tôi đối với tất cả các phe lâm chiến vô cùng hào hứng và thành công ngoài dự định. Các lãnh tụ các đảng phái đều tham dự buổi nói chuyện của tôi và trả lời với các ký giả trong và ngoài nước, nhiều đại diện ngoại giao đã đến cùng tham dự. Tôi đề nghị là mọi phe phái thành tâm với đầy thiện chí tốt thì cuộc nói chuyện hòa bình mới có kết quả, và mọi người nên theo giải pháp mà Đức Phật đã sanh ra tại đất nước Nepal đã dạy cách đây trên 25 thế kỷ, từ bi và trí tuệ. Nếu không có tối thiểu các yếu tố này thì hòa bình sẽ không tồn tại lâu, vũ khí và hận thù không bao giờ chinh phục được lòng con người…lịch sử đã chứng minh điều này. Mọi đảng phái, và nhiều đại diện các phía, ngoại giao đoàn đã tuần tự phát biểu đều đồng quan điểm với tôi, và họ rất hoan nghinh những đề nghị của tôi, không có ai chống lại đề nghị tôi đã đưa ra. Đại sứ V.Jha, người có nhiều kinh nghiệm ngoại giao trên trường quốc tế cho biết đây là cuộc gặp gỡ vô cùng thành công chưa từng có từ khi có chiến tranh tới nay. Tôi hứa là các phe lâm chiến chấp nhận hòa bình tại Lâm Tỳ Ni, thì Việt Nam Phật Quốc Tự, Lumbini, ngôi chùa quốc tế đầu tiên nơi Phật giáng trần sẽ là nơi tiếp đón các đoàn tới dự hội nghị. Đại sứ Miến Điện U Myint Swe cũng hứa sẽ cùng tiếp tay tôi đón tiếp các đoàn và cho mượn ngôi chùa Golden Temple của Miến Điện tại Lâm Tỳ Ni để hội họp cho hòa bình. Việt Nam Phật Quốc Tự Lumbini nếu thành công được việc này, sẽ lại là niềm hãnh diện cho người Việt Nam mình đã cứu giúp được bao nhiêu mạng người thoát khỏi chiến tranh. Xin quý anh chị cùng cầu nguyện cho mơ ước hòa bình của chúng ta được thành tựu tốt đẹp.
Kính,
Huyền Diệu”
Gửi ý kiến của bạn